Hóa 10 Giải bài tập bằng phương pháp tự lựa chọn lượng chất

The Ris

Cựu TMod Hóa
Thành viên
20 Tháng bảy 2020
925
1,304
141
20
Thái Bình
THPT Thái NInh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I, Cơ sở lý thuyết
Bài tập hóa học mà lượng chất cho ở dạng tổng quát: x mol, m gam, V lít… hoặc cho ở dạng tỉ lệ mol, tỉ lệ khối lượng, tỉ lệ thể tích…được gọi là bài tập hóa học tổng quát. Dạng bài tập này có tính khái quát rất cao, nó có tác dụng tích cực đến sự phát triển tư duy giải bài tập hóa học của học sinh. Tuy nhiên, do lượng chất cho ở dạng tổng quát nên việc tính toán sẽ phức tạp hơn nhiều so với bài tập có số liệu cụ thể.

Vậy làm cách nào để giải nhanh dạng bài tập này? Như ta đã biết, một bài tập đúng ở dạng tổng quát thì cũng đúng trong trường hợp cụ thể. Và việc giải một bài tập có số liệu cụ thể bao giờ cũng dễ dàng hơn so với việc giải một bài tập tổng quát. Từ những cơ sở đó ta suy ra: Để giải nhanh bài tập ở dạng tổng quát thì phương pháp hữu hiệu nhất là chuyển nó về bài tập có số liệu cụ thể bằng cách tự chọn lượng chất thích hợp, có lợi cho việc tính toán.

Phương pháp giải bài tập hóa học bằng cách tự chọn lượng chất thích hợp để chuyển bài tập tổng quát thành bài tập có số liệu cụ thể gọi là phương pháp tự chọn lượng chất.

Như vậy kết quả giải bài toán không phụ thuộc vào chất đã cho. Trong các trường hợp trên tốt nhất ta tự chọn một giá trị như thế nào để cho việc giải bài toán trở thành đơn giản nhất. Các cách có thể áp dụng:
+ Cách 1: Chọn một mol nguyên tử hoặc phân tử chất tham gia phản ứng.
+ Cách 2: Chọn một mol hỗn hợp các chất tham gia phản ứng.
+ Cách 3: Chọn đúng tỷ lệ lượng chất trong đầu bài đã cho.
+ Cách 4: Chọn cho thông số một giá trị phù hợp để đơn giản phép tính.

Ưu điểm của phương pháp tự chọn lượng chất: phương pháp tự chọn lượng chất giúp ta chuyển bài tập hóa học từ phức tạp trở thành đơn giản. Sau khi đã chọn lượng chất thích hợp thì bài tập trở thành một dạng rất cơ bản và việc tính toán lúc này sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

II. Các bước giải
Phương pháp giải:
Bước 1: Nhận dạng nhanh phương pháp giải bài tập: Khi gặp bài tập hóa học mà lượng chất cho ở dạng tổng quát: x mol, m gam, V lít… hoặc cho ở dạng tỉ lệ mol, tỉ lệ khối lượng, tỉ lệ thể tích…thì ta nên sử dụng phương pháp tự chọn lượng chất.

Bước 2: Căn cứ vào giả thiết để phân tích, đánh giá lượng chất tự chọn là số mol hay khối lượng thì có lợi về mặt tính toán hơn.

Bước 3: Thay lượng chất đã chọn để chuyển bài tập tổng quát thành bài tập cụ thể.

Bước 4: Vận dụng các phương pháp bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng, bảo toàn điện tích… để tính toán với bài tập cụ thể, từ đó suy ra đáp số của bài toán.

III. Bài tập minh họa

Bài 1: Hoà tan hết x gam [imath]CuO[/imath] trong một lượng vừa đủ dung dịch [imath]HNO_3[/imath] 25,2%, thu được dung dịch X. Cô cạn 50 gam X thu được y gam muối khan. Giá trị của y là ?


Ta chọn số mol của [imath]CuO[/imath] là 1 mol
[imath]CuO + 2HNO_3 \to Cu(NO_3)_2 + H_2O[/imath]
1--------->2----------->1
Ta có khối lượng dung dịch [imath]HNO_3[/imath] phản ứng là [imath]m_{dd_HNO_3} = \dfrac{2.63}{0,252} = 500[/imath] gam
[imath]\to m_dd = m_{dd_HNO_3} + m_{CuO} = 500 + 80 = 580[/imath] gam
Ta có trong 580 gam dung dịch X chứa 188 gam [imath]Cu(NO_3)_2[/imath]
[imath]\to[/imath] 50 gam Y sẽ chứa [imath]16,2[/imath] gam muối

Bài 2: Hoà tan x gam kim loại M trong y gam dung dịch HCl 7,3% (lượng axit vừa đủ) thu được dung dịch A có nồng độ 11,96%. Kim loại M là?

Ta chon [imath]y = 100[/imath] gam
[imath]\to nHCl = 0,2[/imath] mol và [imath]m_{dd} = x + 100 - 0,1.2 = 99,8+x[/imath]gam
[imath]\to m_{muối}= x+ mCl^- = x + 7,1[/imath]
[imath]\to \dfrac{x+7,1}{99,8+x} = 11,96\% \to x =5,5[/imath] gam

[imath]2M + 2nHCl \to 2MCln + nH_2[/imath]
[imath]0,2/n<-0,2[/imath]

Xét [imath]n = 1 \to M = 27,5[/imath] (loại)
Xét [imath]n = 2 \to M = 55[/imath] ([imath]Mn[/imath])
Xét [imath]n = 5 \to M = 82,5[/imath] (loại)

Vậy [imath]M[/imath] là [imath]Mn[/imath]

Trên đây là bài viết về phương pháp tự lựa chọn lượng chất. Chúc cấc bạn học tốt
 
Top Bottom