Giao thoa ánh sáng

D

darknigh93

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng Iâng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 1 λ =0,45μm .Trên màn quan sát, người ta đếm được trên bề rộng MN có 13 vân sáng và tại M và N là hai vân sáng. Giữnguyên điều kiện thí nghiệm, ta thay nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 1 bằng ánh sáng đơn sắc với bướcsóng 2 λ =0,60μm thì tại M và N bây giờ là 2 vân tối. Số vân sáng trong miền đó là:A. 12. B. 11. C. 10. D. 9
 
L

lunglinh999

Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng Iâng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 1 λ =0,45μm .Trên màn quan sát, người ta đếm được trên bề rộng MN có 13 vân sáng và tại M và N là hai vân sáng. Giữnguyên điều kiện thí nghiệm, ta thay nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 1 bằng ánh sáng đơn sắc với bướcsóng 2 λ =0,60μm thì tại M và N bây giờ là 2 vân tối. Số vân sáng trong miền đó là:A. 12. B. 11. C. 10. D. 9
Theo đề ta có :
khoảng vân của ánh sáng có bước sóng [TEX]\lambda_1 = 0.45[/TEX] (μm) là :
[TEX] i_1 = \frac{\lambda_1 D}{a}[/TEX]
Trên màn quan sát, người ta đếm được trên bề rộng MN có 13 vân sáng và tại M và N là hai vân sáng :
nên trên nửa miền giao thoa có 6 vân sáng hay[TEX] \frac{MN}{2} = 6 i_1 [/TEX] (1)
khoảng vân của ánh sáng có bước sóng [TEX]\lambda_2 = 0.6[/TEX] (μm) là :
[TEX] i_2 = \frac{\lambda_2 D}{a }[/TEX]
M và N bây giờ là 2 vân tối nên [TEX]\frac{MN}{2} = (k+0.5) i_2 [/TEX](2)

từ (1) và (2) ta tỉm được k= 4 nên trong nửa miền giao thoa có 4 vân sáng
vậy trong miền gioa thoa có 9 vân sáng
 
H

hoathan24

Theo đề ta có :
khoảng vân của ánh sáng có bước sóng [TEX]\lambda_1 = 0.45[/TEX] (μm) là :
[TEX] i_1 = \frac{\lambda_1 D}{a}[/TEX]
Trên màn quan sát, người ta đếm được trên bề rộng MN có 13 vân sáng và tại M và N là hai vân sáng :
nên trên nửa miền giao thoa có 6 vân sáng hay[TEX] \frac{MN}{2} = 6 i_1 [/TEX] (1)
khoảng vân của ánh sáng có bước sóng [TEX]\lambda_2 = 0.6[/TEX] (μm) là :
[TEX] i_2 = \frac{\lambda_2 D}{a }[/TEX]
M và N bây giờ là 2 vân tối nên [TEX]\frac{MN}{2} = (k+0.5) i_2 [/TEX](2)

từ (1) và (2) ta tỉm được k= 4 nên trong nửa miền giao thoa có 4 vân sáng
vậy trong miền gioa thoa có 9 vân sáng

bạn chắc là MN đối xứng với nhau qua vân trung tâm không ?
 
T

thehung08064

Mình làm bài này thế này.mình ra 9 vân.ta lấy I'/I=lamda'/lamda=4/3=> cứ 4 khoảng I thì ta được 3 khoảng I'.bây giờ ta thấy trên đoạn MN có 13 vân sáng mà 2 vân sáng nằm tại M và N => MN chiếm 12 khoảng I => chiếm 9 khoảng I'.mà ta có 2 vân ngoài cùng là vân tối => có 9 vân sáng.đáp án là 9.chắc đáp án của bạn sai rồi.còn hoathan24 nói vậy,bài này không cần biết đối xứng nhau qua vân trung tâm đâu.
 
V

van_toan

nếu chú nói MN chiếm 9 khoảng I' thì khoảng cách từ vân tối ngoài cùng đến vân sáng gần đó nhất bằng bao nhiêu? anh k hiểu chõ đó lắm
 
D

darknigh93

Mình thì làm thế này.cũng ra 9 cũng không cần biết có đối xứng hay không.Vì 2 đầu là vân sáng nên [tex]\frac{MN}{i_1}+1=13=>MN=12i_1[/tex].Sau đó thay ánh sáng thì 2 đầu là vân tối tức là sẽ có 2 vân sáng liền kê với nó cách nhau 0,5i=>số vân sáng là [TEX]\frac{MN-(0,5+0,5)i_2}{i_2}+1=\frac{12\lambda_1-\lambda_2}{\lambda_2}+1=9[/TEX]
 
R

rocky1208

@ all: bài này đáp án chính xác là 9 vân đấy. anh đã chữa 1 lần rồi. a đưa ra đây 2 cách, các em thích cái nào thì xài cái ấy :)

Cách 1:
Với a/s 1 tạo 13 vân sáng. 2 biên là 2 vân sáng -> miền giao thoa rộng = [TEX]12i_1[/TEX].
Ánh sáng 2 có [TEX]\lambda_2=\frac{4}{3}\lambda_1[/TEX] nên số khoảng vân rộng: [TEX]i_2=\frac{4}{3}i_1[/TEX] nên số khoảng vân của a/s 2 sẽ chỉ còn [TEX]\frac{3}{4}.12=9[/TEX] khoảng. Mà hai vân ở biên là 2 vân tối vậy có 9 vân sáng.

Cách 2:
Cách này là với M, N đối xứng nhau qua vân trung tâm. Nếu đề ko nói đối xứng thì cứ cách 1 mà chiến :)

Xét trên một nửa trường giao thoa.

Gọi [TEX]x_1[/TEX] là vị trí vân sáng ngoài cùng [TEX]x_1=k_1\frac{D\lambda_1}{a}[/TEX]
Tại vị trí này, bức xạ thứ hai có thể là vân sáng hoặc tối. Giả sử nó là vân sáng bậc [TEX]k_2[/TEX] (nếu k nguyên -> nó là vân sáng, nếu k bán nguyên -> nó là vân tối). Ta có:

[TEX]x_1=k_1\frac{D\lambda_1}{a}=k_2\frac{D\lambda_2}{a}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow k_2=\frac{k_1.\lambda_1}{\lambda_2}=4,5[/TEX]

Vậy bức xạ 2 cho vân tối bậc 5 ở vị trí biên. Suy ra vân sáng ngoài cùng là bậc 4. Từ đó rút ra trên cả trường giao thoa có: [TEX]4.2 + 1=9[/TEX] vân (công thêm 1 vân trung tâm)
 
Top Bottom