Giải Thích nghĩa(chi tiết nha các bạn ) của các thành ngữ

K

khoquadimi

L

leemin_28

1.
Người Việt Nam ai mà không biết câu thành ngữ về huyền thoại cội nguồn dân tộc "Con Rồng Cháu Tiên". Thế nhưng không ít tuổi trẻ sinh ra và lớn lên, trưởng thành ở xứ người, xa bối cảnh văn hoá và lịch sử dân tộc có thể sẽ không hiểu vì sao người Việt lại coi mình là hâụ duệ của Tiên Rồng. Xin được nói đôi điều về gốc gác Con Rồng - một vế của câu thành ngữ quen thuộc.Căn cứ vào tư liệu sử sách, có thể rút ra những điểm cần lưu ý:Sách Lĩnh Nam chích quái của Việt Nam thế kỷ 13 trong thiên truyện Hồng Bàng Thị, viết: "Dân sống ở rừng và chân núi xuống đánh cá thường bị Giao Long làm hại bèn nói với Lạc Long Quân. Vua đáp giống Sơn Man và giống Thuỷ Quái khác hẳn nhau. Giống thuỷ tộc yêu kẻ giống mình, ghét kẻ khác mình nên mọi người phải xăm mình theo hình Long Quân...Sử sách Trung Hoa cổ đại và truyện quái lạ phía Nam núi Ngũ Lĩnh của Việt Nam đều ghi nhận tộc người Việt thời cổ sống giữa một vùng sông nước hoang vu có tục săm mình để chống lại sự bức hại của những loài thuỷ quái. Lạc Long Quân - ông vua huyền thoại trong huyền sử người Việt là biểu tượng của giống người hoá rồng. Ai cũng biết rằng hình tượng con rồng trong trường kỳ lịch sử phong kiến hàng nghìn năm biểu trưng cho quyền lực và sự tôn quý của Hoàng triều. Người ta thường nói mặt rồng để chỉ mặt vua, triều phục của nhà vua cũng thêu rồng và rồng chầu mặt nguyệt trở thành môtip trạm trổ trang trí cung điện, đền, đài. Thế nhưng trước đó hàng nghìn năm, vài nghìn năm, thời hồng hoang tiền sử, khi tộc người Việt còn săm mình hoá giao long dưới nước vừa để đồng hoá hoà nhập mình với thuỷ quái, vừa mong ước có dư sức mạnh thắng loài quỷ quái, thì hình tượng con rồng - loài rắn có vây có cánh có sức bay lượn vùng vẫy trên trời xanh trong trí tưởng tượng nguyên sơ của con người, có lẽ chỉ là sự tự tôn sức mạnh, tự tôn Lạc Long Quân - ông vua huyền thoại trong huyền sử của người Việt. Truyền thuyết Lạc Long Quân dưới nước lấy bà Âu Cơ trên núi đẻ ra một trăm trứng nở ra một trăm người con, như sách Thuỷ Kính Chú thế kỷ thứ 6 mô tả là "con cái họ đều săm hình rồng và mặc áo có đuôi". Vua rồng dưới nước lấy tiên trên núi cao. Con Rồng, Cháu Tiên từ đó mà có. Cũng cần nói thêm rằng, huyền thoại vợ chồng Lạc Long Quân - Âu Cơ đẻ ra một trăm cái trứng nở ra một trăm con nên hai chữ Hán Việt Đồng Bào - nghĩa cùng một bọc, trở nên quen thuộc trong ngôn ngữ Việt cho đến bây giờ. "Con Rồng Cháu Tiên" - câu thành ngữ nói lên niềm tự tôn dân tộc về vẻ đẹp kiêu hùng của huyền thoại sinh ra giống nòi người Việt, có căn nguyên như vậy.
2.
Số là, có một con ếch, do sự ngẫu nhiên nào đó, ngay từ khi sinh ra đã ở trong một cái giếng nọ. (Cũng có thể không phải do ngẫu nhiên mà còn là do sở thích của họ hàng nhà ếch nữa. Chả thế trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có câu: Giếng đâu thì ếch đó). Sống cùng với ếch ở trong giếng chỉ có vài con nhái, cua, ốc nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên ếch ta chỉ nhìn thấy khoảng trời bé bằng cái vung. Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì thế ếch tự coi mình là chúa tể. Hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật bé nhỏ kia hoảng sợ. Nó càng lấy làm oai.

Nhưng có một năm, có thể do thái độ xấc xược "coi trời bằng vung" của ếch thấu đến tai Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng nổi giận đùng đùng và quyết định phế truất "ngai vàng" nơi đáy giếng của ếch nên đã làm một trận mưa thật to. Nước trong giếng dềnh lên, tràn vào bờ, đưa ếch ta ra ngoài.

Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn hơn nhiều cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta không tin và thấy bực bội vì điều đó. Để ra oai, nó cất tiếng kêu ồm ộp. Vị chúa tể hy vọng là sau tiếng kêu của mình mọi thứ đều phải trở lại như cũ. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời. Còn nó vì mãi nhìn lên trời chả thèm để ý đến xung quanh, nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Từ cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ thông qua miệng giếng của chú ếch nọ mà thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng" trước hết để chỉ "những người hiểu biết ít do điều kiện tiếp xúc hẹp". Sau nữa, lại từ thái độ nhâng nháo "coi trời bằng vung" của ếch mà thành ngữ này còn hàm ý nói về sự chủ quan, coi thường thực tế. Số phận của những người đó, nếu không giống như con ếch huênh hoang, hợm hĩnh nọ, thì chí ít, họ cũng phải trả bằng những thất bại chua xót khi tiếp xúc với thực tiễn phong phú và sinh động, mà khi hiểu ra thì sự đã rồi.

Nguồn Sưu Tầm
 
L

leemin_28

3. Trong giao tiếp hàng ngày chúng ta thường gặp một số người có thói quen nói dài, nói dai, nói hết chuyện này đến chuyện khác. Thói quen đó đã được dân gian đúc kết lại bằng một thành ngữ rất cô đọng: “Con cà con kê”.
Vì từ “con” mà từ trước đến nay vẫn có hai cách hiểu khác nhau về thành ngữ đó.

Nhiều người cho rằng “con cà con kê” là một thành ngữ có sự kết hợp của hai từ cùng có ý nghĩa trong tiếng Việt và tiếng Hán, đó là “cà” (trong tiếng Việt cổ “cà” nghĩa là “gà”) và “kê” (tiếng Hán có nghĩa là “gà”). Song nếu vậy thì nghĩa đen của thành ngữ này hiểu một cách nôm na sẽ là: dài dòng, luẩn quẩn và trùng lặp, “hết con gà lại quay lại con gà”? Mà như thế thì nghĩa đen này không phù hợp với nghĩa biểu trưng của thành ngữ theo cách dùng phổ biến hiện nay.

Lại có người giải thích theo một cách khác, rằng: “cà” và “kê” trong thành ngữ nêu trên không phải là “gà” mà là “cây cà” và “cây kê”. Cà gieo thành đám. Trăm nghìn cây con mọc lên. Kê gieo thành đám như mạ. Cây cà, cây kê đến tuổi trồng, người ta nhổ lên, bó thành từng bó nhỏ rồi đưa đi trồng. Công việc trồng cà, trồng kê tỉ mẩn, vào những ngày mưa, với việc tỉa ra từng cây một, rề rà. Từ đó, nghĩa đen của thành ngữ này là: dài dòng hết cây cà lại sang cây kê, không dứt. Cách giải thích này xem ra có cơ sở hơn là vì quả thật nó phù hợp với nghĩa biểu trưng của thành ngữ “con cà con kê” như cách dùng phổ biến hiện nay của mọi người.

4. "Thoạt nghe, tưởng chừng thành ngữ "đánh trống bỏ dùi" chẳng có vấn đề gì về mặt chữ nghĩa, vậy mà chính nó là một thành ngữ khá phức tạp, không đơn giản như nhiều người vẫn hiểu. Tất cả cũng tại một chữ "dùi" !

Thông thường, nhiều người diễn giải rằng "đánh trống bỏ dùi" là dùng dùi để đánh trống và đánh xong thì đem vất dùi đi. Từ đó mà suy ra nghĩa của thành ngữ. Có người còn suy ra là người đánh trống, khi xong công việc thì chỉ mang trống về, chỉ giữ gìn lấy trống mà vất dùi lại, chẳng tiếc gì thứ "rẻ tiền" đó nữa.


Trách ai tham trống bỏ dùi
(Ca dao)

Nhưng lại có một cách hiểu khác về chữ "dùi". "Dùi" là tên gọi những tiếng trống lẻ sau những hồi trống dài, liên tục. Như vậy, "dùi" còn mang ý nghĩa như "tiếng" do phép hoán dụ, dùng phương tiện hành động chỉ kết quả hành động. Trong thổ ngữ Nghệ Tỉnh, "dùi" và "tiếng" song song tồn tại bên nhau và có khả năng thay thế cho nhau: "ba hồi chín dùi = ba hồi chín tiếng". Đáng lưu ý là những "dùi" trống riêng lẻ này rất quan trọng vì chúng là tín hiệu góp phần phân biệt quy định các hiệu lệnh khác nhau của hồi trống "ba hồi chín dùi" có nội dung thông báo khác với hiệu lệnh "ba hồi ba dùi". Đánh trống mà bỏ (không đánh) những "dùi" lẻ này thì người nghe không thể biết đó là hiệu lệnh gì để đáp ứng yêu cầu kịp thời. Ấy vậy là làm việc không chu đáo và thiếu trách nhiệm."

Nguồn Sưu Tầm
 
Top Bottom