Giải giúp mình về bài toán CO2!

B

birthday9x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1)Cho 3,36l khí CO­2(đktc) vào 400ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,25M và K2CO3 0,4M thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch X thu được kết tủa, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được m(g) chất rắn. Giá trị của m là::confused:
A. 21,67g B. 16,83g C. 71,91g D. 48,96g
 
G

giotbuonkhongten

1)Cho 3,36l khí CO­2(đktc) vào 400ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,25M và K2CO3 0,4M thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch X thu được kết tủa, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được m(g) chất rắn. Giá trị của m là::confused:
A. 21,67g B. 16,83g C. 71,91g D. 48,96g

nCO2 = 0,15 mol

nOH- = 0,1 mol

--> nHCO3- = 0,1 mol dư 0,05 mol CO2

nCO32- = 0,16 mol --> 0,11 mol CO32- & 0,1 mol HCO3-

thu đc kết tủa là 0,11 mol BaCO3 --> BaO --> mBaO = 16,83 g
 
D

duongbaphuc

theo tui biết thì C02 không phản ứng được với C03 2- tạo HC03 - vì K2C03 là kim loại kiềm. Tui chỉ biết KHC03 nhiệt phân ra k2C03 + CO2 + H20 còn điều ngược lại tui chưa chắc đúng
 
B

bunny147

Nếu giải thích vì K là kim loại kiềm thì nghe không ổn , vì mình đọc sách có pư này : Na2CO3 + CO2 + H2O ----> 2NaHCO3
Còn K thì mình không biết vì sách chỉ ghi hợp chất quan trọng với thực tế .
 
D

duongbaphuc

theo tui biết thì sách chỉ ghi KHC03 nhiệt phân tạo ra k2C03 còn mũi tên ngược lại thì tôi không thấy
 
N

nguyenthanhvinhan

humh tui thấy thế này nà!
Theo thuyết Bronstet thì CO3 2- có tính bazo, CO2 vào H2O phân li tạo H+, rùi tụi nó mần nhau, pt thì y như Na. Chất thì khác nhưng mà bản chất là 1 thôi, đâu phải PƯ nào người ta cũng nói ra. Do đặc điểm cấu tạo nguyên tử và mạng tinh thể mà các kim loại kiềm có tính chất hóa học khá tương đồng:
K2CO3 + CO2 + H2O ----> 2KHCO3
 
J

junior1102

^^

1)Cho 3,36l khí CO­2(đktc) vào 400ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,25M và K2CO3 0,4M thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch X thu được kết tủa, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được m(g) chất rắn. Giá trị của m là::confused:
A. 21,67g B. 16,83g C. 71,91g D. 48,96g

Ở đây là người ta cho CO2 vào dung dịch KOH ,do đó ban đầu nó sẽ có phản ứng với lượng KOH dư ,tức phản ứng tạo thành K2CO3 .

CO2 + 2KOH -> K2CO3 + H2O (1)

nKOH = 0,1 mol -> nK2CO3 = 0,05 mol .

Như vậy ,ban đầu ta sẽ có tổng số mol K2CO3 là 0,05 + 0,16 = 0,21 mol .

nCO2 = 0,15 mol ,nhưng ở phàn ứng 1 ta thấy nCO2 mới chỉ phản ứng hết 0,05 mol -> còn dư 0,1 mol .

0,1 mol CO2 tiếp tục tác dụng với K2CO3 theo phản ứng :

K2CO3 + CO2 + H2O -> 2KHCO3

nCO2 phản ứng = 0,1 mol -> nK2CO3 phản ứng = 0,1 mol -> nK2CO3 còn lại = 0,11 mol .


Khi cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch ,BaCl2 chỉ tạo kết tủa với K2CO3 ( nó không phản ứng với KHCO3 )

BaCl2 + K2CO3 -> BaCO3 + 2KCl

từ đây tính được nBaCO3 = nK2CO3 = 0,11 mol .

Nung nóng thì được BaO ,nBaO = nBaCO3 = 0,11 mol = 16,83 mol.


p/s : khi cho CO2 vào dung dịch muối cacbonat của kim loại kiềm và kiềm thổ thì luôn xảy ra phản ứng tạo muối HCO3- ,về mặt bản chất nó cũng chỉ là phản ứng giữa axit và bazo .
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom