Giải giúp mình các câu này

H

hapiny

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật M có khối lượng 400 g và lò xo có độ cứng là 40 N/m đang dao động điều hòa trên mặt phẳng ngang nhẵn với biên độ 5cm. Đúng lúc M qua vị trí cân bằng người ta dùng vật m có khối lượng 100g bay với vận tốc 50 cm/s theo phương thẳng đứng hướng xuống bắn vào M và dính chặt ngay vào M. Sau đó M dao động với biên độ
Câu 2: Trong ống Cu-lit-giơ để tạo ra tia X (tia Rơn-ghen), biết tốc độ của êlectrôn tới anôt là 5.10^7 m/s. Bỏ qua động năng ban đầu của êlectrôn khi bật ra khỏi catôt. Để giảm tốc độ của êlectrôn khi đến anôt 4.10^6 m/s thì hiệu điện thế giữa hai đầu ống phải giảm là
Câu 3: Một máy bay bay ở độ cao h1 = 100 m, gây ra ở mặt đất ngay phía dưới một tiếng ồn có mức cường độ âm L1 = 120 dB. Coi máy bay là một nguồn điểm phát âm. Muốn giảm tiếng ồn tới mức chịu được L2 = 100 dB thì máy bay phải bay ở độ cao
Câu 4: Đặt điện áp xoay chiều u = U[TEX]\sqrt{2}[/TEX]cos(wt) (U, w không đổi) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Thay đổi L thì ULmax = 90[TEX]\sqrt{5}[/TEX]V khi đó UC = 40[TEX]\sqrt{5}[/TEX]V. Giá trị của U là

Câu 5: Khi động năng của một hạt êlectrôn chuyển động tương đối tính bằng 0,6 lần năng lượng nghỉ của nó thì tốc độ của êlectrôn bằng

Câu 6: Từ một máy phát điện người ta muốn truyền tải tới nơi tiêu thụ 1 công suất điện là 196 kW với hiệu suất truyền tải là 98%. Biết điện trở của đường dây tải là 40 ôm . Cần phải đưa lên đường dây tải tại nơi đặt máy phát điện một hiệu điện thế bằng bao nhiêu?

Câu 7: Chiếu một tia sáng trắng lên bề mặt một bản mặt song song bằng thủy tinh dày 20 cm dưới góc tới i = 45 độ. Biết chiết suất của bản đối với tia sáng màu tím và màu đỏ lần lượt là 1,685 và 1,643. Bề rộng của chùm tia ló bằng

Câu 8: Dao động điện từ trong mạch LC lý tưởng là dao động điều hòa. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn cảm bằng 1,2 mV thì cường độ dòng điện trong mạch bằng 1,8 mA. Còn khi hiệu điện thế giữa hai đầu tụ điện bằng -0,9 mV thì cường độ dòng điện trong mạch bằng 2,4mA Biết độ tự cảm của cuộn dây là L= 5 [tex]\mu[/tex]H . Chu kì biến thiên của năng lượng điện trường trong tụ điện bằng

Câu 9: Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng ngang nhẵn, cách điện gồm vật nặng khối lượng 50g, tích điện q = 20 μC và lò xo có độ cứng k = 20 N/m. Khi vật đang nằm cân bằng thì người ta tạo một điện trường đều E = 105 V/m trong không gian bao quanh con lắc có hướng dọc theo trục lò xo trong khoảng thời gian nhỏ Δt = 0,01 s và coi rằng trong thời gian này vật chưa kịp dịch chuyển. Sau đó con lắc dao động với biên độ là

Câu 10: Mắc nối tiếp điện trở thuần R với một cuộn dây có độ tự cảm L rồi mắc vào nguồn xoay chiều. Dùng vôn kế có điện trở rất lớn đo hiệu điện thế ở hai đầu cuộn cảm, hai đầu điện trở và cả đoạn mạch được các giá trị tương ứng lần lượt là 100 V, 100 V và 173,2 V. Hệ số công suất của cuộn cảm là
 
Last edited by a moderator:
N

newstarinsky

Câu 1: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật M có khối lượng 400 g và lò xo có độ cứng là 40 N/m đang dao động điều hòa trên mặt phẳng ngang nhẵn với biên độ 5cm. Đúng lúc M qua vị trí cân bằng người ta dùng vật m có khối lượng 100g bay với vận tốc 50 cm/s theo phương thẳng đứng hướng xuống bắn vào M và dính chặt ngay vào M. Sau đó M dao động với biên độ

Vận tốc của hệ sau va chạm là [TEX]V=\frac{m.v+M.V_o}{M+m}=0,9(m/s)[/TEX]

Tốc độ góc của hệ sau va chạm là [TEX]\omega' =\sqrt{\frac{k}{M+m}}=4.\sqrt{5}[/TEX]

Bien độ mới là [TEX]A'=\frac{V}{\omega'}=\frac{9\sqrt{5}}{2}(cm)[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
N

newstarinsky


Câu 2: Trong ống Cu-lit-giơ để tạo ra tia X (tia Rơn-ghen), biết tốc độ của êlectrôn tới anôt là 5.107 m/s. Bỏ qua động năng ban đầu của êlectrôn khi bật ra khỏi catôt. Để giảm tốc độ của êlectrôn khi đến anôt 4.106 m/s thì hiệu điện thế giữa hai đầu ống phải giảm là


[TEX]|e|U_1=\frac{1}{2}mV^2_1[/TEX]

[TEX]|e|U_2=\frac{1}{2}.mV^2_2[/TEX]

[TEX]\Rightarrow \frac{U_2}{U_1}=\frac{V^2_2}{V^2_1}=\frac{4}{625}[/TEX]

Vậy U phải giảm 156,25(lần)​
 
N

newstarinsky


Câu 6: Từ một máy phát điện người ta muốn truyền tải tới nơi tiêu thụ 1 công suất điện là 196 kW với hiệu suất truyền tải là 98%. Biết điện trở của đường dây tải là 40 ôm . Cần phải đưa lên đường dây tải tại nơi đặt máy phát điện một hiệu điện thế bằng bao nhiêu?


có [TEX]H=1-\frac{P.R}{U^2}=0,98[/TEX]

[TEX]\Rightarrow U=19,8(kV)[/TEX]

Câu 10: Mắc nối tiếp điện trở thuần R với một cuộn dây có độ tự cảm L rồi mắc vào nguồn xoay chiều. Dùng vôn kế có điện trở rất lớn đo hiệu điện thế ở hai đầu cuộn cảm, hai đầu điện trở và cả đoạn mạch được các giá trị tương ứng lần lượt là 100 V, 100 V và 173,2 V. Hệ số công suất của cuộn cảm là

Trong cuộn cảm có r

[TEX]U^2_r+U^2_L=10000(1)[/TEX]

[TEX](U_r+U_R)^2+U^2_L=30000(2)[/TEX]

Từ (1) và (2) suy ra [TEX]U_r=50(V)[/TEX]

[TEX]cos(\varphi_{rL})=\frac{U_r}{U_{rL}}=0,5[/TEX]​
 
Last edited by a moderator:
N

newstarinsky


Câu 3: Một máy bay bay ở độ cao h1 = 100 m, gây ra ở mặt đất ngay phía dưới một tiếng ồn có mức cường độ âm L1 = 120 dB. Coi máy bay là một nguồn điểm phát âm. Muốn giảm tiếng ồn tới mức chịu được L2 = 100 dB thì máy bay phải bay ở độ cao

Có [TEX]L_1-L_2=10.lg(\frac{h_2}{h_1})^2[/TEX]

[TEX]\Rightarrow h_2=1000(m)[/TEX]
 
H

hapiny

Vận tốc của hệ sau va chạm là [TEX]V=\frac{m.v}{M+m}=10(m/s)[/TEX]

Tốc độ góc của hệ sau va chạm là [TEX]\omega' =\sqrt{\frac{k}{M+m}}=4.\sqrt{5}[/TEX]

Bien độ mới là [TEX]A'=\frac{V}{\omega'}=\frac{\sqrt{5}}{2}(cm)[/TEX]

bạn sử dụng công thức nào vậy. mà sao trong đề ra 2[TEX]\sqrt{5}[/TEX] lận
 
H

hapiny

Câu 11: Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch ngoài RLC nối tiếp. Bỏ qua điện trở dây nối, coi từ thông cực đại gửi qua các cuộn dây của máy phát không đổi. Khi rôto của máy phát quay với tốc độ n1 = 30 vòng/phút và n2 = 40 vòng/phút thì công suất tiêu thụ ở mạch ngoài có cùng một giá trị. Hỏi khi rôto của máy phát quay với tốc độ bao nhiêu vòng/phút thì công suất tiêu thụ ở mạch ngoài đạt cực đại?
Câu 12: Con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo độ cứng k = 100 N/m, vật m = 400 g. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 4 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Biết hệ số ma sát giữa vật và sàn là μ = 5.10-3. Coi chu kỳ dao động xấp xỉ chu kì riêng của hệ, lấy g = 10 m/s2. Quãng đường vật đi được trong 1,5 chu kỳ đầu tiên là
Câu 13: Mắc vào đoạn mạch RLC không phân nhánh gồm một nguồn điện xoay chiều có tần số thay đổi được. Ở tần số f1=60 hz , hệ số công suất đạt cực đại bằng 1 . Ở tần số f2=120 hz , hệ số công suất nhận giá trị 0.707 . Ở tần số f3=90 , hệ số công suất của mạch bằng?
 
Last edited by a moderator:
H

hapiny

Hix 134 lần view mà không thấy ai chỉ hết. bạn nào có lòng hảo tâm vào giúp mình nhé
 
H

hapiny


Câu 4:
Đặt điện áp xoay chiều u = U[TEX]\sqrt{2}[/TEX]cos(wt) (U, w không đổi) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Thay đổi L thì ULmax = 90[TEX]\sqrt{5}[/TEX]V khi đó UC = 40[TEX]\sqrt{5}[/TEX]V. Giá trị của U là

Câu 5: Khi động năng của một hạt êlectrôn chuyển động tương đối tính bằng 0,6 lần năng lượng nghỉ của nó thì tốc độ của êlectrôn bằng

Câu 6: Từ một máy phát điện người ta muốn truyền tải tới nơi tiêu thụ 1 công suất điện là 196 kW với hiệu suất truyền tải là 98%. Biết điện trở của đường dây tải là 40 ôm . Cần phải đưa lên đường dây tải tại nơi đặt máy phát điện một hiệu điện thế bằng bao nhiêu?

Câu 7: Chiếu một tia sáng trắng lên bề mặt một bản mặt song song bằng thủy tinh dày 20 cm dưới góc tới i = 45 độ. Biết chiết suất của bản đối với tia sáng màu tím và màu đỏ lần lượt là 1,685 và 1,643. Bề rộng của chùm tia ló bằng

Câu 8: Dao động điện từ trong mạch LC lý tưởng là dao động điều hòa. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn cảm bằng 1,2 mV thì cường độ dòng điện trong mạch bằng 1,8 mA. Còn khi hiệu điện thế giữa hai đầu tụ điện bằng -0,9 mV thì cường độ dòng điện trong mạch bằng 2,4mA Biết độ tự cảm của cuộn dây là L= 5 [tex]\mu[/tex]H . Chu kì biến thiên của năng lượng điện trường trong tụ điện bằng

Câu 9: Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng ngang nhẵn, cách điện gồm vật nặng khối lượng 50g, tích điện q = 20 μC và lò xo có độ cứng k = 20 N/m. Khi vật đang nằm cân bằng thì người ta tạo một điện trường đều E = 105 V/m trong không gian bao quanh con lắc có hướng dọc theo trục lò xo trong khoảng thời gian nhỏ Δt = 0,01 s và coi rằng trong thời gian này vật chưa kịp dịch chuyển. Sau đó con lắc dao động với biên độ là

Câu 11: Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch ngoài RLC nối tiếp. Bỏ qua điện trở dây nối, coi từ thông cực đại gửi qua các cuộn dây của máy phát không đổi. Khi rôto của máy phát quay với tốc độ n1 = 30 vòng/phút và n2 = 40 vòng/phút thì công suất tiêu thụ ở mạch ngoài có cùng một giá trị. Hỏi khi rôto của máy phát quay với tốc độ bao nhiêu vòng/phút thì công suất tiêu thụ ở mạch ngoài đạt cực đại?

Câu 12:
Con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo độ cứng k = 100 N/m, vật m = 400 g. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 4 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Biết hệ số ma sát giữa vật và sàn là μ = 5.10-3. Coi chu kỳ dao động xấp xỉ chu kì riêng của hệ, lấy g = 10 m/s2. Quãng đường vật đi được trong 1,5 chu kỳ đầu tiên là

Câu 13:
Mắc vào đoạn mạch RLC không phân nhánh gồm một nguồn điện xoay chiều có tần số thay đổi được. Ở tần số f1=60 hz , hệ số công suất đạt cực đại bằng 1 . Ở tần số f2=120 hz , hệ số công suất nhận giá trị 0.707 . Ở tần số f3=90 , hệ số công suất của mạch bằng?

Câu 14: Urani 235U92 phóng xạ α tạo thành Thôri (Th). Chu kỳ bán rã của Urani là T = 7,13.108 năm. Tại một thời điểm nào đó tỉ lệ giữa số nguyên tử Th và số nguyên tử Urani bằng 2. Sau thời điểm đó bao lâu thì tỉ lệ số nguyên tử nói trên bằng 11?
A. 7,13.10^8 năm. B. 10,695.10^8 năm. C. 14,26.10^8 năm. D. 17,825.10^8 năm

các bạn giải hộ mình các câu trên dùm đi, sắp tới ngày thi rồi
 
Last edited by a moderator:
N

newstarinsky


Câu 4: Đặt điện áp xoay chiều u = U[TEX]\sqrt{2}[/TEX]cos(wt) (U, w không đổi) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Thay đổi L thì ULmax = 90[TEX]\sqrt{5}[/TEX]V khi đó UC = 40[TEX]\sqrt{5}[/TEX]V. Giá trị của U là




Ta có [TEX]U_{Lmax}\Rightarrow Z_L.Z_c=R^2+Z^2_C\Leftrightarrow U_L.U_c=U_{RC}[/TEX]

[TEX]\Rightarrow U^2_{RC}=18000[/TEX]

Mà [TEX]U^2_L=U^2_{RC}+U^2\Rightarrow U= 150(V)[/TEX]

Câu 8: Dao động điện từ trong mạch LC lý tưởng là dao động điều hòa. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn cảm bằng 1,2 mV thì cường độ dòng điện trong mạch bằng 1,8 mA. Còn khi hiệu điện thế giữa hai đầu tụ điện bằng -0,9 mV thì cường độ dòng điện trong mạch bằng 2,4mA Biết độ tự cảm của cuộn dây là L= 5 [tex]\mu[/tex]H . Chu kì biến thiên của năng lượng điện trường trong tụ điện bằng

Có [TEX]U^2_o=\frac{U^2_1.i^2_2-U^2_2.i^2_1}{i^2_2-i^2_1}[/TEX]

[TEX]\Rightarrow U_o=1,5(mV)[/TEX]

[TEX]I^2_o=\frac{U^2_1.i^2_2-U^2_2.i^2_1}{U^2_1-U^2_2}[/TEX]

[TEX]\Rightarrow I_o=3(mA)[/TEX]

Chu kì dao động của mạch là

[TEX]T=2\pi.\sqrt{LC}=2\pi.\frac{L.I_o}{U_o}=2\pi.10^{-5}(s)[/TEX]

Chu kì biến thiên của năng lượng điện trường trong tụ điện bằng

[TEX]T'=\frac{T}{2}=\pi.10^{-5}(s)[/TEX]
 
N

newstarinsky

Câu 12: Con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo độ cứng k = 100 N/m, vật m = 400 g. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 4 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Biết hệ số ma sát giữa vật và sàn là μ = 5.10-3. Coi chu kỳ dao động xấp xỉ chu kì riêng của hệ, lấy g = 10 m/s2. Quãng đường vật đi được trong 1,5 chu kỳ đầu tiên là

Độ giảm biên độ sau 1 lần qua vị trí cân bằng là

[TEX]\triangle A=\frac{2\mu.m.g}{k}=0,04(cm)[/TEX]

Sau 1,5 T đầu tiên thì vật qua VTCB 3 lần

Quãng đường là [TEX]S=4+2.3,96+2.3,92+3,88=23,64(cm)[/TEX]
 
Top Bottom