Giải quyết thắc mắc môn Hóa trước khi thi đại học.

N

nguyenanhtuan1110

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giải quyết thắc mắc môn Hóa trước khi thi đạ

Sắp thi đại học đến nơi rồi, ai có thắc mắc gì nữa về Lý thuyết thì đưa lên đây, mọi người giúp cho.
(lưu ý là lý thuyết thôi đấy, còn bài tập thì phải tự luyện thôi)
 
V

vodanh2020

may quá mình có một câu này muốn các bạn giúp đỡ : so sánh độ linh động của H trong : các đồng fan của NITRO_ phenyl ( chú ý là chỉ có một nhóm -NO2 gắn váo các vị trí ORto; Para; Meta) trong cac vị trí đó thì NO2 gắn ở vị trí nào làm H linh động nhất ????)
MÌNH RẤT MONG CÓ CÂU TRẢ LỜI SỚM !!!!!!!!!
CẢM ƠN RẤT NHIỀU !!!!!!!!!
 
N

nguyenanhtuan1110

vodanh2020 said:
may quá mình có một câu này muốn các bạn giúp đỡ : so sánh độ linh động của H trong : các đồng fan của NITRO_ phenyl ( chú ý là chỉ có một nhóm -NO2 gắn váo các vị trí ORto; Para; Meta) trong cac vị trí đó thì NO2 gắn ở vị trí nào làm H linh động nhất ????)
MÌNH RẤT MONG CÓ CÂU TRẢ LỜI SỚM !!!!!!!!!
CẢM ƠN RẤT NHIỀU !!!!!!!!!
Để các bạn khỏi cãi nhau, mình đưa Ka luôn:
o-NO2-C6H4-OH:10^-7.23
m-NO2-C6H4-OH:10^-8.4
p-NO2-C6H4-OH:10^-7.15
 
N

nguyenanhtuan1110

o- và p- mạnh hơn m- do có hiệu ứng liên hợp hút e, nhưng o- có liên kết H nội phân tử nên yếu hơn p-.
 
V

vodanh2020

hihi cảm ơn bạn rất nhiều nhá !!!
chúc bạn thủ khoa lần này nhé !!! good luck !!
thi xong mình đọ điểm nhé !! :twisted:
 
N

nguyenanhtuan1110

Nói thật, mình chưa từng ngó qua phần hữu cơ trong SGK.
Nếu có thì R phải chứa số C>3, nếu =2 hoặc =3 ẽ tạo anhidrit axit.
Sản phẩm sẽ là (-OOCRCO-)n.
 
L

loveyouforever84

haminh said:
thế trong SGK tr75 thí dụ mà sách, ý của nó là thế nào?
Axit hai chức không thể tự trùng ngưng được, nguyên nhân là lk trong polime đó sẽ rất kém bền => ko tồn tại. Nếu có thì chỉ sinh ra anhiđrit axit dạng vòng được thôi.
Còn về ví dụ trong SGK trang 75 mà bạn nêu thì bạn cần chú ý là người ta lấy phân tử axit ađipic làm ví dụ cho các phân tử có thể tham gia phản ứng trùng ngưng, nhưng ở đây ađipic chỉ có thể tham gia phản ứng đồng trùng ngưng thôi, ví dụ với hexametylenđiamin...
 
S

songlacquan

cho mình tiếp cái câu dạo trước trong đề 8 thì phải
NH2-CH2-CH2-COOH
và Ch3-CH(NH2)-COOH trùng ngưng cho mấy loại polime
mình chọn 3, giải thích đây:
NH2-(CH2)2-COOH kí hiệu là NH2-A-COOH (A #B)
CH3-CH(NH2)COOH kí hiệu là NH2-B-COOH
theo suy nghĩ bình thường:
loại 1: (NH-A-CO)n
loại 2: (NH-B-CO)n
loại 3: (NH-A-CONH-B-CO)n
loại 4: (NH-B-CONH-A-CO)n

nhưng để ý nếu viết dài hơn nữa 2 aminoaxit tạo 1 polime sau
...[NH-A-CONH-B-CO]NH-A-CO(NH-B-CONH-A-CO)NH-B-CONH-A-CONH-B-CO...
để biểu diễn cái này người ta chọn 1 mắt xích và thêm n vào đó
và loại 3 và loại 4 đều biểu diễn cái polime trên tuỳ theo ta chọn mắt xích nào:
ví dụ loại 3: dùng []
loại 4: dùng ()

nên theo mình thì chỉ có 3 thoai(nếu n kô giới hạn), ngoài ra cũng có thể hiểu là 4 nếu polime này có giới hạn (khi n giới hạn thì rõ ràng loại 3 sẽ
khác 4)
 
N

nguyenhoai

nguyenanhtuan1110 said:
vodanh2020 said:
may quá mình có một câu này muốn các bạn giúp đỡ : so sánh độ linh động của H trong : các đồng fan của NITRO_ phenyl ( chú ý là chỉ có một nhóm -NO2 gắn váo các vị trí ORto; Para; Meta) trong cac vị trí đó thì NO2 gắn ở vị trí nào làm H linh động nhất ????)
MÌNH RẤT MONG CÓ CÂU TRẢ LỜI SỚM !!!!!!!!!
CẢM ƠN RẤT NHIỀU !!!!!!!!!
Để các bạn khỏi cãi nhau, mình đưa Ka luôn:
o-NO2-C6H4-OH:10^-7.23
m-NO2-C6H4-OH:10^-8.4
p-NO2-C6H4-OH:10^-7.15

Trùi! you đừng có giải thích theo kiểu ĐIÊN KHÙNG này, nếu mà giải thích như you thì chắc là mỗi người phải có số nơron thần kinh tăn gấp chục lần thì mới thi đại học nổi.
 
N

nguyenanhtuan1110

Mình có giải thích bên dưới rồi mà, cái Ka để mọi ng` tham khảo thôi.
 
D

dustbin

songlacquan said:
cho mình tiếp cái câu dạo trước trong đề 8 thì phải
NH2-CH2-CH2-COOH
và Ch3-CH(NH2)-COOH trùng ngưng cho mấy loại polime
mình chọn 3, giải thích đây:
NH2-(CH2)2-COOH kí hiệu là NH2-A-COOH (A #B)
CH3-CH(NH2)COOH kí hiệu là NH2-B-COOH
theo suy nghĩ bình thường:
loại 1: (NH-A-CO)n
loại 2: (NH-B-CO)n
loại 3: (NH-A-CONH-B-CO)n
loại 4: (NH-B-CONH-A-CO)n

nhưng để ý nếu viết dài hơn nữa 2 aminoaxit tạo 1 polime sau
...[NH-A-CONH-B-CO]NH-A-CO(NH-B-CONH-A-CO)NH-B-CONH-A-CONH-B-CO...
để biểu diễn cái này người ta chọn 1 mắt xích và thêm n vào đó
và loại 3 và loại 4 đều biểu diễn cái polime trên tuỳ theo ta chọn mắt xích nào:
ví dụ loại 3: dùng []
loại 4: dùng ()

nên theo mình thì chỉ có 3 thoai(nếu n kô giới hạn), ngoài ra cũng có thể hiểu là 4 nếu polime này có giới hạn (khi n giới hạn thì rõ ràng loại 3 sẽ
khác 4)


Câu này trong sách nói là có 7 loại(ặc ặc)

Cho hỏi luôn:
1.Etylen Glycol tự trùng ngưng được hả??
2.Như vậy sẽ có 3 loại polime trùng ngưng là polieste (điankol và điacid), poliamit (điamin và điacid) poliete (điankol) phải không????
3.Sự khác nhau giữa peptit và amit là gì????

Cố lên em trai.........
 
V

vu01

FeSO4 + KMnO4 -> Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
còn cân bằng thì bác tự làm nhé ! tui nhác quá :wink:
 
Top Bottom