Giải giúp e với, em đang cần gấp lắm, đội ơn các bác

H

huyprosss

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Cho mạch điện ghép nối tiếp gồm điện trở [TEX]R = 40\Omega [/TEX] cuộn dây thuần cảm [TEX]L = \frac{0,6}{\Pi } (H)[/TEX] và tụ điện có điện dung biến thiên trong khoảng giá tị từ [TEX]\frac{{10}^{-3}}{3\Pi } (F) [/TEX] đến [TEX]\frac{{10}^{-3}}{7\Pi } (F)[/TEX] . Điện áp hai đầu đoạn mạch cho bởi biểu thức [TEX]u = 150\sqrt{2} cos (100\Pi t) (V)[/TEX].
a, Cho giá trị [TEX]C = \frac{{10}^{-3}}{3\Pi } (F)[/TEX] viết biểu thức cường độ dòng điện trong mạch
b, Tính điện áp cực đại giữa hai đầu điện trở khi tụ C biến đổi
c, Tính điện áp cực đại giữa hai bản tụ khi tụ C biến đổi

Câu 2: Một sợi dây dài, mảnh, đàn hồi, đầu O được kích thích dao động theo phương trình [TEX]u = 4 cos (2\Pi ft) (cm) (t \geq 0)[/TEX] theo phương vuông góc với sợi dây, tần số thay đổi trong khoảng từ [TEX]40Hz[/TEX] đến [TEX]53Hz[/TEX] . Sóng tạo thành trên dây lan truyền với tốc độ [TEX]v = 5 m/s[/TEX]
1, Cho [TEX]f = 40 Hz[/TEX]
a, Tính chu kì và bước sóng trên dây
b, Tính li độ của điểm M trên dây cách O [TEX]4m[/TEX] ở thời điểm [TEX]t = 0,5s[/TEX]
2, Tính tần số f để M cách O [TEX]20cm[/TEX] luôn dao động cùng pha với O
Câu 3: Cho một hệ cơ gồm 2 vật A và B có khối lượng [TEX]{m}_{A} = 100g[/TEX] , [TEX]{m}_{B} = 300g[/TEX] nối với nhau bằng một lò xo có độ cứng [TEX]k = 100 N/m[/TEX] . Vật B nằm trên bàn sao cho lò xo có phương thẳng đứng.
a, Tính độ nén của lò xo khi hệ cân bằng
b, Từ vị trí cân bằng ta ấn vật A xuống dưới 1 đoạn 2cm rồi thả cho A dao động điều hòa, lập phương trình dao động A. Chọn gốc tọa độ ở vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống, t = 0 lúc A ở vị trí cao nhất lần thức nhất
c, Phải ấn A xuống một đoạn bao nhiêu từ vị trí cân bằng để khi thả cho A dao động, nó có thể kéo B đi lên
Câu 4: Một con lắc đơn có chiều dài dây treo [TEX]l = 90 cm[/TEX], khối lượng vật nặng [TEX]m = 200 g[/TEX]. Con lắc dao động tại nơi có gia tốc trọng trường [TEX]g = 10 m/{s}^{2}[/TEX]. Khi con lắc đơn đi qua vị trí cân bằng, lực căng dây treo bằng 4N. Tính vận tốc của vật nặng khi đi qua vị trí này
 
H

hoatraxanh24


Câu 1:
a. Tự giải.
b. Cộng hưởng điện.
c. Bài toán cực trị của C.
$Z_C = \dfrac{R^2+Z_L^2}{Z_L}$
$U_{Cmax}=\dfrac{U}{R} \sqrt{R^2+Z_L^2}$
Câu 2:
1. a. Tự giải.
1.b. Viết phương trình tại M. rồi thay t =0,5s.
M chậm pha hơn O một góc: $\Delta \varphi = \dfrac{2 \pi d}{\lambda}$
$x_M=$
Hoặc có thể vẽ vòng tròn lượng giác ra rồi tính li độ tại M.
2. Điều kiện cùng pha với OM:
$\Delta \varphi = \dfrac{2 \pi OM}{\lambda}=k2 \pi$
Sau đó giới hạn f lại tìm ra giá trị k.
Rồi tìm lại giá trị f.
 
H

hoatraxanh24

Câu 4:
Lực căng tại VTCB: $T=mg(3 -2 cos \alpha_0)=4 => \alpha_0 = ?$
Vận tốc tại VTCB nhé!
Em tính ra giá trị $\alpha_0$ có bé hơn $10^0$ không nhé!
Nếu nhỏ hơn $10^0$ thì:
Vận tốc tại VTCB:
$v=\omega A = \alpha_0 \sqrt{gl}=?m/s$
Hoặc dùng CT tổng quát: $v=\sqrt{gl(1-cos \alpha_0)}$
Câu 3: Phức tạp. Tự giải nhé!
(Nếu em có em gái hay chị gái thì anh sẽ suy nghĩ lại :) )
ps: Vì một giáng sinh không FA! ;)
 
C

congratulation11

Câu 3: Cho một hệ cơ gồm 2 vật A và B có khối lượng [TEX]{m}_{A} = 100g[/TEX] , [TEX]{m}_{B} = 300g[/TEX] nối với nhau bằng một lò xo có độ cứng [TEX]k = 100 N/m[/TEX] . Vật B nằm trên bàn sao cho lò xo có phương thẳng đứng.
a, Tính độ nén của lò xo khi hệ cân bằng
b, Từ vị trí cân bằng ta ấn vật A xuống dưới 1 đoạn 2cm rồi thả cho A dao động điều hòa, lập phương trình dao động A. Chọn gốc tọa độ ở vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống, t = 0 lúc A ở vị trí cao nhất lần thức nhất
c, Phải ấn A xuống một đoạn bao nhiêu từ vị trí cân bằng để khi thả cho A dao động, nó có thể kéo B đi lên

Hình bạn tự thiết kế. :D

Đùa đấy, hình này trước mình vẽ giờ dùng lại. :)
user1578889_pic101918_1397982205_zpsae61de6b.png

a) Khi cân bằng thì có mỗi A nén thôi, vậy thì:

$\Delta l_o=\dfrac{m_Ag}{k}=0,01 \ \ (m)$

b) Vì A nối với B và đương nhiên là B không gắn 502 với bàn ;)) Do vậy ta cần xét xem khi lên cao nhất tại B thì A có kéo B đi không.
Dễ dàng Cm được $OA=OB$ bằng định luật bảo toàn cơ nhé. Gọi G là vị trí của A mà lò xo không biến dạng.

Nếu B bị nhấc lên thì: $F_{dh.B}>P_2$.

Mà: $F_{dhB}=k.GB=100(OB-OG)=100(OA - \Delta l_o)=100(0,02-0,01)=1 \ \ (N) < P_2=0,3.10=3\ (N)$

Vậy đảm bảo B vẫn an toàn. :p
-----------------
Xét dao động của A.

+ Biên độ: $A=OA=2'\ (cm)$
+ Tần số góc: $\omega = \sqrt {\dfrac{k}{m_A}}=10\sqrt{10} = 10\pi\ (rad)$
---> PT có dạng: $x=2.\cos (\omega t + \varphi)$
+ Pha ban đầu:
Tại $t=0, x=-2 ---> -2=2.\cos (10\pi .0+\varphi) ---> \varphi = \pi$

---> PT dao động của A: $x=2.\cos (10\pi t+\pi)$

c) Câu này tương tự phần trên của câu b.

Xong nhé! :D
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom