[Giải đề thi tốt nghiệp 2013-Nhóm killerwwhale] Môn Toán

N

noinhobinhyen

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

các mod box ngoại khoá cho mình xin pic này trong 24h. sau 24h mình sẽ xoá.

______________________________________________________________________

Câu 1.

1. TXĐ D=R
$y' = 3x^2-3$

phương trình $y' = 0 \Leftrightarrow x= \pm 1$

Hàm số đạt cực đại tại $x=-1 \Rightarrow y_{max} = 1$

Hàm số đạt cực tiểu tại $x=1 \Rightarrow y_{min} = -3$

Hàm số đồng biến trên khoảng $(-\infty;-1)$ và $(1;+\infty)$.

Hàm số nghịch biến trên khoảng $(-1;1)$

Đồ thị hàm số giao với $Oy $ tại $(0;-1)$

Điểm uốn $y''=6x; y'' = 0 \Leftrightarrow x=0$ nên điểm uốn là $I(0;-1)$

Các điểm đi qua (-2;-3) ; (2;1).

Vẽ đồ thị

...

2,
Gọi K là hệ số góc của tiếp tuyến. $M(x_0;y_0)$ là tiếp điểm.

$\Rightarrow f'(x_0) = K=9 \Leftrightarrow 3x_0^2-3=9 \Leftrightarrow x_0 = \pm 2$

vậy có 2 pttt cần tìm là $y=9x-17$ và $y=9x+15$

Câu 2.

1. $3^{1-x} - 3^x + 2 = 0$

$\Leftrightarrow \dfrac{3}{3^x}-3^x +2 = 0$

$\Leftrightarrow 3-3^{2x}+2.3^x = 0$

Vì $3^x > 0 \Rightarrow 3^x = 3 \Rightarrow x=1$

2.
$I=\int_{0}^{\pi/2}(x+1)cosxdx$

Đặt $u=x+1 ; dv=cosxdx \Rightarrow du=dx ; v=sinx$

$\Rightarrow I=(x+1)sinx|_0^{\pi/2} - \int_{0}^{\pi/2}sinxdx$

$=(x+1)sinx|_{0}^{\pi/2}+cosx|_{0}^{\pi/2} = \dfrac{\pi}{2}+1-1 = \dfrac{\pi}{2}$



3. $y=\sqrt{x^2+3}-x.lnx$

Ta có $y' = \dfrac{x}{\sqrt{x^2+3}}-lnx-1 < 0 \forall x $

suy ra hàm số trên nghịch biến trên R

$\Rightarrow MIN_{[1;2]} y = \sqrt{7}-2ln2 \Leftrightarrow x=2$

$MAX_{[1;2]} y = 2 \Leftrightarrow x=1$

Câu 3.

Có A là hình chiếu của D trên (SAB).

S có hình chiếu vuông góc trên (SAB) là chính nó.

Suy ra SA là hình chiếu vuông góc của SD trên (SAB)

$\Rightarrow \widehat{SD,(SAB)} = \widehat{ÂSD} = 30^o$

Xét $\Delta SAD$ vuông có $tan \widehat{ASD}=\dfrac{AD}{SA}$

$\Rightarrow SA = \dfrac{AD}{tan \widehat{ASD}} = a\sqrt{3}$

$V_{SABCD} = \dfrac{1}{3}.SA.S_{ABCD} = \dfrac{1}{3}.a\sqrt{3}.a^2 = \dfrac{a^3}{\sqrt{3}}$ (đvdt)

II. Phần riêng.

Phần chuẩn

Câu 4a.

$(P)$ có vtpt [TEX]\vec{n_p}= (1;2;2)[/TEX]

Vì d qua M (-1;2;1) và $\bot (P)$

suy ra $d$ qua M(-1;2;1) và nhận [TEX]\vec{n_p} = (1;2;2)[/TEX] là vtcp.

[TEX]\Rightarrow ptts (d):\left{\begin{x=-1+t}\\{y=2+2t}\\{z=1+2t} [/TEX]

b, Vì mặt cầu (S) có tâm O và tiếp xúc với (P) nên mc (S) có tâm O và bán kính $R= d(O;(P))$

Ta có $d(O;(P)) = \dfrac{|-3|}{\sqrt{1+4+4}}=1$

$\Rightarrow ptmc (S) : x^2+y^2+z^2=1$

Câu 5.

$(1+i)z-2-4i=0$

$\Leftrightarrow z = \dfrac{2+4i}{1+i}$

$\Leftrightarrow z=\dfrac{(2+4i)(1-i)}{2}$

$\Leftrightarrow z=3+i$

$\Rightarrow \overline{z} = 3-i$
 
H

huudanhvotu

chua chac

câu gtln gtnn, y' < 0 với mọi x chưa chắc nhé. x = 1/e^2 thì > 0 đấy
 
N

nguyenbahiep1

à mình thiếu mất chỗ $x \in [1;2]$ mà.

đề là $x \in [1;2]$

có thể thêm ý cho nó chặt chẽ

[laTEX]\sqrt{x^2+3} > x \forall x \in [1,2] \\ \\ \Rightarrow \frac{x}{\sqrt{x^2+3}} < 1 \\ \\ lnx \geq 0 \forall x \in [1,2] \Rightarrow lnx +1 \geq 1 \\ \\ \Rightarrow \frac{x}{\sqrt{x^2+3}} - (ln x +1) < 0 \forall x \in [1,2][/laTEX]
 
N

ngungutruong

câu 2
ý 3: kết luận vội vàng y' trên đoạn đó như vậy chắc không được điểm cao ùi
nhóm chú chịu thiệt ùi
-------------
 
Top Bottom