Giải thích câu: Học đi đôi với hành

Cửu Long

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng ba 2017
362
387
119
Bình Định
Trung tâm đào tạo THẢ THÍNH
Học tập là công việc suốt đời đối với mỗi một con người. Lê-nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Nhưng phải học như thế nào cho đúng? Dân gian ta đã từng nhắc nhở: "Học đi đôi với hành". Chúng ta cần hiểu như thế nào về phương pháp học này?

Học là quá trình chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại. Nội dung học là các kiến thức nhân loại được chọn lọc (được phân loại thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) cùng với đó là các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Quá trình này nhằm đến một cái đích là làm phong phú những hiểu biết của con người, giúp phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt việc học trang bị cho mỗi chúng ta những kiến thức, những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Như vậy, “học” ở đây được hiểu là gắn với vấn đề lí thuyết. Người học giỏi thường được hiểu là người nắm được nhiều nội dung lí thuyết.

Bên cạnh đó, "hành" là thực hành, là quá trình vận đụng kiến thức vào cuộc sống, là đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng sai hay để làm sinh động nó. “Hành” có nhiều cấp độ: bắt chước người khác làm, làm lại theo những gì còn lưu trong trí nhớ, sáng tạo những cách thức hoạt động mới,... "Hành" được đến đâu, điều đó còn tùy thuộc vào tri thức mà bạn học được phong phú sinh động và sâu sắc đến bao nhiêu.

Trong việc học hàng ngày, tại sao lại cần “Học đi đôi với hành”? Vì chúng là hai mặt thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau.

Như ta đã biết, nếu chỉ biết học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành thì những lý thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết, chúng không có tác dụng đối với đời sống. Đó là trường hợp nhiều học sinh Việt Nam đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Chúng ta làm lí thuyết rất xuất sắc, thậm chí đạt điểm tuyệt đối. Nhưng khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất tốt thì chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí phải bỏ cuộc. Đó cũng là trường hợp nhiều học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng hoàn toàn không có kĩ năng sống thực tế. Họ không biết ứng xử sao cho hợp hoàn cảnh giao tiếp, không nấu được một bữa cơm, không tự viết được một lá đơn xin việc,... học như vậy chỉ phí phạm thời gian, công sức tiền bạc bởi thực tế học như vậy để làm gì nếu không thể ứng dụng vào đời sống? Như vậy, chúng ta không chỉ học lý thuyết mà còn phải biết áp dụng những lý thuyết đó phục vụ thực tế.


Mật khác, có lúc những lý thuyết chúng ta đã được học khi đưa vào thực hành lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng ta phải biết kết hợp vừa học lý thuyết, và thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Có như vậy, thì những kiến thức chúng ta được học sẽ trở nên sâu hơn, giúp chúng ta nắm vững nguồn tri thức. Nếu chỉ học mà không thực hành thì tất cả cũng chỉ là lý thuyết. Chính vì vậy, học phải đi liền với thực hành, có như vậy ta mới có thể đem hết những gì đã học cống hiến phục vụ cho đất nước.

“Học đi đôi với hành” là lời của người xưa đúc kết nhưng vẫn còn là bài học lớn của hôm nay và mai sau dành cho những ai thực sự cầu tiến bộ.
 
  • Like
Reactions: tructm6@gmail.com

Tuấn Nguyễn Nguyễn

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng tư 2017
449
256
96
22
Hà Nam
THPT
Cho bạn vài gợi ý nhé:
*Giải thích:
- Học là quá trình tiếp thu kiến thức, lĩnh hội tri thức (trong phạm vi câu nói này thì học có nghĩa là quá trình tiếp thu kiến thức lí thuyết từ sách vở)
- Hành là vận dụng kiến thức lí thuyết đã học vào thực tế
- Câu nói trên là hoàn toàn đúng trong mọi thời đại và thực sự cần thiết đối với quá trình học tập của học sinh hiện nay
*Mối quan hệ chặt chẽ giữa học và hành:
- Nếu có lí thuyết mà không có thực hành thì cũng chỉ là lí thuyết suông, xa rời thực tế và không có giá trị gì đối với cuộc sống
- Nếu thực hành mà không dựa trên cơ sở lí thuyết thì quá trình thực hành ấy sẽ rất tốn thời gian, tiền bạc và thiếu cơ sở khoa học chắc chắn
=> Như vậy học và hành là hai thứ luôn tồn tại song hành, luôn đi đôi với nhau và không thể tách rời. Người học muốn đạt được thành công thì phải bắt đầu từ lí thuyết, từ cơ sở khoa học đã nghiên cứu trên giấy tờ để áp dụng vào thực tế
=> Là quá trình lâu dài nhưng hợp khách quan và quy luật
- Dẫn chứng:
+ Người thợ may muốn may được 1 sản phẩm tốt thì đầu tiên họ phải vẽ, thiết kế trên giấy rồi sau đó mới cắt, áp dụng vào mẫu vải để may thành sản phẩm như họ mong muốn
+ Người sản xuất xe máy thì họ phải nghiên cứu công suất vận hành từng bộ phận của máy sau đó mới lắp ráp các bộ phận đó vào thành 1 sản phẩm hoàn chỉnh
- Học sinh hiện nay vẫn còn nặng về lí thuyết, yếu tố thực hành còn hạn chế nên kết quả học tập chưa cao
*Bài học:
- Xác định đúng mục đích,động cơ học tập
- Cần áp dụng đúng phưng pháp: "Học đi đôi với hành"
- Phê phán những kẻ chỉ có lí thuyết sông mà không có thực hành
 

moon cute

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng hai 2017
34
21
76
20
Mối liên hệ giữa lý thuyết và thực hành là mối liên hệ có thể xem là một chân lý trong việc học tập của mỗi chúng ta. Hai khái niệm “học” và “hành” luôn được đi liền với nhau và làm tiền đề, cơ sở cho nhau. Đây chính là nội dung của lời dạy “Học đi đôi với hành”.

Trước hết, chúng ta cần hiểu như thế nào là “học’ và như thế nào là “hành”, “học” là quá trình tiếp thu tri thức để mở rộng sự hiểu biết của mình, khái niệm “học” không chỉ bó hẹp là học những kiến thức trong sách vở, do thầy cô dạy, ở nhà trường mà việc học còn được mở rộng ra là học không phải trong sách vở mà là học những điều cần thiết trong thực tế cuộc sống, không phải do thầy cô dạy mà là học hỏi từ bạn bè, người thân, người quen, thậm chí là người không quen biết, không phải học ở nhà trường mà là học ngoài xã hội. Cũng đã có nhiều câu tục ngữ nói về vấn đề này như:
“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

Hay:

“Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”
Đấy là “học”, còn khái niệm “hành” thì sao? “Hành” hiểu theo nghĩa đơn giản nhất có nghĩa là thực hành. Là vận dụng những cái đã được học và học được vào thực tiễn cuộc sống để chứng minh rằng những lý thuyết đó là đúng đắn. “Học” là phạm trù tri thức về mặt lý thuyết, còn “hành” là phạm trù về mặt phương pháp, cách tiến hành. Cụm từ ở giữa hai khái niệm “đi đôi” chỉ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”, “đi đôi” là thể hiện sự gắn liền, luôn song hành với nhau. Cụm từ này được đặt giữa “học” và “hành” cho thấy hai phạm trù này có mối liên hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau, cái này làm tiền đề, cơ sở cho cái kia và ngược lại. Như chủ tịch Hồ Chí Minh – vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam cũng đã chỉ rõ: “Lý luận nếu không gắn liền với thực tiễn thì chỉ là lý luận suông, thực tiễn mà không được lý luận dẫn đường thì chỉ là những thực tiễn sai lầm”. Quả đúng như vậy, những lý thuyết đã được học nếu không đưa vào thực tế cuộc sống để thử nghiệm thì thứ lý thuyết đó chỉ là lý thuyết viển vông, ngược lại, những phương pháp vận dụng vào cuộc sống mà chưa được lý thuyết phân tích, chứng minh thì những phương pháp đó cũng không có hiệu quả thậm chí còn dẫn đến hậu quả khó lường. Câu nói của Bác góp phần khẳng định về tính đúng đắn của lời dạy “học đi đôi với hành”.
Thực tiễn cuộc sống cho thấy, nhiều người có bằng cấp nhưng vẫn không tìm được công việc mình mong muốn. Tại sao lại vậy? Nguyên nhân có thể là do họ chỉ được học những lý thuyết trong sách, mà không có kĩ năng thực hành. Ví dụ như, trên lớp họ được học về các kĩ năng thuyết trình nhưng họ chưa bao giờ thực hành thuyết trình trước đám đông thì làm sao có thể áp dụng được những kiến thức đã học về thuyết trình. Trong khi hiện nay đất nước đang trong quá trình phát triển, phần lớn các tập đoàn, công ty…đều đòi hỏi, yêu cầu cao về kinh nghiệm chứ không cần những lý thuyết mà không áp dụng được vào công việc.

Gần đây, trên một số mặt báo đã xuất hiên những bài báo về sinh viên tốt nghiệp nhiều trường đại học khá danh tiếng trong nước, ra trường với tấm bằng tốt nghiệp loại xuất sắc, loại giỏi trong tay nhưng tỉ lệ có việc làm đúng chuyên ngành vẫn rất thấp. Đây là vấn đề đặt ra một dấu hỏi lớn cho nền giáo dục nước ta, cần có những thay đổi phù hợp với thời đại hội nhập hiện nay. Học sinh, sinh viên bên cạnh những bài giảng về mặt lý thuyết thì cần được nâng cao về khả năng thực hành để biết vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn. Đây là một phương pháp rất hữu ích để nâng cao chất lượng giáo dục nước ta.

Đã có rất nhiều phát minh của những người còn rất trẻ tuổi thể hiện sự vận dụng lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống như phát minh xe lăn cho người không tay của một sinh viên đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh, hay thiết bị chống cận thị của một bạn sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh, đây đều là những phát minh có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống của con người.

Một lần nữa ta khẳng định lại tính đúng đắn của lời dạy “học đi đôi với hành”, đồng thời cũng là một phương pháp học tập vô cùng hữu ích đối với việc học tập của mỗi chúng ta.
Nếu thấy hay thì like nhá;)
 
Top Bottom