Đây là bài dự thi của Bạn Nam trong vòng 2 :
Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều câu ca dao tục ngữ mà ông cha ta đã để lại nhằm răn đe dạy bảo và nhắc nhở con cháu về những phẩm chất, đạo lí cần thiết mà mỗi người chúng ta ai cũng phải có.Nhưng trong số đó câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" thể hiện một phẩm chất đạo đức vô cùng quan trọng của người Việt Nam đó là lòng biết ơn đối với những ai đã làm nên thành quả cho mình hưởng thụ.Thật vậy, “Uống nước nhớ nguồn” là một bài học làm người mà ai cũng phải thực hiện, nhất là đối với những người đang hưởng thụ. Sự hưởng thụ ở đây được ví như “uống nước”. Và có nước mát, nước trong là nhờ những mạch nước đầu nguồn. Nơi ấy nước không bao giờ vơi cạn. Nhờ có nguồn mà sông, suối, ao, hồ và biển cả quanh năm luôn có nước. “Nhớ nguồn” là sự tri ân, giữ gìn phát huy những thành quả của người làm ra chúng. "Nhớ nguồn” là sự biết ơn tổ tiên, cội nguồn dân tộc, biết ơn cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta .Lòng biết ơn đó phải thể hiện bằng việc làm cụ thể ở mỗi con người.Như ta đã biết đất nước Việt Nam ta ngày xưa đã có những vị anh hùng lịch sử từ thời vua Hùng, Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung,... đến cụ Phan Bội Châu,Chủ tịch Hồ Chí Minh.Họ là những người đã giúp giải phóng đất nước thoát khỏi chiến tranh cũng như duy trì nền hòa bình dân tộc bền vững.Do đó,nhân dân ta ngày xưa đã có câu nhắc nhở:" Dù ai đi ngược về xuôi.Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba".Và ngày nay vào dịp 27/7 hằng năm,Ngày thương binh liệt sĩ, toàn Đảng, toàn dân ta có dịp nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sĩ -những người đã hi sinh xương máu của mình để giữ gìn non sông bờ cõi của Tổ Quốc.Không những thế,những tục lệ cúng giỗ, Tết Nguyên Đán với những nén hương tỏa khói nghi ngút trên bàn thờ gia tiên cũng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của mỗi gia đình đối với tổ tiên của mình.Lòng biết ơn thực sự là một nét truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta.Song nếu chúng ta không phát huy những phẩm chất tốt đẹp đó, mỗi người sẽ trở nên ích kỉ, dễ thoái hóa và trở thành những kẻ phụ thuộc vào gia đình cũng như xã hội.Nhớ nguồn không chỉ là biết ơn, giữ gìn, bảo vệ thành quả đã có mà bản thân của mỗi người cần phải cố gắng cống hiến, bổ sung thêm những thành quả mới cho “nguồn nước” dân tộc luôn tràn đầy và bất diệt.Tóm lại, câu tục ngữ : "Uống nước nhớ nguồn"là lời khuyên, lời dạy bảo chúng ta phải biết ơn thế hệ cha anh và phát huy những thành quả của họ.Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em vẫn luôn rèn luyện, học tập và phát huy những truyền thống tốt đẹp ấy vì nó là kết quả của quá trình rèn luyện, tu dưỡng lâu dài của con người. Có lẽ bởi vậy mà từ thuở ấu thơ, lời ru thấm đượm ân tình của bà của mẹ đã gieo mầm ân nghĩa: "Công cha nghĩa mẹ ơn thầy.Nghĩ sao cho bỏ những ngày ước ao..."