Giải đề thi olympic 30-4 [lớp 11]

  • Thread starter starlove_maknae_kyuhyun
  • Ngày gửi
  • Replies 6
  • Views 3,190

S

starlove_maknae_kyuhyun

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

chào các bạn ! %%-
(*) vừa qua mới tổ chức kì thi olympic truyền thống 30-4 ! chắc homai mình cũng có một số bạn tham dự kì thi này ! cho phép mình được mở topic này để các bạn cùng tham gia giải các đề thi olympic hoặc một số bài toán tin khó !
(*) vì đây đa số các bạn học tin ở đây mình nghĩ đều là chuyên toán tin nên mình cũng muốn pic này giao lưu toán học ( không biết mod trưởng có cho phép không ạ , nếu cho phép em xin chân thành cảm ơn ạ ! )
~~> rất vui được mọi người tham gia topic của mình ! cảm ơn các bạn !


 
S

starlove_maknae_kyuhyun

maknae Triệu Khuê Hiền

Giao lưu toán tin anh không cấm. Nhưng toán thường mà post ở đây có lẽ là không hợp lí . mời các bạn sang box toán nhé

Mở màn cho cái pic này mời các bạn làm thử bài này

Câu 3: (6 điểm) Lát gạch
Một lối đi có kích thước 2xN (rộng 2, dài N (1≤N≤30)) được lát gạch bằng hai loại gạch có kích thước 1x2 và 2x2. Biểu diễn lối đi sau khi lát gạch bằng xâu S chỉ chứa các kí tự ‘1’, ‘2’ và ‘3’, Trong đó kí tự ‘1’ để biểu diễn dùng 1 viên gạch 1x2 lát ngang lối đi, ‘2’ biểu diễn dùng 1 viên gạch 2x2 lát, và dùng hai kí tự ‘33’ để biểu diễn dùng 2 viên gạch 1x2 lát dọc lối đi. Chẳng hạn nếu lát như hình vẽ thì xâu S tương ứng có giá trị là: S=’2331’.



Yêu cầu: Hãy xác định các cách lát khác nhau có thể thực hiện và số viên gạch mỗi loại đã sử dụng trong mỗi cách lát đó.
Input: Cho tệp văn bản TILED.INP chứa số nguyên N
Output: Đưa ra tệp văn băn TILED.OUT gồm:
- M dòng đầu tiên, mỗi dòng chứa ba thành phần Si, N1i,N2i các thành phần cách nhau ít nhất là một dấu cách, trong đó Si là cách lát thứ i, N1i và N2i lần lượt là số gạch 1x2 và 2x2 cần dùng để lát cách thứ i trong M cách lát có thể thực hiện.
- Dòng cuối cùng chứa số cách lát có thể thực hiện (M).
Ví dụ:
TILED.INP TILED.OUT
3 21 1 1
331 3 0
12 1 1
133 3 0
111 3 0
5
----------------------------------------------------------------
Chào anh !
%%- em không xem được ảnh ví dụ anh post lên ạ !
%%- em cũng không phân biệt được TILED.INP và .OUT ! anh có thể viết lại và bỏ trong thẻ code để em có thể dễ nhìn hơn được không ạ ? :|
 
S

starlove_maknae_kyuhyun

chào các bạn hocmai.vn :
xin lỗi các bạn nha ! lập topic mà lâu nay bận ôn thi nên không lên được box tin ! để khi nào thi xong mình sẽ post bài lên cho các bạn ! các bạn thông cảm nha !
chúc các bạn học tốt !!
 
N

nguyenhungtu9x

Anh Thành vẽ cái hình không đúng tỉ lệ gì cả nên nhìn khó hiểu! Chiều lối đi theo hình vẽ là từ trái sang phải hả anh.
Mấy bài thao tác với tệp lâu không làm quên hết rồi phải nghiên cứu lại.
Bạn post cái topic cho mình tham gia với nha.
 
L

love_minh95

Cái nè các em dùng duyệt đi mã hóa '2x2' là 2 '33' là 3 đi 1x2 dọc là 1.sau duyệt+xây dựng+đếm dần nếu length=N thì out ra có thể thế nè
Procedure try(i:byte);
var j:byte;
begin
for j:=1 to 3 do
begin
x:=j;
if j=1 then begin length:=length+1; dem1:=dem1+1; end
else if j=2 then begin length:=length+2; dem2:=dem2+1; end
else begin length:=length+2; dem1:=dem1+2; end;
end;
if length=n then out else if length<n then try(i+1)
if j=1 then begin length:=length-1; dem1:=dem1-1; end
else if j=2 then begin length:=length-2; dem2:=dem2-1; end
else begin length:=length-2; dem1:=dem1-2; end;
end;
end;

thank cho mình ná :D
 
S

starlove_maknae_kyuhyun

chào các bạn ! mình xin post thêm một bài để các bạn cùng làm !

Cuộc thi vòng loại Robocon năm nay có chủ đề "Gặp gỡ". Các Robot sẽ tranh tài trên một lưới ô vuông gồm n hàng n cột. Các hàng của lưới được đánh số từ 1 đến n, từ trên xuống dưới. Các cột của lưới được đánh số từ 1 đến n, từ trái sang phải. Trên k ô vuông của lưới có đặt chướng ngại vật. Ở phần thi Robot tự động, mỗi đội sẽ phải sử dụng đồng thời hai con Robot.

Tại thời điểm xuất phát, Robot thứ nhất được đặt tại ô (1,1), mỗi bước chỉ được phép di chuyển sang ô kề cạnh bên phải, hoặc xuống ô kề cạnh bên dưới hoặc xuống ô kề đỉnh phía dưới bên phải.

Robot thứ hai được đặt tại ô (1,n), mỗi bước chỉ được phép di chuyển sang ô kề cạnh bên trái hoặc xuống ô kề cạnh bên dưới hoặc xuống ô kề đỉnh phía dưới bên trái.

Bắt đầu từ thời điểm xuất phát được tính là 0, hai Robot phải di chuyển liên tục theo qui tắc đã nêu. Thời gian di chuyển từ một ô sang ô kế tiếp được tính là 1 giây. Nhiệm vụ của đội chơi là phải lập trình điều khiển hai Robot xuất phát cùng lúc, di chuyển tránh chướng ngại vật để gặp nhau tại một ô vuông không có chướng ngại vật. Hai Robot gặp nhau càng sớm đội chơi càng được nhiều điểm. Lưới ô vuông được thiết kế đảm bảo là luôn có cách đi để hai Robot gặp được nhau.

Yêu cầu: Hãy tìm cách điều khiển sao cho hai Robot gặp nhau ở thời điểm sớm nhất.

Ràng buộc: 50% số tests ứng với 50% số điểm của bài có n ≤ 100.
Input

Dòng thứ nhất chứa hai số nguyên dương n, k (n ≤ 500, k ≤ 10000).
Dòng thứ i trong số k dòng tiếp theo chứa 2 số nguyên dương ui, vi tương ứng là tọa độ hàng và cột của ô có đặt chướng ngại vật (i = 1, 2, ..., k).

Các số trên cùng một dòng được ghi cách nhau ít nhất một dấu cách.
Output

Ghi ra một số nguyên dương là thời điểm sớm nhất tìm được.
Example

Input:
5 5
2 2
1 4
2 3
3 5
4 2

Output:
3


chúc các bạn học tốt !
 
L

love_minh95

không phải đâu anh à,đề này là đề vừa thi quốc gia của bọn em mà.bài 2 ngày 2.nhưng em không biết giải bài này.em nghĩ là dùng quy hoạch động.hehe:D:D
 
Top Bottom