Gian lận trong thi cử

S

snow.fox_hp2010

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, bệnh thành tích trong giáo dục… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là GIAN LÂN TRONG THI CỬ. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.
Gian lận trong thi cử là hành vi của thí sinh quay cóp tài liệu, trao đổi bài trong phòng thi. Có đôi khi việc gian lận đó là do giáo viên tạo điều kiện để gian lận. Tiêu biểu có thể nhắc đến việc học sinh Đồi Ngô (Bắc Giang) trong kỳ thi Tốt nghiệp 2012 gian lận trong thi cử gây xôn xao dư luận.
Nguyên nhân dẫn đến nạn gian lận trong thi cử có thể kể đến là: do sự lười biếng của học sinh; do mất kiến thức cơ bản; do học tập trong ngôi trường thiếu tính kỷ luật. Nữa là do thi cử không nghiêm túc, giám thị coi thi thiếu tính nghiêm minh, từ đó tạo điều kiện cho học sinh quay cóp.
Từ cách giải thích ở trên ta thấy "Gian lận trong thi cử" là hiện tượng xấu có nhiều tác hại. Thứ nhất, tạo ra kết quả ảo, thành tích ảo, chất lượng giáo dục đi xuống. Người học không có kiến thức cho nên không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Từ đó sẽ kéo theo nhiều hệ lụy. Thứ hai, gian lận trong thi cử sẽ làm cho học sinh lười biếng, ỉ lại. Chắc chắn họ sẽ đánh mất đi tương lai của mình khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Thứ ba, gian lận trong thi cử tạo nên thói quen dựa dẫm, là biểu hiện của những con người thiếu lòng tự trọng, thiếu tự tin, đánh mất đi nhân cách phẩm giá của mình.
Vậy nên chúng ta cần cần chấn chỉnh lại các kỳ thi. Kỷ luật những giám thi coi thi không nghiêm túc và hủy kết quả bài thi nếu học sinh gian lận trong thi cử. Sự nghiêm minh này là để răn đe một cách có hiệu quả vấn nạn này. Nữa là về phía người học sinh, cần học tập nghiêm túc để khắc phục bệnh lười biếng và gian lận thi cử.
Qua đó ta thấy rằng gian lận trong thi cử là một thói xấu cần lên án vì nó ảnh hưởng tới cả một thế hệ tương lai đất nước. Đồng thời chúng ta cần lên án, tố cáo những hành vi gian lận trong thi cử. Rèn luyện đức tính siêng năng cần cù, ý chí nghị lực sống để học tập nghiêm túc, có kiến thức phục vụ xã hội.
Tóm lại, gian lận trong thi cử là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến môi trường giáo dục. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường học đường. Vì một nền giáo dục tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tất cả hãy nói KHÔNG với gian lận trong thi cử.



(Thầy Phan Danh Hiếu viết)
 
S

snow.fox_hp2010

Bạo lực học đường

Tình hình bạo lực học đường ngày nay vẫn thường xuyên xảy ra và đó là một trong những vấn đề đáng quan tâm không phải chỉ của những người công tác trong ngành giáo dục, của cha mẹ học sinh mà còn là vấn đề của toàn xã hội. Bạo lực học đường có thể hiểu là tình trạng học sinh đánh nhau, cư xử với nhau một cách thiếu văn hóa, thiếu sự cảm thông…
Hiện tượng nghiện games, phim ảnh có nội dung xấu tác động trực tiếp đến nhận thức và hành động của một bộ phận học sinh. Bạo lực học đường xảy ra do ý thức của một số học sinh còn yếu, suy nghĩ lệch lạc sai lầm.Nhiều học sinh có suy nghĩ muốn khẳng định mình, muốn mọi người phải chú ý, muốn làm “đàn anh đàn chị” để người khác nể phục nhưng không phải bằng con đường học tập, bằng trí tuệ mà thích thể hiện bằng những hành động tầm thường, vô bổ.
Hành động sai lầm ấy ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân và gián tiếp ảnh hưởng đến người khác. Hành động ấy nếu nghiêm trọng có thể gây những thương tật đến người khác thậm chí là bản thân: tương lai bị đánh đổ, sa chân vào các tệ nạn xã hội. Gia đình sẽ chịu sự tủi nhục, bẽ bàng thậm chí đánh mất niềm tin vào cuộc sống. Con nếu xét ở một góc độ khác tình trạng bạo lực học đường nói riêng và hiện tượng ứng xử thiếu văn hóa trong xã hội nói chung sẽ làm cho xã hội chậm phát triển.
Gần đây những vụ việc học sinh có xu hướng bạo lực gia tăng: một nữ sinh ở Hà Nội bị đánh rồi bị quay phim gửi lên Internet hay một học sinh ở Đồng Nai bị hành hung đến tử vong chỉ vì lời nói qua lại trong học tập và gần đây nhất là học sinh Võ Thanh Thảo ở thành phố Hồ Chí Minh bị bạn đánh đến ngất xỉu vì bị cho là học giỏi mà “chảnh”!?.
Những sự việc đó như đánh một hồi chuông cảnh báo với những học sinh còn mù quáng, sai lầm trong ứng xử và cũng là hồi chuông nhắc nhở về sự quan tâm của gia đình, xã hội.
Hiện tượng đánh nhau là một hành vi xấu cần lên án và phê phán, ngăn chặn. Cuộc sống là cả một quá trình học tập và khẳng định mình. Khẳng định mình bằng tri thức và trí tuệ.
Chỉ có lối sống chan hòa yêu thương mới trổ những bông hoa của tình người. Điều đó rất cần trong cuộc sống chúng ta hôm nay.
 
S

snow.fox_hp2010

Bệnh thành tích

Bệnh thành tích
Trong nền giáo dục tại Việt Nam hiện nay đang có một căn bệnh hoành hành, đó là bệnh thành tích. Nó đã trở thành mối lo ngại cho toàn xã hội.
Thành tích là kết quả có thể đánh giá của nỗ lực con người, là những thành quả tốt đẹp đạt được nhờ lao động sáng tạo, nhờ tài năng thực sự. Nhưng bệnh thành tích là chạy theo thành tích ảo, kết quả ảo.
Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc nhiên trước một số lối học của một số học sinh, lên lớp thì không nghe giảng, làm việc riêng, ngủ trong lớp...Thế nhưng những người đó vẫn may mắn được điểm tốt. Thật khó lí giải ! Chẳng lẽ họ giỏi đến mức không cần học nhưng vẫn đạt điểm tốt? Và rồi khi kì thi đại học đến, có lẽ may mắn đã rời bỏ họ, nghiễm nhiên trượt đại học. Vậy nguyên nhân lí giải cho sự việc trên chỉ có thể là họ đã quay cóp, mua điểm,....
Vậy nguyên nhân do đâu mà bệnh thành tích lại có thể hoành hành như vậy. Trước hết là do sự buông thả trong học tập của học sinh, chưa ý thức được việc học của mình dẫn đến học để đối phó, học qua loa. Tuy nhiên trong việc này, giáo viên cũng có trách nhiệm không nhỏ. Chính sự lỏng lẻo trong thi cử, nhận "tiền" của một số giáo viên đã góp phần giúp căn bệnh ấy phát triển nhanh hơn nữa.
Hậu quả của căn bệnh này để lại rất lớn. Trong kì thi đại học vừa qua đã có không ít “ sĩ tử” thành “tử sĩ” chỉ vì học không đúng với bản thân, hổng kiến thức trầm trọng. Đó trở thành điều đáng tiếc cho bất cứ ai chạy theo bệnh thành tích. Hơn thế nữa nó còn khiến cho xã hội thiếu hụt nhân tài dẫn đến sự đi xuống của xã hội.
Không thể để căn bệnh ấy hoành hành thên được nữa. Gia đình và thầy cô giáo cần kiểm tra về kiến thức và việc học của học sinh chặt chẽ hơn. Và quan trọng nhất là học sinh phải thật nỗ nực để đạt được những thành tích mà mình đáng có. Chúng ta nên hưởng ứng theo phong trào "Chống tiêu cực trong xã hội và bệnh thành tích"
Hãy có những nhận thực đúng đắn vượt qua những khó khăn để khẳng định mình trong quá trình học tập. Hãy luôn tin rằng chiến thắng dựa vào chính sức lực của mình là một thành công lớn trong sự học.
 
S

snow.fox_hp2010

Hiên tượng vô cảm

Bệnh vô cảm
Trong xã hội hiện nay xuất hiện một căn bệnh tinh thần khá nguy hiểm, đó là bệnh vô cảm, một căn bệnh có nguy cơ lan rộng làm băng hoại đạo đức truyền thống của dân tộc, làm ô nhiễm môi trường tốt đẹp của xã hội mới.
"Bệnh vô cảm" là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.
Bệnh vô cảm có những biểu hiện thật, đa dạng, muôn màu muôn vẻ. Đi đường gặp những người bị tai nạn, những kẻ vô cảm chẳng có phản ứng nào mà chỉ biết dửng dưng chứng kiến với thái độ thờ ơ. Trước những việc cướp bóc hay bạo lực... cũng chỉ lờ đi như không có gì xảy ra. Sống trong cơ quan trường học, chứng kiến hối lộcấp trên, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích,.....họ cũng chẳng nói gì mà ngoảnh mặt làm ngơ. Sự vô cảm ấy không chỉ diễn ra ngoài xã hội mà nó còn xâm nhập vào trong các gia đình. Tôi đã chứng kiến cảnh có nhà cha mẹ bị ốm nặng nằm liệt giường mà con cái không đoái hoài gì đến, có khi đưa vào viện dưỡng lão, rồi khi bố mẹ qua đời thì tranh giành nhau chia tài sản...
Vậy nguyên nhân của bệnh vô cảm là do đâu? Con người chạy theo đồng tiền, chạy theo vật chất mà quên đi giá trị của đời sống tinh thần. Coi đồng tiền cao hơn giá trị con người. Bệnh vô cảm không chỉ xuất hiện ở kẻ xấu mà còn là ở người tốt. Vì người tốt im lặng trước cái xấu, để cái xấu nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Căn bệnh vô cảm sẽ gây nên hậu quả thật khủng khiếp cho xã hội, cộng đồng, đất nước. Nó biến con người thành kẻ vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa, thậm chí là kẻ tội đồ. Có thể nói đó là căn bệnh của những kẻ không có trái tim con người. Nó đang làm mất đi một điều vô cùng thiêng liêng và quý giá. Đó là tình thương giữa con người với con người.
Hãy học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh. Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp... Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta.
Hãy ra sức tu dưỡng lòng yêu thương, vị tha, sự trung thực và lòng dũng cảm. Hãy cùng nhau làm một việc gì đó dù rất nhỏ để khơi dậy dòng sông tình nghĩa nhân ái truyền thống của dân tộc để cho nó ngày càng tuôn chảy, ngày càng trong xanh và long lanh toả sáng.
 
G

gm24h

QUAY CÓP

Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đang trên đà hội nhập với thế giới trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, khoa học, kĩ thuật. Công việc của chúng ta, những người giữ nhiệm vụ xây dựng đất nước trong tương lai là thu nhận, trau dồi kiến thức để sau này có thể làm tốt công việc của mình. Tuy nhiên hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến làm ảnh hưởng rất lớn tới kiến thức và nhân cách của học sinh mà ai cũng biết, ai cũng thấy nhưng không phải ai cũng nói ra. Đó là hiện tượng quay cóp trong “ngành” học tập. Hiện tượng này đang ngày càng trở nên phổ biến, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập của học sinh, sinh viên và đang là vấn đề cả xã hội phải quan tâm.

(NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA HIỆN TƯỢNG QUAY CÓP)


Chúng ta không ai không biết đến hiện tượng quay cóp, đó là hiện tượng dối trá trong kiểm tra, thi cử. Quay cóp đồng nghĩa với nhìn và chép bài của người khác trong giờ kiểm tra dưới mọi hình thức: giở vở, ghi tài liệu lên bàn, lên giấy đủ kích cỡ.

Dấu tài liệu ở khắp mọi nơi: trong hộc bàn, hộp bút, dán lên đùi, bên cánh tay, dưới giày, trong áo, thậm chí là trong…quần, không những thế, “phe lười học” còn ghi cả tài liệu lên chính làn da mềm mại của mình

Hiện nay, lại có cả phương tiện hiện đại “ hỗ trợ” cho việc quay cóp, đó là bút tàng hình và điện thoại di động. Nói tóm lại là biểu hiện của hiện tượng tiêu cực này rất phong phú về “chủng loại và cách thức”.

Trước khi kiểm tra, thay vì dành thời gian để học bài, xem lại bài thì ta lại chỉ lo chép tài liệu, photo tài liệu hay mất thời gian thu âm vào điện thoại. Khi kiểm tra, thay vì tập trung làm bài, ta lại nhìn ngang ngó dọc để tìm sự cứu trợ từ các bạn khác, nếu không ai hỗ trợ thì lại ngồi đợi, khi thầy cô không chú ý thì “tự lực cánh sinh” bằng cách giở tài liệu “mật”, lén lút đến vã mồ hôi.

(TÁC HẠI)


Hành động quay cóp này có thể đem lại cho học sinh những cái “lợi” nhất định, giúp ta làm tốt và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, thi cử. Nhưng nếu suy nghĩ kĩ thì cái “lợi” trước mắt sẽ là cái hại lâu dài cho bản thân chúng ta.

Việc quay cóp khiến chúng ta có thói quen ỷ lại vào người khác trong học tập, thụ động, không tư duy sáng tạo. Nó tạo cho ta những lỗ hổng kiến thức vô cùng nghiêm trọng khó có thể bù đắp, nó làm cho ta trở nên *** nát. Với những cuộc thi lớn hơn, khi các giám thị coi thi nghiêm túc hơn, khi các bạn xung quanh không cho chép bài thì chúng ta sẽ ra sao?

Không có kiến thức mà vẫn lên lớp ắt dẫn đến tình trạng ngồi nhầm lớp. Xã hội ngày càng phát triển, không kiến thức thì mình sẽ làm gì? Liệu ta có thể là gánh nặng của xã hội hay không? Những mầm non ấy, sau này sẽ cống hiến được gì cho đất nước? Dân tộc ta, đất nước ta sẽ ra sao khi những con người bất tài làm chủ nhân?

Việc quay cóp trong giờ kiểm tra còn làm cho các thầy cô mất lòng tin đối với ta, làm nảy sinh sự nghi ngờ và làm sứt mẻ mối quan hệ thầy trò thiêng liêng. Không chỉ vậy, chúng ta còn tự tạo ra cơ hội cho mình dối trá, tự bôi bẩn nhân phẩm, tư cách của mình. Thật xấu hổ cho những ai mắc bệnh quay cóp!

Việc quay cóp là cực kì đáng chê trách, nó có tác hại rất nhiều và hết sức to lớn đối với tương lai của học sinh và tương lai của đất nước. Bản thân chúng ta cần phải hiểu điều đó để trách xa việc quay cóp.

(NGUYÊN NHÂN)


Nguyên nhân của việc quay cóp, trước hết là do mỗi học sinh chúng ta không tự nhận thức được mục đích và phương pháp học tập. Nhiều bạn chưa ý thức được việc học của mình quan trọng đến mức nào, các bạn hay mang trong mình tư tưởng “được đâu hay đó”, hay “nước đến chân mới nhảy”, nhiều bạn chủ quan trong học tập, nhiều bạn học theo lối học hình thức, chỉ muốn điểm cao nhưng lại không chịu khó học bài, để rồi đến giờ kiểm tra thì loay hoay, nhờ vả hay chép tài liệu để đối phó với điểm số, với thầy cô. Nguyên nhân khác là do ta thiếu lòng tự trọng, không tôn trọng giáo viên và không tôn trọng chính bản thân mình.

Nhưng cũng không thể nói hoàn toàn là lỗi của học sinh, thầy cô cũng là nguyên nhân khách quan, các thầy cô coi thi không lường trước hết các “mánh khoé” quay cóp của học sinh nên không chấn chỉnh được. Khi nhìn thấy bạn mình quay cóp mà không bị xử lí, các bạn khác liền bắt chước làm theo. Cứ như vậy dẫn đến việc “người người giở tài liệu, nhà nhà giở sách” hoặc có thầy cô quá nhân nhượng, vì những lí do khác nhau, không có biện pháp xử lý thích đáng trước những hành động sai trái của học sinh, làm cho học sinh coi thường kỉ cương.

(GIẢI PHÁP CHỐNG QUAY CÓP)


Để tránh việc quay cóp, trước hết bản thân học sinh chúng ta cần phải tự xác định được mục đích học tập là tích luỹ tri thức, kỹ năng để làm hành trang cho mình trong cuộc sống. Để nói không với quay cóp hãy học thật, thi thật. Chúng ta hãy giành thời gian để học bài, giảm bớt thời gian chơi bời, có phương pháp học tập hiệu quả. Đối với những môn khó học bài như Lịch sử, Địa lý, các bạn hãy ghi những ý chính, những từ quan trọng, trên lớp thì tập trung nghe giảng bài, về nhà thì học bài kỹ, làm bài đầy đủ.

Còn về phía nhà trường, các thầy cô nên nghiêm khắc hơn, tăng “mức án” phạt cho mỗi “tội phạm” quay cóp, để cho những “tội phạm” này “cải tà quy chính”.

Quay cóp là hiện tượng xấu trong học đường, là con mọt gặm nhấm kiến thức, phá hoại nhân cách của học sinh, vì vậy hãy nói không với quay cóp. Chúng ta – tất cả học sinh những chủ nhân tương lai của đất nước, hãy cố gắng học tập để trở thành những người vừa có đức vừa có tài và cùng nhau xây dựng một đất nước giàu mạnh hơn.
 
Top Bottom