Giải thích hộ e hiện tượng trong đề thi quốc gia 2005

T

toanps_pro

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

http://d.**********/uploads/resources/184/748874/preview.swf

Ở cái đề trên, bài III/2/b e thấy họ giải và có lý luận rằng có sự phân bố tức thời điện tích từ tụ C1 sang tụ C2. Em hơi thắc mắc về hiện tượng này vì trong trường hợp bài toán trên, có chuyển điện tích khi ban đầu Q1 = Q0, Q2=0 và I =0
Vậy nguyên nhân của sự chuyển điện tích ở đây là gì, vì I qua L bằng 0, hay vì có sự chênh lệch điên tích ở 2 tụ. Với cho e hỏi thêm nữa là nó chỉ xảy ra khi C1//C2 thôi hay C1 nt C2 nữa.
E cảm ơn <3
 
Last edited by a moderator:
S

saodo_3

Không thấy gì hết. Đồng chí dẫn links từ web khác nên bị die link rồi. Dùng print screen up lên đê .
 
T

toanps_pro

dạ, a thay mấy cái ******** thành v-i-o-let-.-v-n hộ e, chứ dien dan k cho hiện ( bỏ mấy cái gạch nối nhé )
P/s có cả đề bài vs giải nữa. up hình thì nhiều quá :3, ac thông cảm :)
 
S

saodo_3

Nếu thật sự cần thì chịu khó ghi đề bài ra chứ đủ các cách rồi, không vào được.
 
S

saodo_3

Ở cái đề trên, bài III/2/b e thấy họ giải và có lý luận rằng có sự phân bố tức thời điện tích từ tụ C1 sang tụ C2. Em hơi thắc mắc về hiện tượng này vì trong trường hợp bài toán trên, có chuyển điện tích khi ban đầu Q1 = Q0, Q2=0 và I =0
Vậy nguyên nhân của sự chuyển điện tích ở đây là gì, vì I qua L bằng 0, hay vì có sự chênh lệch điên tích ở 2 tụ. Với cho e hỏi thêm nữa là nó chỉ xảy ra khi C1//C2 thôi hay C1 nt C2 nữa.
E cảm ơn <3
Dòng nước dịch chuyển theo độ cao, dòng điện tích dịch chuyển theo thế điện.

Mọi sự dịch chuyển của điện tích đều liên quan tới điện thế, nối tiếp, song song, hỗn tạp, mạng nhện....cứ có chênh lệch điện thế (hiệu điện thế) là có sự dịch chuyển điện tích.
 
T

toanps_pro

a hộ lun giúp e bài này vs : (chỉ cần câu a thôi ạ)

Hai thanh ray dẫn điện đặt song song với nhau và cùng nằm trong mặt phẳng ngang, khoảng cách giữa chúng là l. Trên hai thanh ray này có đặt hai thanh dẫn, mỗi thanh có khối lượng m, điện trở thuần R cách nhau một khoảng b đủ lớn và cùng vuông góc với hai ray. Thiết lập một từ trường đều có cảm ứng từ B0 thẳng đứng trong vùng đặt các thanh ray. Bỏ qua điện trở các ray, độ tự cảm của mạch và ma sát.
1. Xác định vận tốc của mỗi thanh dẫn ngay sau khi từ trường được thiết lập.
2. Xác định vận tốc tương đối giữa hai thanh tại thời điểm t tính từ thời điểm từ trường đã được thiết lập.
 
T

toanps_pro

bài toán nay cho rằng trong tgian từ trường dc thiết lập, cả B và diện tích S thay đổi, B thì tăng lần lên đến B0, còn S thì thay đổi do các thanh cđ
 
S

saodo_3

Anh chưa hiểu rõ lắm. Có phải từ trường Bo được thiết lập một cách từ từ, tăng từ 0 đến cực đại (là Bo) sau đó giữ nguyên không?
 
T

toanps_pro

dạ, đúng thế đấy ạ, B tăng dần từ 0 đến B0 và ổn định ở giá trị B0 ( tức lúc đó từ trường đã dc thiết lập), chính vì sự biến thiên này dẫn đến trong quá trình B tăng đã suất hiện suất điện động cảm ứng => dòng điện cảm ứng => Lực từ tác dụng lên 2 thanh, khiến chúng chuyển động, tức lúc này đồng thời diện tích S giới hạn bởi 2 thanh kl vs 2 thanh ray và từ trường cùng biến thiên. Và họ bỉu tìm v của 2 thanh ngay lúc từ trường đã thiết lập xong.
P/S: A giải dùng toán học giải tìm biểu thức của v tổng quát cho e vs, e làm nữa chừng chẳng biết biến đổi sao nữa :3
 
S

saodo_3

Xin lỗi, bác sĩ đã cố gắng hết sức!

Tính đi tính lại các kiểu thấy biểu thức nó vẫn cứ phụ thuộc vào quy luật biến đổi của từ trường. Mà đề lại không cho, đau!

Nếu bài này mà có được công thức tính năng lượng từ trường biến thiên thì ngon.

p/s: Sau này đồng chí có thắc mắc gì thì có thể liên lạc với anh qua nick fb: Nghỉ hè - ava là một cành hoa dẻ, anh có thể cùng suy nghĩ với đồng chí.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom