giải thích nhan đề tức nước vỡ bờ

S

seagirl_41119

"Tức nước vỡ bờ" cũng chính là nội dung của đoạn trik trong tp " Tắt đèn" của Ngô Tất Tố.
Bn muốn giải thik nó à? CHúng ta cùng giải thik từng cụm từ và liên hệ với nội dung đoạn trik xem nhé

"Tức nước" tức là sao??? Nước rất là đầy, như muốn ập ra rồi ---> vì thế mà nó dẫn đến "vỡ bờ"
Vd như ở đê vậy, khi nước nhiều và mạnh, dâng lên thì sắt sẽ vỡ đê.
CŨng giống như chị Dậu, nhịn trong lòng lâu rồi, thậm chí phải hạ giọng để cầu xin nhà ông lí nhưng đổi lại ko đc gì, cục tức, sự căm hờn, fẫn nộ của hcị như nước ấy, đã bắt đầu dâng lên và ngập ứ rồi, nó đnag chực trào ra, vì thế khi chị Dậu vùng lên để đánh ng nhà lí trưởng cũng là lúc bờ vỡ, khi đó mức chị đựng đã quá rồi
Cũng giống câu" COn giun xéo lắm cũng quằn" ấy mà

Chú ý không sử dụng ngôn ngữ teen khi trả lời
 
Last edited by a moderator:
M

miomachi

giải thích nhan đề tức nước vỡ bờ moi nguoi thu nghi ho em​
Tức nước vỡ bờ là đoạn trích của tác phẩm Tắt đèn đã cho ta thấy sự can đảm của chị dậu, vì bảo vệ chồng nên chị đã dám chống lại bọn tay sai,ý nghĩa của câu tức nước vỡ bờ là(ví dụ nhu 1 li nước gần đầy mà lại thêm nhiều giọt nước nữa thì nước trong li sẽ tràn ra ngoài và đó cũng chính là lòng căm thù giặc của chi Dậu, khiến cho chị Dậu phải đứng lên chống lại)tức nước vỡ bờ là như vậy
 
Last edited by a moderator:
M

miomachi

Mình đã hiểu được tức nước vỡ bờ,Ngô Tất Tố đã diễn tả tâm trạng của chị Dậu từ chỗ van xin đến chỗ vùng dậy chống trả quyết liệt,ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã là rõ chân lí : có áp bức ắt có đấu tranh.Tuy ông chưa chỉ ra cho người nông dân, cách đấu tranh nhưng qua tác phẩm này nói chung và đoạn trích nói riêng đã toát lên chân lí : có áp bức ắt có đấu tranh. Khẳng định đấu tranh để giải phóng mình là con đường tất yếu của người nông dân
 
N

nhoxedkjd

.'Tức nước" có nghịa là nước rất đầy , như muốn trào ra . "Bờ" là nơi giới hạn của các con sông hay kênh đào. Hiện tượng "tức nước vỡ bờ" chỉ xảy ra khi nước quá lớn và sức nước quá mạnh và bờ không thể giữ được nên vỡ nước tuôn trào ra . Nói theo nghĩa bóng là : Mỗi con người đều có mức giới hạn chịu đựng cả, vì vậy việc gì trong mức giới hạn thì người ta sẽ nhịn cho qua . Nhưng 1 ngày nào đó nếu chuyện xảy ra quá mức giới hạn cho phép của sức chịu đựng thì người ta sẽ phản kháng lại vô cùng mãnh liệt như chính sức mạnh dữ dội của nước làm cho vỡ bờ. Đó là điều tất yếu trong cuộc sống này. Đừng bao giờ dồn ép người khác tới bước đường cùng hay làm những chuyện quá sức chịu đựng của 1 con người. Bởi dù sao đó cũng chỉ là 1 con người bình thường, sức chịu đựng chỉ có giới hạn mà thôi, đừng để xảy ra chuyện " tức nước vỡ bờ" thì lúc đó không hay tí nào.
Giải thích vậy có rõ chưa? bạn hiểu chưa?
 
  • Like
Reactions: 01696518600
P

p3daukut39x

Trong chuyện tức nước vỡ bờ. Bọn cai lệ thật độc ác thấy một người như anh Dậu đã ốm yếu mà còn muốn đánh trói đem ra đình. Đá vào ngực chị Dậu một cái bịch không buông tha cho anh Dậu, chị Dậu nghién răng và đánh hắn, một người nghiện mà sao có thể bằng một cô giái khỏe mạnh, sau một lúc chị Dậu đã quật chúng té.
* Ý nghĩa
Cảm động số phận của người nông dân xã hội phong kiến cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời, đã đẩy người nông dân vào tình cảnh khốn khổ, khiến họ phải liều mạng chống cự lại.
 
Last edited by a moderator:
H

hien_nguyen_1108

tức nước vỡ bờ là đoạn trích của tiểu thuyết tắt đèn của Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự hy sinh , can đảm của chị Dậu vì muốn bảo vệ chồng khỏi bọn quan sai của nhà lí trưởng trước những đòn roi vô cùng đau đớn và độc ác . Tác giả đặt tên tác phẩm là '' Tức nước vỡ bờ '' là đúng vì khi bờ đã không chứa đủ nước rồi những giọt nước của sự đau đớn và dộc ác . Thì ách nước sẽ làm cho bờ bị vỡ .
 
Last edited by a moderator:
Q

quynhhoa_trang

ý nghĩa của nhan đề tức nước vỡ bờ

Nghĩa đen: nước to, lớn, mạnh thì sẽ vỡ bờ
Nghĩa bóng: nếu con người bị đàn áp, chèn ép quá mức thì tất sẽ có sự đứng lên chống lại
 
D

dangthihang7a

.'Tức nước" có nghĩa là nước rất đầy , như muốn trào ra . "Bờ" là nơi giới hạn của các con sông hay kênh đào. Hiện tượng "tức nước vỡ bờ" chỉ xảy ra khi nước quá lớn và sức nước quá mạnh và bờ không thể giữ được nên vỡ nước tuôn trào ra . Nói theo nghĩa bóng là : Mỗi con người đều có mức giới hạn chịu đựng cả, vì vậy việc gì trong mức giới hạn thì người ta sẽ nhịn cho qua . Nhưng 1 ngày nào đó nếu chuyện xảy ra quá mức giới hạn cho phép của sức chịu đựng thì người ta sẽ phản kháng lại vô cùng mãnh liệt như chính sức mạnh dữ dội của nước làm cho vỡ bờ. Đó là điều tất yếu trong cuộc sống này. Đừng bao giờ dồn ép người khác tới bước đường cùng hay làm những chuyện quá sức chịu đựng của 1 con người. Bởi dù sao đó cũng chỉ là 1 con người bình thường, sức chịu đựng chỉ có giới hạn mà thôi, đừng để xảy ra chuyện " tức nước vỡ bờ" thì lúc đó không hay tí nào.
 
H

hamy2k1@gmail.com

"Tức nước vỡ bờ" là một câu thành ngữ, có 2 vế:
+ "Tức nước " là nước đầy, trong bài có nghĩa là bị dồn ép, ức hiếp đến ko thể chịu được
+ "Vỡ bờ" là nước đầy quá phải tràn ra. Trong bài, " Vỡ bờ" là sự vùng dậy, đấu tranh mạnh mẽ để thắng cái ác.
=> câu thành ngữ còn chứng tỏ: ở đâu có cái ác, ở đó có đấu tranh. Con giun xéo mãi cũng quằn
 
D

duongconongtrung@yahoo.com

- “Tức nước vỡ bờ” (con giun xéo lắm cũng quằn, già néo đứt dây) là một thành ngữ dân gian. “Tức” chỉ trạng thái bên trong bị dồn nén đầy chặt quá đến mức muốn bung ra. Câu thành ngữ có ý nghĩa chỉ sự chèn ép, áp bức quá sẽ khiến người ta phải vùng lên chống đối phản kháng lại. Câu thành ngữ nêu lên một quy luật của tự nhiên mà lại có ý nghĩa xã hội sâu sắc, thâm thuý vô cùng.
- Người biên soạn đã vận dụng cách nói dân gian ngắn gọn, rất thông minh ấy để đặt tên cho chương XVIII của cuốn tiểu thuyết “Tắt đèn” giúp người đọc có sự định hướng ban đầu rõ rệt về tình huống hấp dẫn của truyện, về những hình tượng nhân vật sống động, điển hình.
- Nhan đề ấy cũng thật phù hợp với nội dung ý nghĩa của đoạn trích. Sự áp bức trắng trợn, dã man của bọn tay sai cho chế độ thực dân phong kiến ấy đã buộc người phụ nữ nông dân đầy nhẫn nhịn như chị Dậu phải “vỡ bờ” đứng dậy đấu tranh.
- Song nhan đề đoạn trích còn toát lên chân lí: con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác. Vì vậy mà tuy tác giả “Tắt đèn” khi đó chưa giác ngộ Cách mạng, tác phẩm kết thúc rất bế tắc nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nói rằng: “Với Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”. Ngô Tất Tố chưa nhận thức được chân lí Cách mạng nên chưa chỉ ra được con đường đấu tranh tất yếu của quần chúng bị áp bức, nhưng bằng cảm quan hiện thực mạnh mẽ, nhà
 
I

izumi_honoka

Trước hết các bạn phỉa giải thích cả nghĩa đen và nghĩa bóng của nó
*Nhan đề bắt nguồn từ câu thành ngữ dân gian
Tức nước vỡ bờ có nghĩa là do nước được đưa vào ruộng quá nhiều áp lực nước lớn dẫn đến vỡ bờ tràn nước ra ngoài
*Từ thành ngữ dân gian đặt vào trong văn bản muốn nói đến cảnh tùng quẫn của chị Dậu bị dẫn đến bước đường cùng ko thể chịu đựng được buộc phải đứng dậy phản kháng một cách quyết liệt (Nhớ thanks nhe!!!)>-<
 

Anh Anh Nguyễn

Giải nhì cuộc thi Văn học trong tôi
Thành viên
13 Tháng năm 2017
11
10
16
22
Thái Bình
- Nhan đề " Tức nước vỡ bờ " do người biên soạn đặt
- Xuất xứ từ 1 câu tục ngữ của nhân gian đúc kết kinh nghiệm tự nhiên : nước lớn , nước nhiều dâng cao => vỡ bờ . Kinh nghiệm cuộc sống : ở đâu có áp bức ở đó có chiến tranh
- Nội dung : Nhan đề đã đúc kết toàn bộ nội dung của văn bản trong quá trình chị Dậu bị áp bức đến đường cùng => vùng lên đấu tranh
- Ý nghĩa : + nói lên 1 logic hiện thực : có áp bức , có đấu tranh , toát lên 1 chân lí : con đường sống duy nhất của người nông dân chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phòng mình
+ từ đó nhanh đề này còn thể hiện cái nhìn sâu sắc và tinh tế với hiện thực của Ngô Tất Tố - đã nhìn thấy tinh thần phản kháng tiềm tàng ở quần chúng nhân dân lao động bị áp bức
- dự báo được cơn bão táp của quần chúng nhân dân khi được ánh sáng cách mạng rọi tới
 
Top Bottom