[GDCD 8]Một số câu hỏi cần giải đáp

H

haibara4869

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.


1. Có người nói thực hiện quyền tố cáo khiếu nại không phải là tham gia quản lí nhà nước mà chỉ để bảo vệ lợi ích bản thân của công dân. Đúng hay sai? Tại sao?
2. So sánh hiến pháp và pháp luật. Mối quan hệ giữa hiến pháp và pháp luật. Vị trí của hiến pháp trong hệ thống pháp luật.
3. Nêu đặc điểm, bản chất, vai trò của pháp luật.
4. Đảm bảo làm theo pháp luật mà người ta vi phạm chuẩn mực đạo đức hay không?
5. Tệ nạn là gì? Theo em những nguyên nhân nào dẫn người ta và tệ nạn xã hội. Em có những biện pháp gì để giữ mình không bị sa vào tệ nạn xã hội góp phần phòng chống.
%-(%-(%-(%-(%-(%-(%-(
 
C

candyxbaby

1. Sai, vì thực hiện tốt quyền khiếu nại và tố cáo là tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
2. +Giống nhau: •Đều là văn bản vi phạm pháp luật, do cơ quan quyền lực cao nhất quốc hội ban hành.
•Chưa dùng những quy tắc xử sự chung do Nhà nước bảo đảm thi hành bằng pháp luật.
+Khác nhau: •Hiến pháp là luật của pháp luật,hiến pháp quy dịnh tất cả vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa.
•Luật cụ thể là những điều ghi trong hiến pháp.
3. - Đặc điểm của pháp luật:
+ Tính quy phạm phổ biến.
+ Tính xác định chặt chẽ.
+ Tính bắt buộc.
- Bản chất pháp luật:
+ Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Vai trò của pháp luật:
+ Là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hoá xã hội.
+ Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
+ Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội.
4. Vi phạm pháp luật tức là vi phạm đạo đức , nhưng vi phạm đạo đức thì chưa vi phạm pháp luật nếu như trong luật pháp không cấm điều đó.
5. Tệ nạn xã hội:
-Là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
-Có nhiều tệ nạn xã hội, nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm.
Những nguyên nhân dẫn người ta vào tệ nạn xã hội:
-Thiếu hiểu biết.
-Thiếu ý thức tự chủ.
-Đua đòi, ham chơi.
(...)
Em có những biện pháp gì để giữ mình không bị sa vào tệ nạn xã hội góp phần phòng chống:
-Chăm học, không đua đòi ăn chơi.
-Tích cực tham gia các hoạt động chính trị-xã hội.
-Biết tự chủ trong mọi tình huống.
(...)
 
Top Bottom