Giải dùm một số câu trong đè thi thư cua thầy sơn năm ngoái

C

cucury11

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 6: Cho phản ứng sau: CH2=CH–CH3 + KMnO4 + H2SO4 CO2 + CH3–COOH + K2SO4 + MnSO4 + H2O Tỉ lệ số phân tử CH2=CH–CH3 và KMnO4 trong phản ứng trên là
A. 1 : 2. B. 5 : 4. C. 5 : 2. D. 2 : 1.

Câu 9: Hỗn hợp hai ancol no mạch hở A, B. A kém B một nguyên tử cacbon. Nếu cho hỗn hợp gồm 1 mol A với 2 mol B phản ứng hết với Na được 2 mol H2. Nếu cho hỗn hợp gồm 2 mol A với 1 mol B phản ứng hết với Na được 2,5 mol H2. Đốt cháy 1 mol hỗn hợp A, B được 58,24 lít CO2 (đktc). Công thức của A và B lần lượt là
A. CH3OH và C2H4(OH)2 . B. C2H4(OH)2 và C3H7OH.
C. C2H4(OH)2 và C3H5(OH)3. D. C2H5OH và C3H6(OH)2.

Câu 14: Lấy 3,9 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức phản ứng hết với Na được 6,1 gam hỗn hợp muối. Cũng lấy 3,9 gam hỗn hợp hai ancol trên đun với 24 gam axit axetic được, có xúc tác H2SO4 đặc. Giả sử hiệu suất phản ứng este hóa của hai ancol là như nhau và đều bằng 70% thì khối lượng este thu được là
A. 5,67 gam. B. 8,10 gam.
C. 11,57 gam. D. 22,68 gam.

Câu 16: Trộn 4,05 bột nhôm với hỗn hợp Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hoà tan hỗn hợp A trong dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ lệ mol là 3 : 1. Thể tích của hỗn hợp NO và NO2 là
A. 4,32 lít. B. 10,08 lít. C. 6,72 lít. D. 4,032 lít.

Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức bằng không khí vừa đủ, toàn bộ sản phẩn cháy được dẫn qua hai bình: bình một đựng H2SO4 đặc, bình hai đựng dung dịch KOH dư thấy khối lượng bình một tăng 6,48 gam, bình hai tăng 14,08 gam, khí ra khỏi bình hai có thể tích là 45,696 lít (đktc). Công thức amin là
A. C4H11N. B. C3H7N. C. C4H9N. D. C2H7N.
Câu 29: Sắp xếp các chất AlCl3, Al2(SO4)3, NaAlO2, Al(OH)3, Al2O3 thành sơ đồ phản ứng hợp lí.
A. NaAlO2 Al(OH)3 Al2(SO4)3 Al2O3 AlCl3.
B. Al2(SO4)3 Al(OH)3 Al2O3 NaAlO2 AlCl3.
C. AlCl3 Al2O3 Al2(SO4)3 Al(OH)3 NaAlO2.
D. Al2O3 Al(OH)3 NaAlO2 Al2(SO4)3 AlCl3.

Câu 30: Phenol phản ứng được với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây ?
A. NaOH, Na, CH3COOH. B. HCl, dung dịch Br2, HNO3 đặc.
C. dung dịch Br2, (CH3CO)2O, NaOH. D. Na, HNO3 đặc, C2H5OH.

Câu 34: Dãy gồm các chất đều có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 là:
A. axetilen, fomalin, glucozo, saccarozơ. B. glucozơ, propin, propanon, tinh bột.
C. but-2-in, metanol, frucozơ, mantozơ. D. metanal, vinyl axetilen, frutozơ, mantozơ.
Câu 37: Nhận định nào sau đây không đúng ? A. Cho dung dịch iôt vào hồ tinh bột xuất hiện màu xanh, đun nóng thì mất màu, để nguội lại thấy màu xanh.
B. Cho dung dịch mantozơ vào Cu(OH)2/dung dịch NaOH được dung dịch màu xanh, đun nóng có kết tủa đỏ gạch.
C. Cho dung dịch fuctozơ vào Cu(OH)2/ dung dịch NaOH được dung dịch màu xanh, đun nóng có kết tủa đỏ gạch.
D. Đun xenlulozơ với axit H2SO4 được glucozơ, ngược lại đun glucozơ với dung dịch H2SO4 lại được xenlulozơ

Câu 39: Trường hợp nào sau đây không làm thay đổi mạch polime?
A. Đun hỗn hợp cao su thiên nhiên với lưu huỳnh ở 150oC.
B. Đun nóng nhựa rezol ở nhiệt độ khoảng 150oC.
C. Đun thủy tinh hữu cơ plexiglas với dung dịch NaOH. D. Đun tơ lapsan trong dung dịch H2SO4 loãng.

Câu 45: Axit acrylic thể hiện tính axit khi phản ứng với các chất trong dãy chất nào dưới đây?
A. Na2CO3, Br2, Na. B. NaOH, C2H5OH, Mg.
C. CuO, CH3NH2, C6H5ONa. D. Ca(HCO3)2 , H2/Ni , C6H5OH.

Câu 46: Nhận định nào dưới đây không đúng ? A. Hỗn hợp CuO và CuS có thể tan hết trong dung dịch HCl dư. B. Hỗn hợp Cu và Fe2O3 có thể tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư. C. Hỗn hợp Na2O và ZnO có thể tan hoàn toàn trong nươc dư. D. Hỗn hợp Ag và AgNO3 có thể tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4.

. Câu 48: Hợp chất hữu cơ X có công thức C3H7O2N, vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH và có thể làm mất màu nước brom. Vậy X thuộc loại
A. amino axit. B. muối amoni. C. hợp chất nitro. D. este của amino axit

Câu 50: Đóng 5 cái đinh sắt vào năm miếng kim loại là Sn, Cu, Pb, Al, Mg, rồi thả chúng vào năm ống nghiệm chưa dung dịch H2SO4 loãng (lượng dung dịch đủ ngập các kim loại). Cho biết có bao nhiêu ống nghiệm ở đó Fe bị ăn mòn điện hóa ?
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
 
N

nguyenvancuong1225@gmail.com

Câu 6: Cho phản ứng sau:
CH2=CH–CH3 + KMnO4 + H2SO4 ---> CO2 + CH3–COOH + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Tỉ lệ số phân tử CH2=CH–CH3 và KMnO4 trong phản ứng trên là
A. 1 : 2. B. 5 : 4. C. 5 : 2. D. 2 : 1.

$Mn^{+7}$ nhận 5e

$C^{-2} + C^{-1} \rightarrow C^{+4} + C^{+3} + 10e$

--> $CH_2=CH-CH_3 + 2KMnO_4 + 3H_2SO_4 \rightarrow CO_2 + CH_3COOH + K_2SO_4 + 2MnSO_4 + 4H_2O$
--> A

Câu 9: Hỗn hợp hai ancol no mạch hở A, B. A kém B một nguyên tử cacbon. Nếu cho hỗn hợp gồm 1 mol A với 2 mol B phản ứng hết với Na được 2 mol H2. Nếu cho hỗn hợp gồm 2 mol A với 1 mol B phản ứng hết với Na được 2,5 mol H2. Đốt cháy 1 mol hỗn hợp A, B được 58,24 lít CO2 (đktc). Công thức của A và B lần lượt là
A. CH3OH và C2H4(OH)2 .
B. C2H4(OH)2 và C3H7OH.
C. C2H4(OH)2 và C3H5(OH)3.
D. C2H5OH và C3H6(OH)2.

Gọi x nhóm OH của A và y nhóm OH của B
$\begin{cases} 0,5x+y=2 \\ x+0,5y=2,5 \end{cases}$ --> x=2, y=1

Số nguyên tử C trung bình: 2,6 --> B

Câu 14: Lấy 3,9 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức phản ứng hết với Na được 6,1 gam hỗn hợp muối. Cũng lấy 3,9 gam hỗn hợp hai ancol trên đun với 24 gam axit axetic được, có xúc tác H2SO4 đặc. Giả sử hiệu suất phản ứng este hóa của hai ancol là như nhau và đều bằng 70% thì khối lượng este thu được là

A. 5,67 gam.
B. 8,10 gam.
C. 11,57 gam.
D. 22,68 gam.

số mol ancol: 0,1 mol

$n_{CH_3COOH} = 0,4 mol$
Ancol: ROH --> R=22
khối lượng este với H=100%: 0,1.59+0,1.22 =8,1 g --> thực tế: 5,67g
 
N

nguyenvancuong1225@gmail.com

Câu 29: Sắp xếp các chất AlCl3, Al2(SO4)3, NaAlO2, Al(OH)3, Al2O3 thành sơ đồ phản ứng hợp lí.
A. NaAlO2 Al(OH)3 Al2(SO4)3 Al2O3 AlCl3.
B. Al2(SO4)3 Al(OH)3 Al2O3 NaAlO2 AlCl3. Các phản ứng bạn tự viết.
C. AlCl3 Al2O3 Al2(SO4)3 Al(OH)3 NaAlO2.
D. Al2O3 Al(OH)3 NaAlO2 Al2(SO4)3 AlCl3.

Câu 30: Phenol phản ứng được với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây ?
A. NaOH, Na, CH3COOH.
B. HCl, dung dịch Br2, HNO3 đặc.
C. dung dịch Br2, (CH3CO)2O, NaOH. Các phản ứng bạn tự viết.
D. Na, HNO3 đặc, C2H5OH.

Câu 34: Dãy gồm các chất đều có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 là:
A. axetilen, fomalin, glucozo, saccarozơ.
B. glucozơ, propin, propanon, tinh bột.
C. but-2-in, metanol, frucozơ, mantozơ.
D. metanal, vinyl axetilen, frutozơ, mantozơ. Các phản ứng bạn tự viết.

Câu 37: Nhận định nào sau đây không đúng ?
A. Cho dung dịch iôt vào hồ tinh bột xuất hiện màu xanh, đun nóng thì mất màu, để nguội lại thấy màu xanh.
B. Cho dung dịch mantozơ vào Cu(OH)2/dung dịch NaOH được dung dịch màu xanh, đun nóng có kết tủa đỏ gạch.
C. Cho dung dịch fuctozơ vào Cu(OH)2/ dung dịch NaOH được dung dịch màu xanh, đun nóng có kết tủa đỏ gạch.
D. Đun xenlulozơ với axit H2SO4 được glucozơ, ngược lại đun glucozơ với dung dịch H2SO4 lại được xenlulozơ

Câu 39: Trường hợp nào sau đây không làm thay đổi mạch polime?
A. Đun hỗn hợp cao su thiên nhiên với lưu huỳnh ở 150oC.
B. Đun nóng nhựa rezol ở nhiệt độ khoảng 150oC.
C. Đun thủy tinh hữu cơ plexiglas với dung dịch NaOH.
D. Đun tơ lapsan trong dung dịch H2SO4 loãng.

Câu 45: Axit acrylic thể hiện tính axit khi phản ứng với các chất trong dãy chất nào dưới đây?
A. Na2CO3, Br2, Na.
B. NaOH, C2H5OH, Mg.
C. CuO, CH3NH2, C6H5ONa.
D. Ca(HCO3)2 , H2/Ni , C6H5OH.

Câu 46: Nhận định nào dưới đây không đúng ?
A. Hỗn hợp CuO và CuS có thể tan hết trong dung dịch HCl dư.
B. Hỗn hợp Cu và Fe2O3 có thể tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư.
C. Hỗn hợp Na2O và ZnO có thể tan hoàn toàn trong nươc dư.
D. Hỗn hợp Ag và AgNO3 có thể tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4.

Câu 50: Đóng 5 cái đinh sắt vào năm miếng kim loại là Sn, Cu, Pb, Al, Mg, rồi thả chúng vào năm ống nghiệm chưa dung dịch H2SO4 loãng (lượng dung dịch đủ ngập các kim loại). Cho biết có bao nhiêu ống nghiệm ở đó Fe bị ăn mòn điện hóa ?
A. 4.
B. 2.
C. 3
D. 5.
 
Top Bottom