"Tiên phát chế nhân": Ra tay trước để áp chế kẻ địch.
Đây là chiến lược của Lý Thường Kiệt trong cuộc chiến tranh kháng Tống lần 2. Chiến lược này hiểu theo nghĩa hẹp là kéo quân qua đất Tống để phá các cơ sở chuẩn bị của địch (lương thực cho quân, cỏ cho ngựa...v..v....).
Theo mình tìm hiểu, giai đoạn này nó không chỉ áp dụng trên mặt trận quân sự mà còn trên các mặt trận: gián điệp, tâm lý chiến, phòng thủ, ngoại giao thời hậu chiến.
- Gián điệp: chủ động cử gián điệp đi thăm dò thực lực quân địch, tìm hiểu về địa hình, đường tiến quân.
- Tâm lý chiến: tặng cống vật kỳ lân trắng, để khiến dân đất Tống tin rằng phương Nam xuất hiện kỳ lân ắt có anh hùng.
- Quân sự: kéo quân sang phá hoại các cơ sở chuẩn bị của địch, gây cho địch tổn thất, kéo dài thời gian chuẩn bị.
- Phòng thủ: Chủ động xây dựng hệ thống phòng thủ sông Như Nguyệt để chặn đứng mũi tấn công của địch.
- Ngoại giao thời hậu chiến: Chủ động giữ quan hệ hòa bình với nhà Tống sau chiến tranh để tránh họa binh đao.
Trên quan điểm của mình, "tiên phát chế nhân" không chỉ là cất quân đi đánh, mà là sự chủ động trong chiến tranh. Chủ động trong tiến công, chủ động trong phòng thủ.
"Vườn không nhà trống": Di tản người và tài sản, bỏ trống vườn tược, nhà cửa.
Chiến lược này áp dụng vào thời chống quân Mông - Nguyên. Quân Mông Cổ muốn tấn công Đại Việt phải hành quân xa, vào thời ấy việc tải lương đường dài vô cùng khó khăn, để khắc phục, quân Mông Cổ hay dùng chiến lược: Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, nghĩa là đi đến đâu thì cướp bóc đến đấy.
Chiến lược "vườn không nhà trống" chính là khắc tinh của chiến lược trên. Không những khiến cho đòn đánh của quân Mông Cổ như rơi vào hư không (thái cực quền) mà còn khiến quân lính đến nơi người thiếu lương, ngựa thiếu cỏ. Thời gian càng kéo dài, địch càng bất lợi.