Văn 9 giá trị nhân đạo truyện kiều

nellie nhung

Học sinh mới
Thành viên
19 Tháng bảy 2022
21
8
6
21
Hà Nội
Chào bạn nha, mình không rõ ý câu hỏi là hỏi hai đoạn trích cùng một lúc hay nêu dàn ý cho từng bài nên mình xin phép đưa ra dàn ý về giá trị nhân đạo của 2 đoạn trích cùng lúc nhé!
Đầu tiên, bạn có thể xây dựng các luận điểm dựa trên 3 biểu hiện chính của giá trị nhân đạo, bao gồm:
- Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của con người
- Thương xót cho số phận khổ đau của con người
- Tố cáo, phê phán những thế lực chèn ép, bóc lột con người.
Dưới đây mình sẽ đưa ra dàn ý khái quát chung về đề bài trên:

I. Mở bài:
- Dẫn dắt (nếu có): nên dẫn dắt từ giá trị nhân đạo của các tác phẩm văn học trung đại VN
- Giới thiệu về 2 đoạn trích

II. Thân bài
II.1. Khái quát

- Giá trị nhân đạo là gì? Các biểu hiện của giá trị nhân đạo? (như mình đã phân tích ở trên)
- Giới thiệu chung về hoàn cảnh, bối cảnh của 2 đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" và "Kiều ở Lầu Ngưng Bích"
- Các biểu hiện nào của giá trị nhân đạo được thể hiện trong 2 đoạn trích (đây là bước liệt kê các luận điểm chính nha)
+ Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp, tài năng, tính cách của chị em Thúy Kiều, đặc biệt là Kiều
+ Thương xót, đồng cảm cho số phận khổ đau của Thúy Kiều nói riêng và của phụ nữ thời phong kiến nói chung
II.2. Phân tích
II.2.1. LUẬN ĐIỂM 1: Hai đoạn trích ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp, tài năng, tính cách của chị em Thúy Kiều

1. Đoạn trích "Chị em Thúy Kiều": ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của 2 chị em
- Phân tích vẻ đẹp của Thúy Vân (4 câu đầu)
- Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều (12 câu tiếp theo)
2. Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích": trân trọng tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng Kiều
- Phân tích Nỗi nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của Kiều
+ Kiều nhớ đến Kim Trọng
"Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
...
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai"
+ Kiều nhớ vfa lo lắng cho cha mẹ
"Xót người tựa cửa hôm mai
...
Có khi gốc tử đã vừa người ôm"
II.2.2. LUẬN ĐIỂM 2: Nguyễn Du đồng cảm, xót thương cho số phận khổ đau của Thúy Kiều nói riêng và của phụ nữ thời phong kiến nói chung
1. Đoạn trích "Chị em Thúy Kiều": Dự cảm về kiếp "hồng nhan bạc mệnh" của Thúy Kiều
- Vẻ đẹp khiến thiên nhiên ghen ghét, đố kị
+ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
+ Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương
- Tài hoa bạc mệnh, tâm hồn đa sầu đa cảm
"Khúc nhà tay lựa nên chương
...
Tường đông ong bướm đi về mặc ai"
2. Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích": Thương xót cho số phận éo le của Kiều
- Cảnh cô đơn, tủi phận của Kiều (6 câu đầu)
- Tâm trạng Thúy Kiều lo lắng cho tương lai (8 câu cuối)
II.3. Đánh giá
- Khẳng định giá trị nhân đạo hai đoạn trích
- Nghệ thuật tiêu biểu của 2 đoạn trích

III. Kết bài:
- Kết luận, khẳng định
- Rút ra bài học liên hệ đến quá trình tiếp nhận các tác phẩm văn học: phải đi từ giá trị nhân đạo của tác phẩm

Trên đây là dàn ý khái quát, mình gửi bạn thêm phần phân tích chi tiết 2 đoạn trích tại đây, bạn có thể tham khảo nhé!
Chị em Thúy KiềuKiều ở lầu Ngưng Bích
Còn về dàn ý chung nhất cho các bài nghị luận văn học kiểu như thế này, mình gửi bạn bài viết tham khảo đây nhé: Dàn ý dạng đề NLVH

Nếu vẫn còn gì thắc mắc, bạn có thể nhắn lại để mình giải đáp thêm nhé! Chúc bạn học tốt nha!
 
Top Bottom