Hóa Giair ĐỀ THI VÀO CHUYÊN HÓA LỚP 10 THPT CHUYÊN

Tuệ Phương

Học sinh
Thành viên
13 Tháng tư 2017
36
9
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Hỗn hợp rắn gồm 3 oxit của 3 kim loại bari, sắt, nhôm. Hòa tan hỗn hợp này vào nước dư thu được dung dịch X và phần không tan Y. Tách phần không tan Y, sục khí CO2 dư vào dung dịch X thu được kết tủa Z. Cho khí CO dư đi qua Y nung nóng thu được chất rắn T. Cho T tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tan một phần, còn lại chất rắn V. Hòa tan hết V trong dung dịch H2SO4 loãng dư, dung dịch thu được cho tác dụng với KMnO4. Viết các phương trình hóa học xảy ra, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

(Ở đây em thắc mắc công thức của oxit sắt là FeO, Fe2O3, Fe3O4 hay Fe2Ox hoặc FexOy ạ?)

Câu 3:
a. Chọn 7 chất rắn khác nhau mà khi cho các chất đó lần lượt tác dụng với HCl thì thu được 7 chất khí khác nhau. Viết PTHH.
b. Sử dụng thêm một thuốc thử để nhận biết 6 ống nghiệm không dán nhãn, mỗi ống nghiệm chứa một trong các dung dịch sau: HCl, H2SO4, KNO3, KOH, BaCl2, K2SO4. Viết các PTHH xảy ra.

Câu 5:

Hòa tan hoàn toàn 15,75 gam hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Na2O vào nước được dung dịch Y. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Y thấy lượng kết tủa biến thiên theo đồ thị dưới. Viết các PTHH xảy ra và tính % khối lượng nhôm trong hỗn hợp ban đầu.


DChyxkd.png


Câu 7: Nung m gam hỗn hợp A gồm KMnO4 và KClO3 thu được chất rắn B và khí O. Lúc đó KClO3 phân hủy hoàn toàn, còn KMnO4 phân hủy không hoàn toàn. Trong B có 0,894g KCl chiếm 8,132% khối lượng. Trộn O2 thu được ở trên với không khí ( có phần trăm thể tích: 20% O2, 80% N2) theo tỉ lệ tương ứng là 1:3 tạo thành hỗn hợp khí C. Cho toàn bộ khí C vào bình chứa 0,528g cacbon rồi đốt cháy hết cacbon thu được hỗn hợp khí D gồm 3 khí trong đó O2 chiếm 17,083% về thể tích.
a. Tính % khối lương mỗi chất trong hỗn hợp A.
B. Thêm 74,5g KCl vào chất rắn B được hỗn hợp E. Cho hỗn hợp E vào dung dịch H2SO4 loãng, dư, đun nóng nhẹ cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính thể tích khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn.

Câu 9:
Đặt 2 cốc A, B có cùng khối lượng lên 2 đĩa cân thăng bằng. Cho vào cốc A 102g chất rắn AgNO3, cốc B 124,2g chất rắn K2CO3.
a. Thêm 100g dung dịch HCl 29,2% vào cốc A, 100g dung dịch H2SO4 24,5% vào cốc B cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phải thêm bao nhiêu gam nước vào cốc A ( hay cốc B) để cân trở lại thăng bằng?
b. Sau khi cân đã thăng bằng, lấy 1/2 lượng dung dịch có trong cốc A cho vào cốc B. Sau phản ứng, phải cho thêm bao nhiêu gam nước vào cốc A để cân trở lại thăng bằng?
 
  • Like
Reactions: Ng.Klinh

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Câu 1: Hỗn hợp rắn gồm 3 oxit của 3 kim loại bari, sắt, nhôm. Hòa tan hỗn hợp này vào nước dư thu được dung dịch X và phần không tan Y. Tách phần không tan Y, sục khí CO2 dư vào dung dịch X thu được kết tủa Z. Cho khí CO dư đi qua Y nung nóng thu được chất rắn T. Cho T tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tan một phần, còn lại chất rắn V. Hòa tan hết V trong dung dịch H2SO4 loãng dư, dung dịch thu được cho tác dụng với KMnO4. Viết các phương trình hóa học xảy ra, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

(Ở đây em thắc mắc công thức của oxit sắt là FeO, Fe2O3, Fe3O4 hay Fe2Ox hoặc FexOy ạ?)
(ở đây mk chọn công thức của oxit sắt là FexOy nhé)
BaO + H2O ---> Ba(OH)2 (X)
Ba(OH)2 + Al2O3 ---> Ba(AlO2)2 + H2O
Y gồm FexOy và Al2O3 (dư)
Ba(OH)2 + CO2 ---> BaCO3 (Z) + H2O
FexOy + yCO ---> yCO2 + xFe
T gồm Fe và Al2O3 (do CO ko khử được Al2O3)
Al2O3 + 2NaOH ---> 2NaAlO2 + H2O
V còn lại là Fe
Fe + H2SO4 (loãng, dư) ---> FeSO4 + H2
10FeSO4 + 8H2SO4 + 2KMnO4 ---> 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
 
  • Like
Reactions: Tuệ Phương

Tuệ Phương

Học sinh
Thành viên
13 Tháng tư 2017
36
9
21
b. Sử dụng thêm một thuốc thử để nhận biết 6 ống nghiệm không dán nhãn, mỗi ống nghiệm chứa một trong các dung dịch sau: HCl, H2SO4, KNO3, KOH, BaCl2, K2SO4. Viết các PTHH xảy ra.
Mọi người cho em hỏi là với đề bài này thì có được sử dụng quỳ tím không? Hay chỉ được sử dụng đúng 1 thuốc thử thôi ạ?
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Câu 5:

Hòa tan hoàn toàn 15,75 gam hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Na2O vào nước được dung dịch Y. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Y thấy lượng kết tủa biến thiên theo đồ thị dưới. Viết các PTHH xảy ra và tính % khối lượng nhôm trong hỗn hợp ban đầu.


DChyxkd.png
khi cho vào nước:
Na2O + H2O ---> 2NaOH (1)
Al + NaOH + H2O ---> NaAlO2 + 3/2H2 (2)
Al2O3 + 2NaOH ---> 2NaAlO2 + H2O (3)
khi nhỏ HCl:
NaOH + HCl ---> NaCl + H2O (4)
NaAlO2 + HCl + H2O ---> Al(OH)3 + NaCl (5)
Al(OH)3 + 3HCl ---> AlCl3 + 3H2O (6)
n(Al) = x, n(Al2O3) = y, n(Na2O) = z
Nhìn đồ thị, dễ thấy NaOH dư 0,15 mol => 2z = x + 2y + 0,15 (A)
n(Al(OH)3) = x + 2y
Ta có: 4(x+2y) = 0,75 - 0,15 (đồ thị) => x+2y = 0,15 thế vào (A) được z = 0,15
Lâp HPT:
[tex]\left\{\begin{matrix} x+2y=0,15\\ 27x+102y+0,15.62=15,75 \end{matrix}\right.[/tex]
=> x = y = 0,05
%Al =[tex]\frac{0,05.27}{15,75}\approx[/tex] 8,57%
 
  • Like
Reactions: Tuệ Phương

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Mọi người cho em hỏi là với đề bài này thì có được sử dụng quỳ tím không? Hay chỉ được sử dụng đúng 1 thuốc thử thôi ạ?
quỳ tím được xem là 1 thuốc thử, nếu bạn dùng quỳ tím thì ko thể dùng các thuốc thử khác...
 
  • Like
Reactions: Tuệ Phương

chaugiang81

Cựu Mod Hóa
Thành viên
25 Tháng tư 2015
2,392
1,934
444
DH-DX-QN
a. Chọn 7 chất rắn khác nhau mà khi cho các chất đó lần lượt tác dụng với HCl thì thu được 7 chất khí khác nhau. Viết PTHH.
dùng Fe -> H2
MnO2 --> Cl2 . MnO2+ HCl --> MnCl2+ Cl2 +H2O
dùng FeS -> H2S --> FeS + HCl --> FeS + H2S
dùng CaCO3 --> CO2
dùng CaSO3 --> SO2
dùng KNO2 --> NO. KNO2+ HCl --> KNO3+ NO + KCl + H2O
dùng Na2O2 --> O2 . Na2O2 + HCl ---> NaCl + O2+ H2O . (bn tự cân bằng).
 
  • Like
Reactions: Tuệ Phương

Tuệ Phương

Học sinh
Thành viên
13 Tháng tư 2017
36
9
21
Câu 9:
Đặt 2 cốc A, B có cùng khối lượng lên 2 đĩa cân thăng bằng. Cho vào cốc A 102g chất rắn AgNO3, cốc B 124,2g chất rắn K2CO3.
a. Thêm 100g dung dịch HCl 29,2% vào cốc A, 100g dung dịch H2SO4 24,5% vào cốc B cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phải thêm bao nhiêu gam nước vào cốc A ( hay cốc B) để cân trở lại thăng bằng?

Mọi người cho em hỏi ở phần a, phản ứng ở cốc A tạo kết tủa AgCl. Vậy khi tính khối lượng ở cốc A có phải trừ đi khối lượng kết tủa không ạ? Vì đề bài chỉ ghi khối lượng nói chung chứ không ghi khối lượng dung dịch, cho nên em chưa trừ đi khối lượng kết tủa thì ra được kết quả ở câu a là 11,2g nước. Ai giải được bài này rồi thì gỡ rối hộ em và cho em biết kết quả với ạ. Em đang phân vân quá. :(
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Mọi người cho em hỏi ở phần a, phản ứng ở cốc A tạo kết tủa AgCl. Vậy khi tính khối lượng ở cốc A có phải trừ đi khối lượng kết tủa không ạ? Vì đề bài chỉ ghi khối lượng nói chung chứ không ghi khối lượng dung dịch, cho nên em chưa trừ đi khối lượng kết tủa thì ra được kết quả ở câu a là 11,2g nước. Ai giải được bài này rồi thì gỡ rối hộ em và cho em biết kết quả với ạ. Em đang phân vân quá.
đúng rồi em, vì kết tủa tạo ra cũng ở trong cốc chứ ko có bay ra ngoài nên khi tính KL cốc cũng phải tính kết tủa vào. KQ 11,2g đúng rồi đó e, câu b em có thể tự làm được ko??? ;););)
 
  • Like
Reactions: Tuệ Phương

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
b. Sau khi cân đã thăng bằng, lấy 1/2 lượng dung dịch có trong cốc A cho vào cốc B. Sau phản ứng, phải cho thêm bao nhiêu gam nước vào cốc A để cân trở lại thăng bằng?
n(H+ dư)= n(HCl) - n(AgNO3) = 0,2
lấy 1/2 tức là 0,1 mol HCl ---> giải phóng 0,05 CO2
lúc cân bằng: KL hai bên là 213,2
KL dd trong A là m(dd) = m(cốc) - m(AgCl) = 127,1 g (một nửa là 63,55 g)
lấy 1/2 dd A đổ qua B => khối lượng cốc A: 149,65 g và B: 276,75 g
cốc B giải phóng 0,05 mol CO2 ---> KL cốc B còn lại là: 274,55 g
=> cần đổ thêm 124,9 g H2O vào cốc A
(anh ko chắc nhe em :D:D:D)
 

phamthimai146

Học sinh xuất sắc
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
18 Tháng năm 2012
6,471
5,266
1,049
30
Câu 1: Hỗn hợp rắn gồm 3 oxit của 3 kim loại bari, sắt, nhôm. Hòa tan hỗn hợp này vào nước dư thu được dung dịch X và phần không tan Y. Tách phần không tan Y, sục khí CO2 dư vào dung dịch X thu được kết tủa Z. Cho khí CO dư đi qua Y nung nóng thu được chất rắn T. Cho T tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tan một phần, còn lại chất rắn V. Hòa tan hết V trong dung dịch H2SO4 loãng dư, dung dịch thu được cho tác dụng với KMnO4. Viết các phương trình hóa học xảy ra, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

(Ở đây em thắc mắc công thức của oxit sắt là FeO, Fe2O3, Fe3O4 hay Fe2Ox hoặc FexOy ạ?)

(ở đây mk chọn công thức của oxit sắt là FexOy nhé)
BaO + H2O ---> Ba(OH)2 (X)
Ba(OH)2 + Al2O3 ---> Ba(AlO2)2 + H2O
Y gồm FexOy và Al2O3 (dư)
Ba(OH)2 + CO2 ---> BaCO3 (Z) + H2O :====> Sai, vì CO2 có dư ==> không thu được kết tủa BaCO3
FexOy + yCO ---> yCO2 + xFe
T gồm Fe và Al2O3 (do CO ko khử được Al2O3)
Al2O3 + 2NaOH ---> 2NaAlO2 + H2O
V còn lại là Fe
Fe + H2SO4 (loãng, dư) ---> FeSO4 + H2
10FeSO4 + 8H2SO4 + 2KMnO4 ---> 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O


Ba(OH)2 + 2 CO2 ---> Ba(HCO3)2
 

Tuệ Phương

Học sinh
Thành viên
13 Tháng tư 2017
36
9
21
n(H+ dư)= n(HCl) - n(AgNO3) = 0,2
lấy 1/2 tức là 0,1 mol HCl ---> giải phóng 0,05 CO2
lúc cân bằng: KL hai bên là 213,2
KL dd trong A là m(dd) = m(cốc) - m(AgCl) = 127,1 g (một nửa là 63,55 g)
lấy 1/2 dd A đổ qua B => khối lượng cốc A: 149,65 g và B: 276,75 g
cốc B giải phóng 0,05 mol CO2 ---> KL cốc B còn lại là: 274,55 g
=> cần đổ thêm 124,9 g H2O vào cốc A
(anh ko chắc nhe em :D:D:D)

Nhờ bài giải của tiền bối mà em mới phát hiện ra hướng giải của em ban đầu bị sai ý, thành ra mãi không làm được. Làm theo cách giải của tiền bối nhưng KQ của em ra 118,3g. Lúc đối chiếu lại thì em phát hiện 2 KQ khác nhau vì theo em thấy: trong dung dịch ở cốc A ngoài HCl dư còn có HNO3 thu được sau phản ứng, nên ta có thêm phương trình K2CO3+HNO3->KNO3+H20+CO2 giải phóng 0,15 mol khí CO2 nữa hay sao ấy ạ?
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Nhờ bài giải của tiền bối mà em mới phát hiện ra hướng giải của em ban đầu bị sai ý, thành ra mãi không làm được. Làm theo cách giải của tiền bối nhưng KQ của em ra 118,3g. Lúc đối chiếu lại thì em phát hiện 2 KQ khác nhau vì theo em thấy: trong dung dịch ở cốc A ngoài HCl dư còn có HNO3 thu được sau phản ứng, nên ta có thêm phương trình K2CO3+HNO3->KNO3+H20+CO2 giải phóng 0,15 mol khí CO2 nữa hay sao ấy ạ?
yessss, đúng rồi e ơi, a nhầm, e giỏi quá!!!! hihiii
Lâu quá a ko làm mấy dạng bài này nên quên rồi, thông cảm nha
 
  • Like
Reactions: Tuệ Phương
Top Bottom