giải thích giúp mấy câu lí thuyết

1

160693

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi các chất : p-nirophenol (1), phenol (2), p- crezol (3).
A. (1) < (2) < (3). B. (2) < (1) < (3). C. (3) < (2) < (1). D. (3) < (1) < (2).
3. Cho các chất : p-NO2C6H4OH (1), m-NO2C6H4OH (2), o-NO2C6H4OH (3). Tính axit tăng dần theo dãy:
A. (1) < (2) < (3). B. (1) < (3) < (2). C. (3) < (1) < (2). D. (3) < (2) < (1).
8. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit của các chất sau :
Axit p-metylbenzoic (1), axit p-aminobenzoic (2), axit p-nitrobenzoic(3), axit benzoic (4). A. (4) < (1) < (3) < (2). B. (1) < (4) < (2) < (3). C. (1) < (4) < (3) < (2). D. (2) < (1) < (4) < (3).
9. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit của các chất sau :
Axit o-nitrobenzoic (1), axit p-nitrobenzoic (2), axit m-nitrobenzoic (3). A. (1) < (2) < (3). B. (3) < (2) < (1). C. (2) < (1) < (3). D. (2) < (3) < (1).
hình như đáp án các bài này mâu thuẫn nhau
nếu không thì các bạn giải thích giúp mình tại sao lai có các đáp án đấy
 
V

vumacdinhchi

Câu1C. (3) < (2) < (1) Câu 8.D (2) < (1) < (4) < (3)
Câu 1 tớ không chak t ngĩ là thế này.
nhóm NO2 trong 1 là nhóm hút e nên làm tăng đọ phân cực ngược lại với nhóm CH3 là nhóm đâye e giảm đọ phân cực
Câu 3.trong ptu có nhữn nhóm hút e => tăng tính axit.nhoám đẩy e=>giảm tínhaxit
muk tính đẩy e của NH2>CH3
yeah!
Bài tập của thầy Sơn đây mà
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

- Bạn tham khảo nhé

1. Sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi các chất : p-nirophenol (1), phenol (2), p- crezol (3).
A. (1) < (2) < (3). B. (2) < (1) < (3). C. (3) < (2) < (1). D. (3) < (1) < (2)

- Đáng nhẽ p-nirophenol phải có nhiệt độ sôi cao nhất, tiếp theo là p- crezol và nhỏ nhất là phenol

- Cái này dựa vào M

\Rightarrow (2) < (3) < (1) \Rightarrow đề thiếu đáp án ^^



3. Cho các chất : p-NO2C6H4OH (1), m-NO2C6H4OH (2), o-NO2C6H4OH (3). Tính axit tăng dần theo dãy:
A. (1) < (2) < (3). B. (1) < (3) < (2). C. (3) < (1) < (2). D. (3) < (2) < (1).

- Nhóm [TEX]NO_2[/TEX] gây hiệu ứng -I và -C mạnh ( hút [TEX]e^-[/TEX] ) nên nhóm [TEX]NO_2[/TEX] càng gần [TEX]OH[/TEX] thì [TEX]H[/TEX] sẽ càng linh động

\Rightarrow A


8. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit của các chất sau :
Axit p-metylbenzoic (1), axit p-aminobenzoic (2), axit p-nitrobenzoic(3), axit benzoic (4). A. (4) < (1) < (3) < (2). B. (1) < (4) < (2) < (3). C. (1) < (4) < (3) < (2). D. (2) < (1) < (4) < (3).

- Nhóm [TEX]NH_2[/TEX] gây hiệu ứng +C ( đẩy [TEX]e^-[/TEX] ) và -I (hút [TEX]e^- [/TEX]) nhưng +C > - I nên làm giảm tính acid

- Nhóm [TEX]CH_3[/TEX] gây hiệu ứng +I ( đẩy [TEX]e^-[/TEX] ) > [TEX]NH_2[/TEX]

- Nhóm [TEX]NO_2[/TEX] gây hiệu ứng -I và -C mạnh ( hút [TEX]e^-[/TEX] ) làm tăng tính acid

\Rightarrow D

9. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit của các chất sau :
Axit o-nitrobenzoic (1), axit p-nitrobenzoic (2), axit m-nitrobenzoic (3). A. (1) < (2) < (3). B. (3) < (2) < (1). C. (2) < (1) < (3). D. (2) < (3) < (1).

- Như câu 3 \Rightarrow D
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom