Sử GIA LONG: CÂU CHUYỆN ĐẾ VƯƠNG, BIỂU TƯỢNG ĐẦU TIÊN CHO VIỆT NAM HÒA HỢP VÀ TOÀN VẸN.

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
30
Hà Nội
THPT Thạch Thất
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Gia Long là một vị vua đặc biệt. 8 chữ trên là đủ nói về ông. Bởi ở Ngài có quá nhiều thứ đầu tiên, điểm đặc biệt để tôi có thể viết về.
1. Dũng.
Thử nhớ lại xem năm 15 tuổi bạn thường làm gì. Có thể là sáng 6 giờ thức dậy, chuẩn bị đi học, đến trường ngồi cho hết giờ, chiều đi học thêm, tối đến học bài và ngày mai lại như ngày trước. Bỗng dưng một ngày cảnh yên bình trên tan biến. Gia đình bạn bị một băng nhóm tàn sát, chú bạn ôm bạn chạy thì bị đuổi theo đến tận cùng. Cuối cùng bạn may mắn sống sót. Các huynh đệ thân thiết của gia đình bạn bây giờ tìm đến bạn để đặt điều trả thù cho dòng họ. Bạn 15 tuổi, và là người cuối cùng còn sống. Phe bên kia đã cử một người để tìm diệt bạn, một thanh niên tiếng nói như chuông, dáng đi như cọp, mắt sáng quắc kể cả trong bóng đêm, thông minh tuyệt đỉnh lại lão làng nghề chiến trận.
Tôi nói đến đây chắc bạn đã biết người kia là ai. Nguyễn Huệ - nhà quân sự vĩ đại của dân tộc Việt Nam sẽ tìm giết một cậu bé 15 tuổi trong khu rừng Nam Bộ. Người đó là Nguyễn Ánh. Một cậu thiếu niên dám oằn mình đối đầu với một người lão luyện. Đó là dũng trong tinh thần.
Vậy khó khăn lớn nhất của một đứa bé phải cầm đầu cơ nghiệp là gì? Thưa, uy tín. Nguyễn Vương đào đâu ra uy để khiển trăm binh. Ông lấy gì làm chứng mà trải qua bao nhiêu khó khăn quần thần vẫn trung thành, sẵn sàng chết vì chủ tướng. Trận Long Hồ chính là câu trả lời.
Sử kể, 1 tháng sau khi toàn gia bị diệt, Nguyễn Ánh xuất hiện ở Gia Định. Lúc này ở Long Hồ quân Tây Sơn tụ tập rất nhiều thuyền, Nguyễn Ánh (15 tuổi) thân làm tướng cai quân, đang đêm dẫn lính đánh úp quân địch. Khi ấy bên ngoài có người đốt trái phá khiến Tây Sơn giật mình hoảng hốt, cùng lúc đó lại thấy thình lình xuất hiện 1 đoàn quân xông vào đánh rất rát nên hoảng sợ nhảy xuống sông chết rất nhiều. Tàn trận, người ta thấy Nguyễn Ánh máu dầm dề cả mình mà chẳng hề bị thương tích. Quân tướng ai cũng nể Vương can đảm lại biết dùng kế đánh địch. Đó là dũng trong chiến đấu. Sau trận đấy, quân Gia Định thu được một lượng thuyền lớn. Nguyễn Ánh, không nghi ngờ gì nữa, là một vị dũng tướng trời Nam, xứng đáng nhận được sự tôn xưng đại nguyên soái của ba quân tướng sĩ. Nhưng đó chưa phải tất cả….
2. Trí
Người đứng đầu không thể chỉ có sức mạnh gân cốt, làm vua thì phải tinh khôn. Sau trận Long Hồ, Nguyễn Vương (ở tuổi 16 và 17) đã tổ chức lại Gia Định.
Lúc này dưới trướng ngài là lố nhố đám binh tướng hôm trước là cướp, hôm sau là quan, một lực lượng hỗn tạp gồm người Việt, Xiêm, Chàm, Mã Lai, Tây phương, Trung Hoa. Thế nhưng trước võ công anh dũng của Vương, cùng với tính cách lúc mềm mỏng lúc cương quyết, ứng biến lẹ làng và đặc biệt là không bỏ rơi cấp dưới lúc khó khăn; tất cả đều quy phục Nguyễn Ánh. Về mặt hành chính, Vương cũng chia lại đất đặt lại thuế, cố gắng ổn định lại công cuộc giao thương và sản xuất lương thực ở lãnh địa. Một thời gian biểu khắc nghiệt từ 6 giờ sáng tới 2 giờ khuya được đưa ra và ngày nào Vương cũng thực hiện nghiêm chỉnh. Bọn quần thần bên dưới thấy rất mến phục. Bởi ai không phục thì phải nhớ gương Đỗ Thanh Nhân - một trong Gia Định tam kiệt.
Một chút về Đỗ Thanh Nhân. Cái biệt danh hẳn đã tạo ra một ấn tượng tốt bạn đọc. Không ngoa, Nhân là tướng giỏi của Nguyễn Vương. Trong những lần đánh nhau với Tây Sơn, họ Đỗ đều lập được công. Sau này nước Chân Lạp muốn nhân xứ Nam Hà loạn mà ức hiếp cũng bị tướng này đánh dẹp. Kiêu căng trong quyền tước, lại ỷ mình có quân đội tinh nhuệ, Đỗ Thanh Nhân muốn tiếm quyền chuyên chế. Ông mộ vây cánh riêng, cắt xén các khoản chi phí trong cung, Nguyễn Ánh tới ông cũng không hành lễ. Tới đây thì vị hào kiệt đất Gia Định đã tự đẩy mình vào chỗ chết. Nguyễn Vương dù trẻ nhưng mưu lược nhiều, ông giả bệnh nhiều ngày các quan phải vào vấn an, riêng Thanh Nhân vẫn không vào. Đến ngày thứ ba khi quan chức đã vãng thì Nhân mới “đến thăm” cùng một một toán đông cận vệ. Đến ngoài cửa, họ Đỗ ra lệnh cho bọn lính ở ngoài rồi thân vào bên trong. Nhưng đó là sai lầm. Nhân vào đến trong thì thình lình hàng chục đao phủ xông ra giết chết. Quân đội trung thành với Đỗ Thanh Nhân không lâu sau đó cũng bị Nguyễn Vương tiêu diệt. Một kết cục bi thảm cho 1 trong “Gia Định tam kiệt” khi dám coi thường Nguyễn Ánh. Người Nam, người Hoa vừa nể vừa sợ. Đó là trí tuệ của cậu thanh niên đầu 20 trên bàn cân với một trong tam kiệt đất Gia Định.
Tuy nhiên chừng đó vẫn chưa đủ để đánh nhau với đại tướng Nguyễn Huệ của Tây Sơn. Cả 4 lần “ông Long Nhương” kéo binh vào Nam, Nguyễn Vương đều thua, nhưng quyết không chết. Hết lần này đến lần khác, Nguyễn Ánh đều trở lại và khôn ngoan hơn xưa. Có thể nói, trí tuệ của vua Gia Long tương lai được hình thành trong biến cố. Các học giả phương Tây chép lại:
“Vào những năm 1790, Nguyễn Ánh lúc này đã hoàn toàn làm chủ Gia Định, Nguyễn Huệ cũng đã qua đời và Vương đang đánh nhau với Trần Quang Diệu. Để có vũ khí đối đầu với Tây Sơn, Ngài đã cử hàng loạt quan lại người Pháp xuất dương mua các thứ chiến cụ tối tân. Các thương vụ này đa phần đều được thực hiện trót lọt cho đến khi tàu Anh chặn bắt tàu Admire của Nguyễn Vương tại biển Ấn Độ và trấn lột luôn thư có niêm phong quốc ấn Nam Hà".
Đây là hành động sỉ nhục quốc thể. Quốc thư là do người đứng đầu nước này gửi cho người đứng đầu nước kia. Một viên thuyền trưởng, dù là từ đế quốc mạnh nhất thế giới, cũng không đủ tư cách để chặn thư có quốc ấn. Xứ Conchinchine (theo cách gọi của người Pháp) vừa bị sỉ nhục nặng nề. Mà lý do của việc này lại xuất phát từ việc Nguyễn Ánh dùng người Pháp để giao thương, mà nước Anh đang chiến tranh với cách mạng Pháp. Vì vậy họ mới chặn thuyền Nguyễn Vương lại, không cần biết ông phe nào.
Để đáp trả, Nguyễn Vương đã gửi 1 loạt 5 lá thứ có quốc ấn, nhưng trong đó có 2 lá thư gửi cho vua Geogre III của Anh và Quan Toàn quyền Anh tại Ấn Độ là đáng lưu ý hơn cả. Tôi xin lược trích cho các bạn.
+) Thư gửi vua Geogre nước Anh:
Tôi cũng biết rằng Bệ hạ rất thân với vua Louis XVI. Vua Pháp luôn có Bệ hạ là người bạn trung thành, nhiệt tâm bảo vệ ông nhất và ngay cả khi ông đã bị tội ác (chỉ cách mạng Pháp) cướp đi thì Bệ hạ vẫn tìm đủ cách để báo thù cho ông. Hành động này của Bệ hạ không chỉ khiến Châu u mến phục, mà còn làm rạng ngời những lời tán thành ở tận miền viễn Đông này. Tôi dám mong rằng, như những người thợ săn sợ bắn sẻ động rừng, Bệ hạ với lòng kính mến vua Louis XVI sẽ coi tôi là bạn. Việc hay nhất mà Bệ hạ có thể làm lúc này là ra lệnh cho các quan trấn thủ ở Ấn Độ cho phép những phái viên của tôi có thể mua những thứ họ cần”. Thư niêm phong ấn nhà vua và ấn quân đội Nam Hà.
Lá thư này thể hiện 2 điểm: một là Nguyễn Vương đứng ngoài cuộc chiến giữa phong kiến và tư sản Pháp, bản thân ngài cũng là một vị vua và cũng từng có liên lạc với vua Louis XVI vừa bị cách mạng Pháp tử hình vài năm trước, điểm thứ hai phát triển trên điểm một, Nguyễn Vương yêu cầu pháp luật được thực thi và sẵn sàng mở cửa buôn bán với Anh quốc sau này. Một lá thư khéo léo loại bỏ những hoài nghi của vua Anh và đòi kẻ mạnh phải tôn trọng công lý.
Đồng thời, Vương sao lá thư trên lại rồi gửi kèm cho Quan toàn quyền Anh tại Ấn Độ.
Các hạ,
Quả nhân rất ngạc nhiên khi biết tin tàu Anh do thuyền trưởng Thomas điều khiên đã bất chấp luật xã hội, chiếm tàu Admire do viên cai đội của ta chỉ huy. Người này tưởng y là kẻ mạnh nhất, dám coi thường tất cả, đã hạ cờ của ta xuống và treo cờ Anh lên thay thế; y không có phán quyết của tòa án hải quân, đã đem bán chiến tàu này cùng với hàng hóa và lấy sạch số tiền thu được. Y đã bất chấp luật pháp giữa các quốc gia khi chặn thư có quốc ấn niêm phong […]
Ta viết thư này cho Các hạ để hỏi vì lý do gì mà Các hạ cho phép Thuyền trưởng Thomas hành xử theo kiểu như y vừa làm. Ta yêu cầu Các hạ bồi thường theo luật pháp Anh trong hoàn cảnh tương tự. Ta yêu cầu hoàn trả thư từ quan pháp của ta cùng với giá chiến tàu và hàng hóa chuyên chở cả vốn lẫn lời luật pháp quy định […]
Các hạ phải thấy rằng nếu ta muốn bồi thường bằng luật bù trừ, ta chẳng thiếu gì phương tiện”. Ấn niêm phong Quốc phòng.

8101a9396225ade3db7a876635561fb9.jpg

Hoàn toàn trái ngược. Nguyễn Vương nhún nhường và tôn trọng vua Anh bao nhiêu thì hạch tội và kiên quyết với tên quan toàn quyền kia bấy nhiêu. Bởi cuối cùng, hắn là quan còn ngài là vua. Không ngang hàng! Thậm chí Vương còn không đóng quốc ấn trong lá thư gửi qua Ấn Độ.
Kết quả: Người Anh phải thực thi công lý mà Nguyễn Ánh yêu cầu. Đến lúc này, các học giả phương Tây tại Nam hà đều thống nhất gọi Nguyễn Vương là “vị hoàng đế vĩ đại nhất từ xưa đến nay của xứ Conchinchine”. Một con người giành được cả sự tôn trọng của người Việt, người Hoa, người Xiêm, người Miến Điện và cả người Tây phương đang nghĩ mình là thượng đẳng. Trí tuệ ấy không phải tầm thường. Con người đó chính là Nguyễn Ánh.
3. Nhân.
Kẻ cơ bắp có thể làm người khác khiếp sợ, kẻ tinh khôn có thể làm người khác nể sợ, duy chỉ có người đạt được chữ “nhân” mới khiến trăm họ cúi đầu.
Sau những năm đỉnh cao, Tây Sơn bắt đầu tan rã với với mâu thuẫn giữa hai vua Quang Trung – Thái Đức. Trận chiến thành Quy Nhơn có lẽ đã xác định vị thế đứng đầu của Quang Trung, nhưng cũng khiến lòng dân, ý tướng chán nản. Sau khi vị hoàng đế giỏi nhất của Tây Sơn qua đời thì câu ca dao này cũng vang vọng non sông:
“Lạy trời cho có gió Nồm
Để thuyền chúa Nguyễn thuận buồm thẳng ra”.
Lòng dân. Được lòng dân thì được việc lớn. Lịch sử chưa bao giờ sai về điểm này. Đó là chữ “nhân” thứ nhất.
Chữ “nhân” thứ hai là khi Gia Long quyết định thần phục Thanh triều. Bất ngờ chứ! Bạn chờ tôi giải thích đã.
Lịch sử nước Việt mấy ngàn năm liền sông, liền núi, liền đường biên giới với Trung Quốc là một lợi thế về giao thương nhưng đồng thời là mối họa ngoại xâm đe dọa mọi lúc. Các vua ta khởi thủy từ Ngô Quyền cho tới vị anh minh nhất là Lê Thánh Tông luôn trung thành với chính sách nép mình “thần phục giả danh, độc lập thực tế”. Điều này mang đến hòa bình.
Vậy nếu đặt Gia Long cạnh các vị vua đời trước, ta sẽ thấy Ngài đã đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu. Đó là chưa nói, một con người sớm ủng hộ việc giao thương như Gia Long đã nhìn thấy dã tâm thực dân của phương Tây, vì vậy ngài đi nước này vua nhầm để bớt một mối họa phương Bắc. Đồng thời câu nói: đất Thăng Long đã hết vượng khí cũng cho thấy sự hoang tàn do dư chấn chiến tranh lúc đó. Thử hỏi nếu Thanh triều mượn cớ “phù Tây Sơn” mà tiến binh thì người đầu tiên chịu khổ là ai? Triều đình Huế? Không. Nhân dân Bắc Thành mới là người khổ đầu tiên. Đó không chỉ là “trí” mà còn là “nhân” trong khoan thư sức dân của Đức thánh Trần Hưng Đạo.
Chữ “nhân” thứ ba nằm ở văn hóa. Các triều đại phong kiến Việt Nam thường sẽ đốt sạch mọi dấu tích của triều đại trước để phi tang. Ví dụ như Đại Việt sử lược chép hết triều Lý thì ngưng, Binh Thư yếu lược hết là nhà Trần thì mất. Nhưng…Gia Long là người chủ trương thu thập lại sách vở của các triều đại trước, đồng thời cử sứ thần sang các quốc gia lân cận để học tập, ghi chép, nghiên cứu rồi về viết sách làm tài liệu đào tạo. Riêng số lượng sách được viết ra trong 2/3 thế kỉ XIX đã nhiều hơn sách của 300 năm trước cộng lại. Điều ấy trong lịch sử Việt Nam rất hiếm.
Chữ “nhân” thứ tư là nằm ở tinh thần “cần chính” mà Gia Long rèn luyện cho các con. Đọc lại lịch sử ta thấy điểm chung của các vua cuối triều là lười làm việc, thích hưởng thụ, tiêu xài hoang phí dẫn đến tiêu tan cơ đồ. Vua Gia Long để tránh món họa đó đã sớm giáo dục tinh thần làm việc của các con. Hoàng tử Cảnh khi lên 16 đã bắt đầu đảm đương công việc, Hoàng tử Hy cũng nối gót anh chăm chỉ làm việc, vị hoàng tử thứ tư năm 9 tuổi cũng được vua Gia Long đem theo ra chiến trận để học hỏi (vị đó sau này chính là Minh Mạng, chủ nhân của Đế quốc Đại Nam). Gia Long luôn là gương cho một tấm gương học tập và làm việc không ngừng. Tinh thần “cần chính” vì vậy cũng lan truyền theo các con, tạo ra một truyền thống quý báu cho triều Nguyễn. Đó là tầm nhìn lâu dài cho vương triều.
4. Biểu tượng đầu tiên cho Việt Nam thống nhất và toàn vẹn.
Là một người nghiêm túc coi biển là tương lai, Gia Long luôn rất chú trọng phát triển thủy quân và đặt chủ quyền biển đảo từ sớm. Chúng ta có thể nói Minh Mạng là người cắm lá cờ chủ quyền cho Hoàng Sa - Trường Sa, nhưng thực tế quân Nguyễn đã đóng ngoài ai quần đảo này từ thời Gia Long.
Mặt khác, nhà vua rất khuyến khích ngoại thương. Để buôn bán với Việt Nam tàu thuyền nước ngoài chỉ cần lưu ý hai điều:
+) Tuyệt đối tuân thủ luật pháp của nước Việt Nam
+) Không chấp nhận mọi trường hợp đặt thương điếm, xưởng đóng tàu tại các vị trí chiến lược như Vân Đồn, Vân Phong, Đà Nẵng, Côn Lôn.
Lý do chắc không cần giải thích. Vì đến nước nào thì theo luật nước đó, sao lại vi phạm. Điều thứ hai, đất Việt Nam là máu của cha ông, cớ gì lại vì lợi nhuận ngoại thương mà đặt đất tổ lên bàn cân buôn bán. Điểm này thì Gia Long hoàng đế xứng đáng được tôn vinh trong lịch sử. Trong những lần tiếp các đoàn xin thông thương, Gia Long chỉ từ chối hai sứ đoàn Anh và Pháp vì họ đòi đặt thương điếm ở bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) và đảo Côn Lôn. Sau này người Pháp chọn Sơn Trà để tấn công. Từ trước đó nhà vua đã nhìn thấy dã tâm đó và đề phòng cẩn mật. Tiếc thay, sau Gia Long và Minh Mạng thì vua Thiệu Trị, Tự Đức đã không đủ bản lĩnh để tiếp tục lèo lái con thuyền Việt Nam tiến lên. Kết quả là chúng ta bị nước Pháp xâm lược. Và nhà Nguyễn đã mang cái án mất nước đến tận ngày nay. Lịch sử rất tàn nhẫn với những án mất nước.
Dù thế ta vẫn không thể phủ nhận vua Gia Long là vị vua đầu tiên của đất nước hình chữ S với đấu “:” trọn vẹn. Phía bắc Lạng Sơn, phía Nam Cà Mau, phía Đông hai quần đảo, phía Tây vẫn tiếp tục bành trướng, hình ảnh đó hoàn toàn trọn vẹn trong 18 năm của Gia Long hoàng đế. Một con người đi lên từ biến cố và khi nằm xuống Ngài trở thành một biểu tượng vừa huy hoàng, vừa chút thấm buồn bởi tương lai con cháu.
Kết lại:
Gia Long là vị hoàng đế đặc biệt. Viết về Ngài nhiêu đây không đủ. Ngài bước ra từ cuộc phân tranh kéo dài gần 300 năm mà dư chấn của nó là một vết nứt khổng lồ về ý thức hệ vùng miền. Tính từ ngày Nguyễn Hoàng “mang gươm đi mở cõi”, Gia Định kiêu hãnh khi mình là đất dựng nghiệp đế vương, xứ Huế tưng bừng với những ngôi thành sẽ xây cùng lối ăn chơi trưởng giả kinh đô, Thăng Long ngậm ngùi với các bề tôi cô trung, nhớ vọng nhà Lê, khóc than mất đô là mất nước. Nhắc đến Gia Long là nhắc đến một vị hoàng đế biểu tượng cho trọn vẹn Việt Nam.
Câu chuỵện về Nguyễn Ánh tôi xin khép lại ở đây. Nhưng bạn đọc xin ghi nhớ, đất Việt Nam là máu của nhân dân 3 miền Bắc – Trung – Nam, sự thống nhất hôm nay là nước mắt của bao thế hệ. Sau này nếu có ý kì thị Bắc - Nam, đặt đất tổ lên bàn cân kinh tế, xin cẩn thận ngày về nơi chín suối đối diện với Gia Long.

Theo Sử Talk
Đã đối chiếu với các sử liệu:
Đại Nam Thực lục
Hoàng Việt long hưng chí
Hoàng Lê nhất thống chí
Lịch sử nội chiến Việt nam từ 1771-1802
Vua Gia Long và Người Pháp- Thụy Khuê
 

Trần Tuấn Trọng

Học sinh
Thành viên
20 Tháng mười hai 2018
12
3
21
21
Hà Tĩnh
THPT Hồng Lĩnh
Biết ngay là rồi sẽ có những thành phần như vậy, thật đáng thương mà
  • Quang Tự, Quang Điện, Nguyễn Văn Trị rồi các con của Nguyễn Nhạc gồm Thanh, Hán, Dũng bị giết ngay sau khi bị bắt, 31 người có quan hệ huyết thống với Nguyễn Huệ đều bị xử lăng trì[233].
  • Quang Toản và những người con khác của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ là Quang Duy, Quang Thiệu và Quang Bàn bị 5 voi xé xác[234][235], đầu bị bỏ vào vò và giam trong ngục[234].
  • Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái bị voi giày[235], chồng bà là Trần Quang Diệu do trước đó đã có lần tỏ ra khoan thứ cho quân Nguyễn[235] nên xin được Nguyễn Ánh tha cho mẹ già 80 tuổi trước khi bị xử chết...
  • Lăng mộ nhà Tây Sơn như các lăng của vua Thái Đức và vua Quang Trung bị quật lên, hài cốt bị giã nát quăng đi[234], đầu ba vua Tây Sơn (Thái Đức, Quang TrungCảnh Thịnh) và bài vị vợ chồng Nguyễn Huệ thì bị giam trong ngục tối[236][237][238].
  • Các quan văn khác của Tây Sơn như Ngô Thì NhậmPhan Huy Ích ra hàng thì cho đánh đòn và được tha về (riêng Ngô Thì Nhậm thì bị Đặng Trần Thường trước có thù riêng nên cho người đánh chết)[237].
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Andrew Nguyễn

Tôn Nữ Hà Anh

Học sinh
Thành viên
31 Tháng mười hai 2018
64
82
21
26
Du học sinh
Viện Đại Học Đông Kinh
Họ Nguyễn hay họ Trần quan trọng sao bạn, thực tế xét về họ thì tớ cùng họ với bạn :)
Cơ mà hành vi này hình như là post nội dung quá ngắn và không liên quan đến chủ đề nhỉ anh @Đình Hải @Toji Takeshi
Mong bạn trở về với chủ đề, tôi không muốn bị vạ lây với bạn và nói thực cái trò ngụy biện công kích cá nhân này quá xưa rồi chàng trai ;)
 
Top Bottom