giải thích 1 câu trắc nghiệm

N

nhandaumua

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đọc đoạn văn: "Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa." (Hồ Chí Minh). Tác dụng của các biện pháp liệt kê, lặp cú pháp trong đoạn văn trên là gì?

  • A. Nêu bật những kết quả, ý nghĩa to lớn của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
    B. Thể hiện những diễn biến hết sức nhanh chóng, mau lẹ của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.
    C. Khẳng định vai trò to lớn của nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
    D,. Vạch trần bản chất phản động, lạc hậu, dối trá của bọn thực dân, phát xít và triều đình phong kiến.
đáp án là câu A nhưng mình thấy câu C vẫn đúng mà???:D
các bạn giúp nhé!!!
 
P

phamminhkhoi

Cần lưu ý đề bài yêu cầu chọn câu đúng nhất. Cả ba câu còn lại đều có ý đúng nhưng không đủ.

Với câu C: phép lặp từ "dân ta" dúng là đã khẳng định sức mạnh của quần chúng, nhưng các phép liệt kê và lặp cấu trúc, thì lại nói lên được những thành quả của cuộc cách mạng thì mới là chính xác (đánh đổ Pháp, Nhật, đánh đổ chế độ quân chủ phong kiến...rõ ràng là thành quả cách mạng chứ không nhấn mạnh vào lực lượng lãnh đạo)

Những câu như thế này các bạn nên cân nhắc kỹ trước khi đưa ra đáp án.
 
D

doduchuong

mình nghĩ câu hỏi này chọn đáp án A là đúng nhất! trong 4 đáp án thì đáp án nào cũng có một ý đúng nhưng đúng nhất vẫn là đáp án A! Trước hết là nói về mục đích của bản tuyên ngôn độc lập. Bạn có thể thấy rằng mục đích của bản tuyên ngôn là khẳng định nền độc lập, tự chủ của dân tộc, đánh đòn phủ đầu vào âm mưu tái chiếm Việt Nam của thực dân Pháp và đế quốc mĩ đồng thời bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân Pháp! => Đó mới là mục đích chính của tuyên ngôn độc lập! Còn nếu như nói về vai trò của nhân dân và Đảng thì mình nghĩ là điều này ai cũng biết. Dân ta biết và thực dân Pháp cũng biết. Bản tuyên ngôn hướng tới đối tượng là thực dân pháp và toàn thể nhân dân thế giới vậy nên việc đọc tuyên ngôn hok phải là để nói cho mọi người biết rằng dân tộc Việt Nam có đảng lãnh đạo, có quần chúng tham gia đấu tranh. Hơn nữa, ở đây BÁc còn nhắc đến cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945. Theo mình thì kết quả to lớn mà cuộc cách mạng mang lại cho dân tộc ta đó là "Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị." chứ hok phải là sự đoàn kết của dân ta và đảng mặc dù ta cũng hok thể phủ nhận vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng! Theo mình thì mục đích của biện pháp lặp cú pháp ở đây chủ yếu nhấn mạnh vào thành quả của cuộc cách mạng tháng 8 chứ hok hẳn nhấn mạnh vào quần chúng nhân dân và Đảng!
đó là ý kiến của mình hok biết có đúng hok nữa! Câu hỏi này bọn mình vừa rùi cũng thi học kì nhưng là thi tự luận chứ hok thi trắc nghiệm! Các bạn đọc xem có gì thì góp ý nhé! thanks! :)
 
Last edited by a moderator:
H

hunganhqn

Cá nhân mình thấy là:

1. Với câu Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị: Nếu cho rằng đây là kết quả của cách mạng T8 (như đáp án A) thì mình băn khoăn, bởi vì căn cứ vào lịch sử ta thấy:
+ Pháp chạy: Ý HCM nói đến sự bỏ chạy hèn nhát của Pháp khi Nhật xâm lược Việt Nam (mùa thu 1940). Không phải ta đánh cho Pháp chạy.
+ Nhật hàng: Nói đến sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít trên toàn thế giới. Nhật hàng là đầu hàng Đồng minh. Bản chất không phải ta đánh cho Nhật hàng.
+ Vua Bảo Đại thoái vị: Cái này thì đúng là thành quả trực tiếp của CMT8
Phép liệt kê trong câu văn này chủ yếu để nhấn mạnh sự sụp đổ liên tiếp của các chế độ áp bức.

2. Với hai câu Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.
+ Hai câu văn này cũng sử dụng biện pháp lặp cú pháp với dạng lặp là Dân ta đã....để dựng nên..../ Dân ta đã....để lập nên....
+ Xét về cấu tạo ngữ pháp thì ở cả hai câu trên, chủ ngữ của câu - tức là chủ thể làm nên thành quả cách mạng - là dân ta nên hoàn toàn có thể chọn đáp án C: Khẳng định vai trò to lớn của nhân dân lao động,... . Tất nhiên hai câu này rất đúng với đáp án A.

Bạn nhandaumua băn khoăn cũng là có lí. Mình nghĩ ra đề với đáp án như vậy dễ gây khó dễ cho người làm bài.

V
 
D

doduchuong

Mình thấy bạn phân tích cũng đúng lắm. Đúng là đề có gây khó dễ cho người làm nhưng như thế mới là trắc nghiệm chứ! Đúng hok? Người làm cần phải tỉnh táo ! Quan trọng là rèn tư duy thui bạn ah. Theo mình thấy tổng thể thì tuy là đáp án nào cũng có ý đúng nhưng đúng nhất có lẽ là A. Và khi xem xét một đoạn văn bản nào thì ta nên đặt văn bản đó vào trong toàn bộ tác phẩm, Lúc đó ta sẽ dễ tìm ra phương án đúng hơn. Các bạn thấy sao? :)
 
D

doduchuong

vậy hok cố gắng bảo vệ quan điểm của mình sao bạn? Mình cũng đâu có nói phương án C sai đâu! :) Cho mình hỏi riêng tư một chút nha! Bạn có thi khối C hay D hok? Mình thấy lí lẽ văn của bạn cũng khá chắc chắn đấy!
 
Top Bottom