- 22 Tháng sáu 2017
- 2,357
- 4,161
- 589
- 19
- TP Hồ Chí Minh
- THPT Gia Định
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Đối với các bạn năm nay thi HSG quận, thành phố và thi chuyên Hóa thì bài viết này rất bổ ích nhé!
I) Cấu trúc đề thi môn Hóa trung học phổ thông lớp 9.
Vì tụi mình bắt đầu học môn Hóa từ lớp 8 nên bài thi tập trung chủ yếu ở phần kiến thức lớp 8 và lớp 9. Cụ thể, đề thi học sinh giỏi và đề thi vào lớp 10 chuyên Hóa được chia làm 2 phần là lý thuyết và bài tập tương đương với tỉ lệ 50:50:
- Về lý thuyết: sẽ tập trung vào hoàn thiện phương trình hóa học, chuỗi phản ứng, đây là một phần rất quan trọng mà tụi mình thường dễ mắc nhiều lỗi sai nhất (thường quên điều kiện phản ứng xảy ra như là nhiệt độ hoặc chất xúc tác, không biết cân bằng phương trình phức tạp). Ngoài ra, câu hỏi lý thuyết còn rơi vào phần tìm công thức phân tử và công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ.
- Về bài tập: bao gồm các dạng bài toán như bài tập về một chất, hỗn hợp kim loại, phản ứng trung hòa axit hữu cơ và bazo, dạng toán hỗn hợp đốt cháy hoặc nhiệt phân các hợp chất hydrocacbon, các bài về nguyên tử, cực trị hóa học,....Bên cạnh đó thì hiện nay các câu hỏi đề thi chuyên Hóa còn mở rộng kiến thức hơn bằng cách áp dụng kiến thức Hóa đã học để giải thích hiện tượng đời sống để kiểm tra xem học sinh có nắm chắc lý thuyết và vận dụng nó không.
Với cấu trúc ra đề như trên đòi thí sinh phải hiểu sâu sắc về lý thuyết trong sách giáo khoa, làm nhiều bài tập nâng cao và thực hành mới có thể thành thạo làm bài thi vào trường chuyên tốt nhất.
II) Mách bạn cách luyện thi môn Hoá lớp 9:
- Tận dụng các bài thực hành trên lớp: Thông thường bài thi kiểm tra, thi học kỳ thì các bài thực hành ít được ra đề và chú trọng. Tuy nhiên, để bước vào trường chuyên Hoá thì một phần không nhỏ câu thực hành sẽ thường xuất hiện trong đề thi. Vì thế, hãy nắm vững các bài thí nghiệm được làm trên lớp một cách sâu sắc nhé.
- Học kĩ lí thuyết trong SGK: có nhiều bạn cho rằng ôn thi chuyên chỉ cần ôn các bài trong sách nâng cao mà không ôn SGK, vậy là sai lầm nhé. SGK là nền tảng để mình biết vận dụng vào bài tập đó bạn. Bạn nên ôn hết các bài không sót bài nào (kể cả các bài giảm tải). Theo kinh nghiệm của mình thì các bài giảm tải thường có trong đề thi không )
- Mua các sách nâng cao về luyện ôn: Điều đó là dĩ nhiên rồi. Bạn có thể tham khảo qua topic..hỏi sách của mình https://diendan.hocmai.vn/threads/on-thi-chuyen-hoa-9.682866/
- Nắm vững công thức và lý thuyết, các phản ứng hóa học để vận dụng vào giải các bài tập hiệu quả nhất. Chẳng hạn như với câu hỏi hoàn thiện phản ứng phương trình hóa học, để làm tốt bài này cần phải viết phương trình hóa học thường xuyên, nhớ quy tắc cơ bản để viết một cách chính xác nhất. Có thể thực hành nhiều phương trình như thế sẽ giúp cân bằng phản ứng thật nhanh mà không mất nhiều thời gian khi thi.
- Khi làm bài tập Hóa thì phải đọc kỹ đề, liệt kê các phương trình hóa học có thể xảy ra trong bài để làm căn cứ giải bài tập. Với những bài khó hơn thì cũng có thể liệt kê các phản ứng để gỡ điểm số.
Chú ý: với những dạng bài tập một chất (muối, kim loại, oxit), oxit tác dụng với dung dịch tác dụng với dung dịch axit, muối, bazơ, hỗn hợp kim loại các em nên tóm tắt đề toán thật kỹ lưỡng và dự đoán những sản phẩm tạo thành. Sau đó áp dụng giải hệ phương trình để tìm ra số mol và khối lượng sản phẩm.
- Nên lựa chọn câu dễ làm trước câu khó làm sau. Ví dụ: trong dạng toán về hỗn hợp đốt cháy, nhiệt phân tụi mình chỉ cần biết rõ đặc trưng tính chất hóa học của từng loại chất như anken, ankin làm dung dịch brom mất màu… Từ đó nhận biết từng chất một để lập hệ phương trình tìm ra công thức phân tử.
(Nguồn: sưu tầm, có chỉnh sửa nội dung bởi mình)
I) Cấu trúc đề thi môn Hóa trung học phổ thông lớp 9.
Vì tụi mình bắt đầu học môn Hóa từ lớp 8 nên bài thi tập trung chủ yếu ở phần kiến thức lớp 8 và lớp 9. Cụ thể, đề thi học sinh giỏi và đề thi vào lớp 10 chuyên Hóa được chia làm 2 phần là lý thuyết và bài tập tương đương với tỉ lệ 50:50:
- Về lý thuyết: sẽ tập trung vào hoàn thiện phương trình hóa học, chuỗi phản ứng, đây là một phần rất quan trọng mà tụi mình thường dễ mắc nhiều lỗi sai nhất (thường quên điều kiện phản ứng xảy ra như là nhiệt độ hoặc chất xúc tác, không biết cân bằng phương trình phức tạp). Ngoài ra, câu hỏi lý thuyết còn rơi vào phần tìm công thức phân tử và công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ.
- Về bài tập: bao gồm các dạng bài toán như bài tập về một chất, hỗn hợp kim loại, phản ứng trung hòa axit hữu cơ và bazo, dạng toán hỗn hợp đốt cháy hoặc nhiệt phân các hợp chất hydrocacbon, các bài về nguyên tử, cực trị hóa học,....Bên cạnh đó thì hiện nay các câu hỏi đề thi chuyên Hóa còn mở rộng kiến thức hơn bằng cách áp dụng kiến thức Hóa đã học để giải thích hiện tượng đời sống để kiểm tra xem học sinh có nắm chắc lý thuyết và vận dụng nó không.
Với cấu trúc ra đề như trên đòi thí sinh phải hiểu sâu sắc về lý thuyết trong sách giáo khoa, làm nhiều bài tập nâng cao và thực hành mới có thể thành thạo làm bài thi vào trường chuyên tốt nhất.
II) Mách bạn cách luyện thi môn Hoá lớp 9:
- Tận dụng các bài thực hành trên lớp: Thông thường bài thi kiểm tra, thi học kỳ thì các bài thực hành ít được ra đề và chú trọng. Tuy nhiên, để bước vào trường chuyên Hoá thì một phần không nhỏ câu thực hành sẽ thường xuất hiện trong đề thi. Vì thế, hãy nắm vững các bài thí nghiệm được làm trên lớp một cách sâu sắc nhé.
- Học kĩ lí thuyết trong SGK: có nhiều bạn cho rằng ôn thi chuyên chỉ cần ôn các bài trong sách nâng cao mà không ôn SGK, vậy là sai lầm nhé. SGK là nền tảng để mình biết vận dụng vào bài tập đó bạn. Bạn nên ôn hết các bài không sót bài nào (kể cả các bài giảm tải). Theo kinh nghiệm của mình thì các bài giảm tải thường có trong đề thi không )
- Mua các sách nâng cao về luyện ôn: Điều đó là dĩ nhiên rồi. Bạn có thể tham khảo qua topic..hỏi sách của mình https://diendan.hocmai.vn/threads/on-thi-chuyen-hoa-9.682866/
- Nắm vững công thức và lý thuyết, các phản ứng hóa học để vận dụng vào giải các bài tập hiệu quả nhất. Chẳng hạn như với câu hỏi hoàn thiện phản ứng phương trình hóa học, để làm tốt bài này cần phải viết phương trình hóa học thường xuyên, nhớ quy tắc cơ bản để viết một cách chính xác nhất. Có thể thực hành nhiều phương trình như thế sẽ giúp cân bằng phản ứng thật nhanh mà không mất nhiều thời gian khi thi.
- Khi làm bài tập Hóa thì phải đọc kỹ đề, liệt kê các phương trình hóa học có thể xảy ra trong bài để làm căn cứ giải bài tập. Với những bài khó hơn thì cũng có thể liệt kê các phản ứng để gỡ điểm số.
Chú ý: với những dạng bài tập một chất (muối, kim loại, oxit), oxit tác dụng với dung dịch tác dụng với dung dịch axit, muối, bazơ, hỗn hợp kim loại các em nên tóm tắt đề toán thật kỹ lưỡng và dự đoán những sản phẩm tạo thành. Sau đó áp dụng giải hệ phương trình để tìm ra số mol và khối lượng sản phẩm.
- Nên lựa chọn câu dễ làm trước câu khó làm sau. Ví dụ: trong dạng toán về hỗn hợp đốt cháy, nhiệt phân tụi mình chỉ cần biết rõ đặc trưng tính chất hóa học của từng loại chất như anken, ankin làm dung dịch brom mất màu… Từ đó nhận biết từng chất một để lập hệ phương trình tìm ra công thức phân tử.
(Nguồn: sưu tầm, có chỉnh sửa nội dung bởi mình)
Last edited: