Giải giúp em với

T

trucha1994

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Trộn 3 dd HCl 0,3M; H2SO4 0,2M và H3PO4 0,1M với những thể tích bằng nhau thu được dd X. Dd Y gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Để trung hoà 300 ml dd X cần vừa đủ V ml dd Y. Giá trị của V là:
a. 200 b. 333,3 c. 1000 d. 600
Bài 2: Cho V lít dd A chứa đồng thời FeCl3 1M và Fe2(SO4)3 0,5M tác dụng với dd Na2CO3 có dư, phản ứng kết thúc thấy khối lượng dd sau phản ứng giảm 69,2 gam so với tổng khối lượng của các dd ban đầu. Giá trị của V là:
a. 0,336 lít b. 0,237 lít c. 0,2 lít d. 0,24 lít
Bài 3: Cho 4,48 gam hh gồm CH3COOC2H5 và CH3COOC6H5 ( có tỉ lệ mol 1:1) tác dụng với 800 ml dd NaOH 0,1M thu được dd X. Cô cạn dd X thì khối lượng chất rắn thu được là:
a. 3,28 b. 5,60 c. 4,88 d. 6,40
Bài 4: hoa2 tan hoàn toàn m gam hh X gồm Al, Fe, Zn bằng dd HCl dư. Dd thu được sau phản ứng tăng lên so với ban đầu là (m-2) gam. Khối lượng (gam) muối clorua tạo thành trong dd là:
a. m+73 b. m+35,5 c. m+71 d. m+36,5
Bài 5: Cho x hoặc y mol CO2 (y>x) hấp thụ vào dd có z mol Ba(OH)2 thấy khối lượng kết tủa sinh ra đều như nhau. Quan hệ x, y, z là:
a. 2y-x=z b. x+y=z c. x+y=2z d. y-x=z
 
V

vnbot99

Câu 1 (quá đơn giản tớ nghĩ cậu nên tự tìm cách)
Tớ làm như sau:
số mol OH- = số mol H+
Mà số mol H+ dễ tính được: 0.3*(0.3+0.2*2+0.1*3)=0.3 mol
=> thể tích OH- cần dùng là
Cm của dung dịch kiềm là 0.1+0.2*2=0.5
V=n/Cm=0.3/0.5=0.6 lít =600 ml

Bài 2 ( chắc tớ tính sai hoặc đề sai)
Tớ tính ntn
FeCl3 khi tác dụng tạo Fe2(CO3)3 khối lượng giảm 16.5g
Fe2(SO4)3 tác dụng tạo Fe2(CO3)3 khối lượng giảm 108g
Giả sử có 1 lít dung dịch A khi tác dụng sẽ:
Giẳo FeCl3 16g và 54gam ở Fe2(SO4)3 vì có 0.5M
=> 1 lít giảm 70.5gam
mà đề cho khi tác dụng giảm 69.2gam ->V=.... không thấy đá
Bài 3
Đặt số mol CH3COOC2H5 và... lần lượt là x y có hệ pt
74x+136y=4.48
x=y
=>x=y=0.02 mol
PT phản ứng
CH3COOC2H5+NaOH->CH3COONa+.....
CH3CÔC6H5+NaOH->CH3COONa+C6H5ONa
số mol các muối bằng nhau =0.02 , đề cho 0.08 mol NaOH -> NaOH dư 0.02 mol( cô cạn thì cái này là chất rắn)
tính tổng lại ta có khối lượng muối = 0.02* (84+84+116+40)=6.4g (vì số mol = nhau tớ nhóm lại)

Bài 4
Khối lượng DUNG DỊCH tăng lên m-2 gam có nghĩa là cho vào m gam kim loại thì bị mất đi 2gam do H2 bay lên, mà 2gam H2 bay lên có nghĩa là đã tác dụng với 2mol HCl
=> khối lượng = m+35.5*2=m+71

Bài 5
Số mol kết tủa 2 lần bằng nhau mà x<y
Ta dự đoán lần khi td x mol thì CO2 Thiếu
Còn khi tác dụng y mol thì CO2 dư làm tan kết tủa
PT
Ba(OH)2+CO2-> BaCO3(1)
BaCO3+CO2+H2O-> Ba(HCO3)2 (2)
+khi tác dụng x mol thì chỉ có pt 1 xảy ra do CO2 thiếu nên số mol kết tủa chính là số
mol CO2 bằng x mol


+Khi tác dụng với y mol thì xảy ra 2 phương trình
ở phương trình 1 thì CO2 dư nên số mol kết tủa tính theo Ba(OH2) và bằng z mol(dùng hết z mol CO2)
Phản ứng 2 tiếp tục xảy ra ở phản ứng này CO2 là chất thiếu, sau khi tác dụng ở phản ứng 1 thì số mol CO2 còn lại là (y-z) mol
=> sau phản ứng 2 thì số mol kết tủa còn lại là z-(y-z)=2z-y (mol)

mà số mol ở 2 trường hợp = nhau
->2z-y=x=>> x+y=2z
Haizz cố tìm hiểu nhé tớ viết dông qá
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom