Giải đề thôi!!!

H

hoinguyet9

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Cho các polime: amilozơ; polietilen; novolac; cao su isopren; cao su lưu hóa; tơ nilon-6,6; tơ visco; tơ lapsan; xenlulozơ; tơ olon, tơ axetat. Số polime tổng hợp là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Câu 2: Phản ứng nào dư¬ới đây không dùng để chứng minh đặc điểm cấu tạo phân tử glucozơ ?
A. Phản ứng với Na, rồi so sánh tỉ lệ số mol H2 và glucozơ để chứng minh phân tử có 5 nhóm -OH.
B. Hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam để chứng minh phân tử có nhiều nhóm chức -OH.
C. Phản ứng tạo este chứa 5 gốc axit CH3COO- để chứng tỏ có phân tử có 5 nhóm -OH.
D. Phản ứng tráng g¬ương để chứng tỏ trong phân tử glucozơ có nhóm -CH=O.
Câu 3: Dung dịch A gồm các chất tan FeCl3, AlCl3, NH4Cl, BaCl2, MgCl2, FeCl2, CuCl2 (nồng độ mỗi chất xấp xỉ 0,1 M). Cho H2S lội chậm qua dung dịch A cho đến khi bảo hòa thì được kết tủa. Số chất tác dụng tạo ra kết tủa là
A. 2 B. 4 C. 3. D. 5
Câu 4: E là este 2 lần este của axit glutamic và 2 ancol đồng đẳng no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau, có phần trăm khối lượng của cacbon là 55,30%. Cho 54,25 gam E phản ứng hoàn toàn với 800 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y. Khối lượng muối có trong dung dịch Y là
A. 124,475 gam. B. 59,6 gam. C. 103,675 gam. D. 105,475 gam.
Câu 5: Cho 47 gam phenol phản ứng hoàn toàn với hỗn hợp gồm 200 gam dung dịch HNO3 68% và 250 gam dung dịch H2SO4 96% (xúc tác), đun nóng, sản phẩm là axit picric. Nồng độ % của dung dịch HNO3 trong dung dịch sau phản ứng là:
A. 8,35%. B. 10,85%. C. 12,5%. D. 20%.
Câu 6: Cho các cân bằng sau: (I) 2HI (k) ⇄ H2 (k) + I2 (k); (II) CaCO3 (r) ⇄ CaO (r) + CO2 (k);
(III) FeO(r) + CO(k)⇄ Fe (r)+CO2(k); (IV) 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k);
(V) N2(k)+ 3H2(k)⇄ 2NH3(k); (VI)CO(k)+Cl2(k)⇄ COCl2(k); (VII) N2(k)+O2(k)⇄ 2NO(k).
Khi tăng áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch là
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 7: Ứng với công thức phân tử C4H8O có bao nhiêu hợp chất mạch hở, bền mà khi tác dụng với H2 (Ni, t0) sinh ra ancol?
A. 6. B. 8. C. 5. D. 7.
Câu 8: Một hợp chất hữu cơ X mạch hở (chứa C, H, O) có khối lượng phân tử là 74. X tác dụng được với dung dịch NaOH. Số chất thoả mãn giả thiết trên là
A. 3 . B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 9: Hoà tan hoàn toàn 74 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 bằng dung dịch H2SO4 loãng dư sinh ra 178 gam muối sunfat. Nếu cũng cho 74 gam hỗn hợp X trên phản ứng với lượng dư khí CO ở nhiệt độ cao và dẫn sản phẩm khí qua dung dịch nước vôi trong dư thì khối lượng (gam) kết tủa tạo thành là bao nhiêu? (các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
A. 130 B. 150 C. 180 D. 240
Câu 10: Trộn đều 6,102 gam hỗn hợp Al, Fe3O4 và CuO (các chất có cùng số mol) rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp X. Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 dư được V ml (đktc) hỗn hợp khí NO2 và NO theo tỉ lệ mol tương ứng là 1:1 và dung dịch không chứa NH4+. Giá trị của V là
A. 604,8 B. 645,12 C. 806,4 D. 403,2
Câu 11: Nung 316 gam KMnO4 một thời gian còn lại 300 gam chất rắn X. Cho dung dịch HCl dư tác
dụng hoàn toàn với 300 gam chất rắn X thu được V lít khí Cl2 (ở đktc). Giá trị của V là:
A. 8,96. B. 89,6. C. 11,2. D. 112.
Câu 12: Có các phát biểu nào sau đây: 1)Anilin không làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm.
2)Anilin là bazơ yếu hơn NH3 vì ảnh hưởng hút electron của gốc C6H5- đến nhóm - NH2.
3)Ảnh hưởng của nhóm - NH2 đến gốc C6H5- làm cho phân tử anilin tác dụng với dung dịch Br2 tạo kết tủa trắng.
4)Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
5)Phản ứng chứng minh ảnh hưởng của nhóm -NH2 đến vòng thơm là phản ứng của anilin với dung dịch HCl.
Số nhận định sai là:
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 13: Chia m gam hỗn hợp X gồm Na, Al và Fe thành 3 phần bằng nhau: Phần 1 cho tác dụng với H2O dư thu được V lít khí. Phần 2 cho tác dụng với NaOH dư thu được 7V/4 lít khí. Phần 3 cho tác dụng với HCl dư thu được 9V/4 lít khí (cùng điều kiện).Thành phần % theo khối lượng của Na trong hỗn hợp X là:
A. 21,2% B. 12,9% C. 21,698% D. 17,29%
Câu 14: Cho các dãy ion sau đây:
1)Na+, Mg2+, OH-, NO3-. 2)HSO4-, Na+, Ca2+, CO32-.
3)OH-, Na+, Ba2+, Cl-. 4)Ag+, H+, Cl-, NO3-. 5)Al3+, NO3-, Cl-, SO42-, S2-.
Số trường hợp các ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 15: Phân tích 0,157 gam chất hữu cơ A chứa C, H, Br; thu được 0,005 mol H, 0,001 mol Br, còn lại là cacbon, biết A có khối lượng phân tử nhỏ hơn 200. Từ C2H5OH, chất vô cơ không chứa C, điều kiện phản ứng có đủ, số phương trình phản ứng ít nhất để tạo thành chất A là
A. 6. B. 7. C. 8. D. 5.
Câu 16: Cho sơ đồ phản ứng: NaX(r) + H2SO4(đ) NaHSO4 + HX (X là gốc axít).
Phản ứng trên dùng để điều chế các axít:
A. HNO3, HCl, HF B. HF, HCl C. HBr, HI, HF D. HNO3, HI, HBr
Câu 17: Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử C3H9O2N. Cho A phản ứng với dung dịch NaOH, đun nóng thu được muối B và khí C làm xanh giấy quỳ tím ẩm. Số đồng phân của A thoả mãn điều kiện trên là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 18: Có các kết luận sau đây:
(1) Các axit cacboxilic đều không tham gia phản ứng tráng gương.
(2) Ancol etylic tác dụng được với natri nhưng không tác dụng được với CuO đun nóng.
(3) Tất cả các đồng phân ancol của C4H9OH đều bị oxi hoá thành anđehit hoặc xeton tương ứng.
(4) Crezol có tính axit mạnh hơn phenol.
(5) Các este đơn chức (chỉ chứa các nguyên tố C, H, O) khi thuỷ phân trong môi trư¬ờng kiềm đều cho sản phẩm hữu cơ là muối và ancol.
(6) Trong môi trường kềm, đun nóng, Cu(OH)2 khử glucozơ cho kết tủa đỏ gạch.
Số nhận định sai là:
A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 19: Cho bay hơi 2,38 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức ở 136,50C và 1 atm thu được 1,68 lít hơi. Oxi hóa 4,76 gam hỗn hợp X bởi CuO thu được hỗn hợp hai anđehit. Hỗn hợp anđehit tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 30,24 gam Ag. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, rồi dẫn sản phẩm cháy qua dung dịch NaOH đặc dư, thì khối lượng dung dịch NaOH tăng là:
A. 18,54 gam. B. 15,44 gam. C. 14,36 gam. D. 8,88 gam.
Câu 20: Trộn 100ml dung dịch chứa KHCO3 1M và K2CO3 1M với 100ml dung dịch chứa NaHCO3 1M và Na2CO3 1M được 200ml dung dịch X. Nhỏ từ từ 100ml dung dịch Y chứa H2SO4 1M và HCl 1M vào 200ml dung dịch X được V lít CO2 (đktc) và dung dịch Z. Cho Ba(OH)2 dư vào Z thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 39,4. B. 78,8. C. 59,1. D. 82,4.
Câu 21: A là hỗn hợp các muối Al(NO3)3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Mg(NO3)2. Cho NH3 dư vào dung dịch A thu được kết tủa X. Lọc lấy kết tủa X, đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp rắn Y. Cho luồng khí CO dư qua Y nung nóng thu được hỗn hợp rắn Z. Hỗn hợp rắn Z gồm:A. Al2O3, MgO, Fe, Cu B. Al2O3, MgO, Fe C. MgO, Fe D. MgO, Fe, Cu
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm CxHyCOOH; CxHyCOOCH3 và CH3OH thu được
2,688 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác, cho 2,76 gam hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,96 gam CH3OH. Lấy lượng CxHyCOOH có trong X cho tác dụng hoàn toàn với hỗn hợp có chứa 0,04 mol CH3OH và 0,06 mol C2H5OH, xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng. Giả sử 2 ancol phản ứng với khả năng như nhau thì khối lượng este tạo thành là:
A. 0,88 gam B. 0,944 gam. C. 1,62 gam. D. 8,6 gam.
Câu 23: Một loại mỡ chứa 50% olein, 30% panmitin và 20% stearin. Khối lượng xà phòng natri 72% điều chế được từ 100 kg loại mỡ trên là
A. 146,68kg B. 134,37kg C. 73,34kg D. 143,41kg
Câu 24: Cho 69,16 gam hỗn hợp khí A gồm clo và oxi tác dụng vừa hết với 0,99 mol hỗn hợp B gồm Mg, Zn và Al thì thu được 105,64 gam hỗn hợp X gồm muối clorua và oxit của 3 kim loại. Cho X phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được dung dịch Y. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch Y cần dùng 715 ml Ba(OH)2 2M. Số mol Zn có trong B là:
A. 0,3 mol B. 0,25 mol C. 0,15 mol D. 0,2 mol
Câu 25: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp A gồm Al và sắt oxit FexOy thu được hỗn hợp chất rắn B1. Cho B1 tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 0,672 lít khí (đktc), dung dịch C và chất không tan D1. Cho từ từ dung dịch HCl vào C đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất lọc lấy kết tủa, rửa sạch và nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 5,1 gam chất rắn. Chất không tan D1 cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng (lượng ít nhất). Sau phản ứng chỉ thu được dung dịch E chứa một muối sắt duy nhất và 2,688 lít khí SO2 (chất khí ở đktc và phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị m là
A. 14,3 B. 11,34 C. 25,9 D. 9,9
Câu 26: Cho 2,4 gam FeS2 tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được V lít khí (ở 0oC; 0,5 atm). Giá trị V là
A. 1,680 B. 3,360 C. 6,720 D. 4,928
Câu 27: Cho Ba dư vào lần lượt các dung dịch: NH4Cl, ZnCl2, Al(NO3)3, FeCl2, FeCl3, K2CO3, CuSO4, AgNO3, NiCl2 (Các quá trình tiến hành trong không khí). Rồi cho tiếp NH3 dư vào. Số hợp chất kết tủa tạo thành cuối cùng là
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 28: Cho cấu hình electron của các hạt vi mô sau:
X : [Ne] 3s2 3p1 Y2+ : 1s2 2s2 2p6
Z : [Ar] 3d5 4s2 M2- : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 T2+ : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
Hỏi những nguyên tố nào trong các nguyên tố sau X, Y, Z, M, T thuộc chu kì 3 ?
A. X, Y, M. B. X, M, T. C. X, Y, M, T. D. X, T.
Câu 29: Cho các chất sau: C2H5OH, C6H5OH (lỏng), C2H5NH2, CH3COOH và các dung dịch C6H5ONa, NaOH, HCl. Cho từng cặp chất tác dụng với nhau điều kiện phù hợp, số cặp chất có phản ứng xảy ra là
A. 8 B. 12 C. 10 D. 9
Câu 30: Có các nhận định sau đây:
1)Trong phân tử buta-1,3-đien, tất cả các nguyên tử đều nằm trên một mặt phẳng.
2)Liên kết kim loại và liên kết ion đều hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các phần tử tích điện trái dấu.3)Phân tử AlCl3 có kiểu liên kết cộng hoá trị.
4)Phân tử NH4NO3 chứa cả liên kết ion, liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết cho nhận.
5)Độ linh động của hiđro trong HCOOH>CH2=CH-COOH.
Số nhận định đúng là:
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
 
Last edited by a moderator:
H

hoinguyet9

Câu 31: Cho các cặp chất sau:
1) NaHSO3 + NaOH, 2) Fe(NO3)2 + HCl, 3) Na2CO3 + H2SO4, 4) KCl + NaNO3,
5) CuCl2 + AgNO3, 6) NH4Cl + NaOH, 7) CuCl2 + H2S, 8) FeCl3 + HI,
9)CuS + HCl, 10)AlCl3 + NaHCO3, 11)F2 + O2, 12)Cl2 + Br2 + H2O.
Số cặp chất xảy ra phản ứng trong dung dịch, chất rắn và dung dịch hay các chất khí là
A. 7 . B. 10. C. 8. D. 9.
Câu 32: Cho hỗn hợp A gồm 0,1 mol FeCO3; 0,2 mol Mg và 0,16 mol FeO tác dụng với 0,5 lít dung dịch HNO3 ( lấy dư 10% so với lượng phản ứng) thu được 0,06 mol hỗn hợp B gồm 3 khí N2, N2O và NO với thể tích bằng nhau. Nồng độ mol của dung dịch HNO3 đã dùng là:
A. 2,56 M. B. 2,68 M. C. 2,816 M. D. 2,948 M.
Câu 33: Cho hỗn hợp 2 axit cacboxilic X và Y là đồng đẳng kế tiếp tác dụng hết với dung dịch NaOH. Lượng muối sinh ra cho tác dụng hết với vôi tôi xút được hỗn hợp khí có tỉ khối đối với H2 bằng 6,25. Phần trăm về số mol 2 axit đó trong hỗn hợp đã cho là:
A. 25% và 75% B. 30% và 70% C. 40% và 60% D. 20% và 80%
Câu 34: Cho hỗn hợp A gồm 3 hiđrocacbon X, Y, Z thuộc 3 dãy đồng đẳng và hỗn hợp B gồm O2, O3. Trộn A với B theo tỉ lệ thể tích VA:VB=1,5:3,2 rồi đốt cháy. Hỗn hợp sau phản ứng thu được chỉ gồm CO2 và H2O(hơi) có tỉ lệ V(CO2):V(H2O)=1,3:1,2. Biết tỉ khối hơi của B so với H2 là 19. Tỉ khối hơi của A so với H2 là
A. 11,5. B. 13,5. C. 15. D. 12.
Câu 35: Chất X là hữu cơ và chất Y là vô cơ, (1)CH2=CHCl, (2)CH3CHCl2, (3)CH3CHClOCOCH3

Chất B phù hợp là:
A. (3) B. (1) C. (2) D. (1)(2)(3)
Câu 36: Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 sau khi phản ứng kết thúc thì chỉ thu được 4,48 lít hỗn hợp khí NO, NO2 là 2 sản phẩm khử (đktc) và còn lại 13,2 gam rắn gồm 2 kim loại. Giá trị của m là
A. 17,12 gam B. 24,96 gam C. 30 gam D. 16 gam
Câu 37: Cho 50 ml dung dịch A chứa RCOOH và RCOOM (M: kim loại kiềm) với tổng số mol 2 chất là 0,035 mol, tác dụng với 12ml dung dịch Ba(OH)2 1,25 M. Sau phản ứng để trung hòa dung dịch cần thêm 3,75 gam dung dịch HCl 14,6%. Sau đó cô cạn dung dịch dịch thì thu được 5,4325 gam muối khan. Nếu đem 50 ml dung dịch A ở trên tác dụng với 20 ml dung dịch NaOH 1M, phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thì khối lượng chất rắn thu được là:
A. 2,87 gam. B. 3,43 gam. C. 3,39 gam. D. 3,19 gam.
Câu 38: Các nguyên tố từ Na đến Cl, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì:
1)bán kính nguyên tử tăng. 2)độ âm điện giảm.
3)năng lượng ion hoá thứ nhất tăng dần. 4)tính bazơ của oxit và hiđroxit giảm dần.
5)tính kim loại tăng dần. 6)tính phi kim giảm dần.
Số nhận định đúng là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 39: Nhận định nào sau đây là đúng:
A. Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hoá học.
B. Nối thanh kẽm với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thuỷ được bảo vệ.
C. Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó bị ăn mòn điện hoá.
D. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát bên trong, để trong không khí ẩm thì thiếc sẽ bị ăn mòn trước.
Câu 40: Có dung dịch X gồm (KI và ít hồ tinh bột). Cho lần lượt từng chất sau: O3, Cl2, H2O2, FeCl3 tác dụng với dung dịch X. Số chất làm dung dịch X chuyển sang màu xanh là
A. 2 chất B. 3 chất C. 1 chất D. 4 chất

II. PHẦN RIÊNG [10 câu]
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B)
A.Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50)
Câu 41: Có các phát biểu sau:
1)Điều chế anđehit fomic trong công nghiệp bằng phản ứng khử metanol.
2)Điều chế ancol etylic trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng hiđrat hóa etilen.
3)Mantozơ và saccarozơ đều tham gia phản ứng tráng gương.
4)Có thể nhận biết etanal và axit acrylic bằng nước brom.
5)Khi đốt cháy axit không no (chứa 1 liên kết đôi), mach hở, đơn chức thì n(H2O): n(CO2)=1.
6)Không thể dùng nước Br2 để phân biệt axeton và anđehit axetic.
Số nhận đinh đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 0.
Câu 42: Cho các chất sau: Fe, Mg, Cu, AgNO3, CuCl2, Fe(NO3)2. Số cặp chất tác dụng với nhau là?
A. 6. B. 8 C. 9 D. 7.
Câu 43: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0,5M, thu được một muối và 448 ml hơi một ancol (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng 8,68 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là
A. CH3COOH và HCOOC2H5. B. CH3COOH và CH3COOC2H5.
C. CH3COOH và C2H5COOC2H5 D. HCOOH và HCOOC2H5.
Câu 44: Hỗn hợp X chứa glixerol và 2 ancol no, mạch hở, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho 8,75 gam X tác dụng với Na thu được 2,52 lít H2 (đktc). Mặt khác 14 gam X tác dụng vừa đủ với Cu(OH)2 thu được 9,84 gam đồng(II)glixerat. Công thức phân tử của ancol có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn là
A. C4H9OH B. CH3OH C. C2H5OH D. C3H7OH
Câu 45: Có các nhận định sau đây:
1)Amylozơ chỉ được tạo nên từ các mắt xích α-glucozơ, còn amylopectin chỉ được tạo nên từ các mắt xích -glucozơ.
2)Trong dung dịch cả glucozơ, saccarozơ, fructozơ, HO-CH2CH2CH2-OH đều tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.
3)Fructozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fructơzơ có nhóm chức -CHO.
4) Trong môi trường kiềm, đun nóng, Cu(OH)2 khử glucozơ cho kết tủa đỏ gạch.
5)Khi thuỷ phân đến cùng mantozơ, tinh bột và xenlolozơ thì không thu được một monosaccarit.
6)Dung dịch saccarozơ tác dụng với Cu(OH)2/NaOH, đun nóng cho kết tủa Cu2O.
Số nhận định đúng là
A. 0. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 46: Trong dung dịch CH3COOH 0,043M, người ta xác định nồng độ H+ ở trạng thái cân bằng là 0,86.10-3M. Có bao nhiêu % phân tử CH3COOH trong dung dịch này phân ly ra ion?
A. 2% B. 1,25% C. 1,34% D. 2,5%
Câu 47: Cho 0,01 mol aminoaxit X tác dụng vừa hết với 80 ml dung dịch HCl 0,125M Lấy toàn bộ sản phẩm cho tác dụng với dung dịch NaOH 1M thì thể tích dung dịch NaOH cần dùng là 30 ml. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 2,835 gam chất rắn.Tên gọi của X là:
A. tyrosin B. lysin C. valin D. Axit glutamic
Câu 48: Cho 52 gam hỗn hợp X gồm Ni, Cr, Sn (trong đó số mol Cr gấp 2 lần số mol Ni) tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, nóng thu được dung dịch Y và 13,44 khí H2 (đktc). Nếu cho 52 gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với O2 (dư) để tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể tích khí O2 (đktc) phản ứng là
A. 11,2 lít. B. 6,72 lít. C. 10,08 lít. D. 7,84 lít.
Câu 49: Trong công nghiệp, để sản xuất gương soi và ruột phích nước, người ta đã sử dụng phản ứng?
A. Dung dịch Anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/ NH3.
B. Dung dịch Axit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
C. Dung dịch mantozơzơ tác dụng với dung dịch AgNO3/ NH3.
D. Dung dịch Glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/ NH3.
Câu 50: Có các nhận định sau đây:
1)Cr(OH)3 có tính lưỡng tính, còn Cr(NO3)3 không phải là axit theo Areniut.
2)Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng; Cr(III) vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử; Cr(VI) có tính oxi hóa. 3)Cr(OH)2, Cr(OH)3 có thể bị nhiệt phân.
4)Trong môi trường axit Cr(VI) tồn tại ở dạng Cr2O72- có màu vàng.
5)Trong môi trường bazơ Cr(VI) tồn tại ở dạng CrO42- có màu da cam.
Số nhận đinh đúng là
A. 5 B. 6 C. 3 D. 4
 
Y

yct_

trả lời cho hoinguyet9, cau 48

@};-$\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\Bài Giải\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\$
Gọi x, y là số mol của Ni và Sn, vậy 2x là số mol của Cr
Tác dụng với dd HCl loãng:
Ni(o) --> Ni(+2) + 2e
x----------------->2x
Cr(o) --> Cr(+2) + 2e
2x---------------->4x
Sn(o) --> Sn(+2) + 2e
y---------------------->2y
nH2 = 0.6 (mol)
2H+ + 2e --> H2(o)
--------1.2<---0.6
Ta có: 2x + 4x + 2y = 1.2 (bảo toàn e)
Theo đề bài: 59x + 52*2x + 119y = 52
=>x = 0.1 y = 0.3 (mol)
Tác dụng với oxi:
Ni(o) --> Ni(+2) + 2e
x----------------->2x
Cr(o) --> Cr(+3) + 3e
2x------------------->6x
Sn(o) --> Sn(+4) + 4e
y----------------------->4y
=> 2x + 6x + 4y = 2 (mol) (e cho)
O2 + 4e --> 2O(2-)
0.5<--2 (bảo toàn e)
=> nO2 = 0.5 (mol) => VO2 = 11.2l
Câu A
 
Top Bottom