Vật lí 10 giải giúp e với ạ

Phan thị lợi

Học sinh mới
22 Tháng một 2023
1
1
6
17
Hà Tĩnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một mặt bàn hình tròn, đồng chất, bề dầy không đáng kể, có khối lượng m0 = 3kg, nằm ngang, đặt trên ba chân thẳng đứng giống hệt nhau lắp tại mép bàn tại các điểm A, B, C sao cho ABC là tam giác đều có cạnh l = 0,6m. Trọng tâm của mặt bàn tại tâm O của nó.
a) Tính áp lực của mặt bàn lên chân bàn tại các điểm A, B, C.
b) Đặt một vật nhỏ m1 lên điểm m trên mặt bàn, áp lực đè lên các chân bàn tại các điểm A, B, C lần lượt là 10N, 20N, 30n. Tìm khối lượng m1 và vị trí của M trên mặt bàn.
c) Lấy m1 ra khỏi bàn và đặt một vật nhỏ m2 lên mặt bàn trên đường thẳng chứa trung tuyến thuộc cạnh BC của tam giác đều ABC. Khi đó m2 có khối lượng tối thiểu bằng bao nhiêu và đặt ở vi trí nào thì bàn bắt đầu bị nghiêng.
 
  • Like
Reactions: World Hello

Tuyết Sơn

Học sinh
Thành viên
5 Tháng một 2022
123
1
196
36
Hà Giang
1677208127639.png
Câu a: Vì bàn hoàn toàn đối xứng nên áp lực lên chân chúng phải đều nhau và bằng P/3 = 10 N.

Câu b. Để giải câu này chúng ta nên đặt bàn vào 1 hệ tọa độ (như hình gợi ý trên).

- Tổng áp lực chân bàn phải bằng tổng trọng lượng của bàn nên vật m1 phải có khối lượng: P1 = Na + NB+ NC - mo.g = 10 + 20 + 30 - 30 = 30N tức m1 = 3 kg.

- Vì bàn cân bằng, nên bàn không bị quay quanh trục quay đi qua hai chân B-C.
Khi đó gọi d1 là khoảng cách từ m1 đến trục quay đi qua chân BC, d2 là khoảng cách từ chân A đến trục quay đi qua chân B-C. Trọng tâm bàn sẽ cách trục quay B-C là d2/3

Khi đó ta có pt cân bằng quay quanh BC là: NA.d2 - P0.d2/3 - N1.d1 =0 Thay NA = 10, P0 = 30, N1 = 10 vào sẽ tính được d1 = 0, hay m1 nằm trên BC.

Lấy momen với trục quay quanh Oy (vuông góc với BC), sẽ được pt: NB.OB + N1.x - NC.OC, thay NB = 20, OB = 0,6, N1 = 30, Nc = 30, OC= 0,6 sẽ tìm được x là tọa độ của m.

Câu c. Khi ấy M phải nằm ở mép bàn, đối xứng với điểm A. Bàn bắt đầu bị nghiêng khi phản lực tại A = 0.

Ta viết Pt với trục quay đi qua BC như sau: P0.d = M.g.d' với d là khoảng cách từ trọng tâm bàn đến cạnh BC, còn d' là khoảng cách từ M đến BC. Tính bằng hình học.
 

World Hello

Học sinh
Thành viên
5 Tháng bảy 2022
85
49
26
17
Hà Nội
Hà Nội
Khi đó ta có pt cân bằng quay quanh BC là: NA.d2 - P0.d2/3 - N1.d1 =0 Thay NA = 10, P0 = 30, N1 = 10 vào sẽ tính được d1 = 0, hay m1 nằm trên BC.
Anh ơi,
- Sao mình lại biết ⇀P₁ làm bàn quay quanh BC theo chiều nào mà biết dấu moment của nó.
- Anh nói kỹ hơn câu c được không ạ?
 
Last edited:

Tuyết Sơn

Học sinh
Thành viên
5 Tháng một 2022
123
1
196
36
Hà Giang
1677340293193.png
Để m2 tối thiểu thì cánh tay đòn của P2 với BC phải là lớn nhất, tức m2 phải nằm ở biên trên trung trực của BC, điều này là tất nhiên, không phải bàn cãi gì rồi.

Khi đó lấy momen qua trục BC, khi bàn cân bằng, ta phải có: Na.AO + PM.OD - P0.OG =0. Khi bàn bắt đầu quay thì NA = 0, khi ấy, giá trị tối thiểu của PM ứng với pt PM.OD - P0.OG = 0

P/s: Trả lời câu hỏi sao biết P1 quay theo hướng nào:

Thực ra mình thấy chân bàn nào có phải lực lớn hơn thì biết chắc chắn vật nặng phải bị đặt lệch ở bên đó rồi.

Còn nếu theo pp tính toán đại số thì cứ đặt 1 giả thiết là vật có tọa độ x bất kỳ, nếu giải pt cân bằng momen mà giá trị của x là dương thì x ở bên phải trục tọa độ, còn x âm thì bên trái trục tọa độ thôi bạn.
Nói chung cũng ko quan trọng.
 
  • Love
Reactions: World Hello

World Hello

Học sinh
Thành viên
5 Tháng bảy 2022
85
49
26
17
Hà Nội
Hà Nội
View attachment 223769
Để m2 tối thiểu thì cánh tay đòn của P2 với BC phải là lớn nhất, tức m2 phải nằm ở biên trên trung trực của BC, điều này là tất nhiên, không phải bàn cãi gì rồi.

Khi đó lấy momen qua trục BC, khi bàn cân bằng, ta phải có: Na.AO + PM.OD - P0.OG =0. Khi bàn bắt đầu quay thì NA = 0, khi ấy, giá trị tối thiểu của PM ứng với pt PM.OD - P0.OG = 0

P/s: Trả lời câu hỏi sao biết P1 quay theo hướng nào:

Thực ra mình thấy chân bàn nào có phải lực lớn hơn thì biết chắc chắn vật nặng phải bị đặt lệch ở bên đó rồi.

Còn nếu theo pp tính toán đại số thì cứ đặt 1 giả thiết là vật có tọa độ x bất kỳ, nếu giải pt cân bằng momen mà giá trị của x là dương thì x ở bên phải trục tọa độ, còn x âm thì bên trái trục tọa độ thôi bạn.
Nói chung cũng ko quan trọng.
Tuyết Sơntuyệt nha anh, cảm ơn anh nha <3 <3
 

World Hello

Học sinh
Thành viên
5 Tháng bảy 2022
85
49
26
17
Hà Nội
Hà Nội
View attachment 223769
Để m2 tối thiểu thì cánh tay đòn của P2 với BC phải là lớn nhất, tức m2 phải nằm ở biên trên trung trực của BC, điều này là tất nhiên, không phải bàn cãi gì rồi.

Khi đó lấy momen qua trục BC, khi bàn cân bằng, ta phải có: Na.AO + PM.OD - P0.OG =0. Khi bàn bắt đầu quay thì NA = 0, khi ấy, giá trị tối thiểu của PM ứng với pt PM.OD - P0.OG = 0

P/s: Trả lời câu hỏi sao biết P1 quay theo hướng nào:

Thực ra mình thấy chân bàn nào có phải lực lớn hơn thì biết chắc chắn vật nặng phải bị đặt lệch ở bên đó rồi.

Còn nếu theo pp tính toán đại số thì cứ đặt 1 giả thiết là vật có tọa độ x bất kỳ, nếu giải pt cân bằng momen mà giá trị của x là dương thì x ở bên phải trục tọa độ, còn x âm thì bên trái trục tọa độ thôi bạn.
Nói chung cũng ko quan trọng.
Tuyết SơnEm có thể nói thế này được không: đặt 1 vật nặng lên bàn,
- Áp lực của mặt bàn lên chân bàn A tăng ⇔ vật nằm cùng phía A so với BC
- Áp lực của mặt bàn lên chân bàn A không đổi ⇔ vật nằm trên trục BC
- Áp lực của mặt bàn lên chân bàn A giảm ⇔ vật nằm khác phía A so với BC
 

Tuyết Sơn

Học sinh
Thành viên
5 Tháng một 2022
123
1
196
36
Hà Giang
Em có thể nói thế này được không: đặt 1 vật nặng lên bàn,
- Áp lực của mặt bàn lên chân bàn A tăng ⇔ vật nằm cùng phía A so với BC
- Áp lực của mặt bàn lên chân bàn A không đổi ⇔ vật nằm trên trục BC
- Áp lực của mặt bàn lên chân bàn A giảm ⇔ vật nằm khác phía A so với BC
World HelloỜ được, đó là "lý tính" của 1 người giải lý.

Còn nếu thầy cô quá chấp vào toán thì chịu!
 
  • Love
Reactions: World Hello
Top Bottom