I. Phần mở
a, Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận
b, Giới thiệu tác giả Thạch Lam: Là một nhà văn xuất sắc xuất thân từ Tự Lực văn đoàn, ngòi bút của ông hướng đến cuộc sống của những người dân bình thường nghèo khổ với tất cả tình yêu thương, sự đồng cảm và nâng niu hết mực.
c, Giới thiệu tác phẩm "Hai đứa trẻ": Là một truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam và được in ở tập Nắng trong vườn (1938). Tác phẩm nói lên sự tiếc nuối những kỉ niệm xưa cũ, những ước mơ bình dị của đám trẻ nơi phố huyện nghèo. Tác phẩm hấp dẫn người đọc không chỉ ở vẻ đẹp bình dị, yên ả chốn phố huyện ngày thường mà còn bằng những giá trị nhân đạo sâu sắc được Thạch Lam gửi gắm trong từng con chữ.
II. Phần thân
a, Giải thích khái niệm "giá trị nhân đạo"
Gợi ý 1 câu nhận định để dẫn dắt: “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (Anton Chekhov)
b, Giá trị nhân đạo được biểu hiện qua lòng xót thương của Thạch Lam đối với từng phận người nơi phố huyện:
- Những đứa trẻ nhặt nhạnh cây tre cây nứa ... -> Thiếu thốn, không được hưởng một tuổi thơ êm đềm và no đủ
- Mẹ con chị Tý -> Vất vả, lay lắt
- Bà cụ Thi điên -> Biểu tượng cho một kiếp người tàn khi đến gần cuối cuộc đời, vẫn thê lương, tàn tạ (Có thể so sánh với hình ảnh uống rượu của Mị và Chí Phèo để làm nổi bật cái khổ)
- Bác phở Siêu -> thu nhập ít ỏi vì phở là món "xa xỉ phẩm" -> Càng khằng định rõ cái thiếu thốn của người dân nơi phố huyện nghèo.
- Gia đình bác xẩm -> bấp bênh, cận kề cái đói, cái chết
- Chị em Liên -> hàng ít mà xung quanh toàn người nghèo khó -> Càng khằng định rõ cái thiếu thốn của người dân nơi phố huyện nghèo.
=> Ông cảm thương cho số phận của những con người nơi đây: túng thiếu, lay lắt và vô định.
c, Giá trị nhân đạo biểu hiện qua sự phát hiện của Thạch Lam với những phẩm chất tốt đẹp của con người nơi phố huyện nghèo:
- Chăm chỉ, chịu thương, chịu khó, không bao giờ chịu khuất phục hay bỏ cuộc trước cuộc sống khó khăn
Dẫn chứng: Mẹ con chị Tý mò cua bắt ốc ..., hai chị em Liên bán hàng thay mẹ ..., bác xẩm, bác phở Siêu vẫn chịu khó mở hàng dù ế khách ...
- Giàu tình người: Chị em Liên thương những đứa trẻ nhặt nhạnh cây tre cây nứa ..., rót rượu đầy ly cho bà cụ Thi điên, ... (So sánh câu nói của Nam Cao trong tác phẩm Lão Hạc: “Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất...”)
=> Đây là 2 đức tính đáng quý của con người Việt Nam: Dù trong hoàn cảnh khốn cùng nhất thì con người ta không bao giờ bỏ cuộc, không bao giờ ngừng lao động, ngừng cố gắng và tình người dù trong hoàn cảnh nào vẫn mãi sáng lên giữa những lầm than, tăm tối của cuộc sống nghèo khó.
=> Thạch Lam phải yêu, phải nâng niu và trân quý biết bao thì mới thấy được cái đẹp ẩn lấp đằng sau những lam lũ của người lao động nghèo.
d, Giá trị nhân đạo biểu hiện qua sự trân trọng của Thạch Lam với những ước mơ của người dân nơi phố huyện nghèo:
- Ông nâng niu ước mơ bé nhỏ của hai chị em Liên.
- Ông khao khát gieo thêm ước mơ, niềm tin và niềm hi vọng vào cuộc sống của những người dân nơi phố huyện nghèo.
e, Đánh giá nghệ thuật
- Điểm nhìn trần thuật
- Phép tương phản: Ánh sáng - bóng tối
- Ngôn ngữ nhẹ nhàng, giàu chất thơ
- Truyện không có cốt truyện, không có cao trào nhưng vẫn cuốn hút người đọc nhờ những sự nhạy cảm và cảm xúc tinh tế của Thạch Lam.
g, Mở rộng
Nếu có thể thì các bạn có thể sử dụng lý luận văn học hoặc liên hệ, so sánh để làm rõ những thành công trong việc thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm nhé. Mình gợi ý là có thể so sánh với tác phẩm Lão Hạc hoặc Chí Phèo của Nam Cao nhé.
III. Phần kết
- Khẳng định thành công của tác giả và tác phẩm trong việc thể hiện giá trị nhân đạo
- Khẳng định sự bền vững theo thời gian của tác phẩm
Chúc bạn học tốt nhé ^^ Sắp tới mình sẽ lên bài chia sẻ hành trình đạt 9.25 Văn trong kì thi TNTHPT tại topic:
[SERIES] Chuyện ôn thi Đại học. Hi vọng nhận được sự ủng hộ của bạn.