Sinh [Game sinh 6] Nhìn hình nói tên thực vật

K

kool_boy_98

cây giáng hương
danh pháp khoa học là Pterocarpus macrocarpus Đây là một loài cây thuộc họ Đậu, là loài bản địa của Đông Nam Á, bao gồm đông bắc Ấn Độ, Myanma, Lào, Thái LanViệt Nam
hinh%201%20_%20cay%20phat%20tai.jpg

chà cây này quá dễ
đó là cây bồng bồng
thường được cắm vào ngày tết, nhà mình năm nào chả mua!%%-
 
K

kool_boy_98

cây Địa Hoàng nói đúng hơn là cây rehmannia glutinosa
images

còn đây là cây hoa cứt lợn
Tuy có cái tên khó nghe và cũng không phải "của hiếm" nhưng cây *** lợn lại là vị thuốc quý trong điều trị viêm xoang. Loại cây này có tác dụng chống viêm, chống phù nề, dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính.

Ở Việt Nam, viêm mũi xoang gặp ở 15-20% dân số. Bệnh khởi phát dưới ảnh hưởng của khí hậu, môi trường, độ ẩm, điều kiện sống, sinh hoạt, sự mẫn cảm của cơ địa... và rất hay tái phát. Việc điều trị thường kéo dài 3-6 tháng, thậm chí có người phải điều trị nhiều năm liên tục với những thuốc Tây y đắt tiền. Mỗi đợt thuốc có thể tốn hàng triệu đồng khiến nhiều bệnh nhân không "theo" được.

Từ lâu, dân gian đã lưu truyền tác dụng chữa viêm mũi xoang của cây hoa *** lợn (còn có tên là hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị, cây cỏ hôi; tên khoa học là Ageratum conyzoides).

*** lợn là một loại cây nhỏ, thân nhiều lông mềm, cao chừng 25-50 cm, mọc hoang ở khắp nơi, nhiều nhất là nông thôn. Hoa nhỏ màu tím, xanh. Cây phát triển rất dễ ở mọi loại đất, có những nơi mọc khắp cánh đồng. Người ta hái toàn cây, cắt bỏ rễ, dùng tươi hay khô. Cây *** lợn có hàm lượng tinh dầu cao. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy nó có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính.

Cách sử dụng: Chọn lấy cây tươi về ngâm rửa sạch rồi để ráo, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút. Rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi giải phóng ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng. Tránh xì mũi mạnh vì lúc đó, mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai (gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp.

Hiện nay đã có một số thuốc chiết xuất từ cây *** lợn, bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mũi, rất thuận tiện cho người sử dụng. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ tai mũi họng để có chẩn đoán chính xác (loại trừ trước các khối u mũi xoang) và hướng dẫn cách theo dõi khi tự dùng thuốc ở nhà.
nguồn:http://vietdethuong.com/viewtopic.php?f=26&t=714
 
K

kool_boy_98

cây hương nhu(tên cây lù lù kia)
thông tin:

HƯƠNG NHU



Xuất xứ:

Danh Y Biệt Lục.

Tên Hán Việt khác:

Nhu (Thổ Thiên) Hương nhung (Thực Liệu Bản Thảo), Bạch hương nhu (Bản Thảo Đồ Kinh), Hương thái (Thiên Kim Phương), Mật phong thảo (Bản Thảo Cương Mục) Hương nhu, Hương đu, Mậu dược, Thạch giải, Sơn ông, Nhưỡng nhu, Cận như, Nô dã chỉ, Thanh lương chủng (Hòa Hán Dược Khảo) Trần hương nhụ, Hương nhự (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Hương nhu trắng, Hương nhu tía, É tía (Dược Liệu Việt Nam).

Tên khoa học:

Ocimum gratissmum Linn.

Họ khoa học:

Họ Hoa Môi (Lamiaceae).

Mô tả:

Cây thảo cao 1-2m, sống nhiều năm, thân vuông, hóa gỗ ở gốc, có lông, khi cây non 4 cạnh thân có màu nâu tía, còn 4 mặt thân có màu xanh nhạt, khi gìa thân trở thành nâu. Lá mọc đối chéo hình chữ thập, có cuống dài, phiến thuôn hình mũi mác, khía răng cưa, có nhiều lông ở hai mặt, mặt trên xanh thẫm hơn mặt dưới. Cụm hoa hình xim ở nách lá, co lại thành xim đơn. Hoa không đều, có tràng hoa màu trắng chia 2 môi. Nhị 4 rồi ra ngoài bao hoa. Quả bế tư, bao bởi đài hoa tồn tại. Toàn cây có mùi thơm. Mùa hoa quả vào tháng 5-7.

Địa lý:

Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta, thường gặp ở các bãi cỏ ven đường. Cây còn được trồng ở đồng bằng và miền núi.

Thu hái, sơ chế:

Thu hái vào lúc cây đang ra hoa, hay một số hoa đã kết quả. Dùng khô hoặc tươi.

Phần dùng làm thuốc:

Toàn cây trừ rễ (Herbal Elsholtziae).


Nguồn: http://www.yhoccotruyen.htmedsoft.com/duochoc/caythuoc/Huong_nhu.htm
 
M

mavuongkhongnha

Đó là hoa nhài Nhật Bản đấy. Nó có màu tím nhạt và chuyển màu dần dần từ sáng tới trưa sẽ dần chuyển sang sắc màu trắng. Vì vậy mà trên cây sẽ có hai màu trắng và tím. Nó khác với hoa nhài Việt nam nhiều cánh và thơm hơn với một màu trắng muốt. Còn hoa nhài Nhật Bản lại chỉ có một lớp cánh đơn, nhưng nhìn nó rất đáng yêu bởi sự khiêm nhường của nó. Mình chỉ thích ngắm nó khi chuyển màu.
a07.gif

images

 
K

kool_boy_98

Đó là hoa nhài Nhật Bản đấy. Nó có màu tím nhạt và chuyển màu dần dần từ sáng tới trưa sẽ dần chuyển sang sắc màu trắng. Vì vậy mà trên cây sẽ có hai màu trắng và tím. Nó khác với hoa nhài Việt nam nhiều cánh và thơm hơn với một màu trắng muốt. Còn hoa nhài Nhật Bản lại chỉ có một lớp cánh đơn, nhưng nhìn nó rất đáng yêu bởi sự khiêm nhường của nó. Mình chỉ thích ngắm nó khi chuyển màu.
a07.gif

images

cây này là cây mai hở? chắc vậy! giống lắm!:-SS
:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D
 
C

callalily

!

Đó là hoa nhài Nhật Bản đấy. Nó có màu tím nhạt và chuyển màu dần dần từ sáng tới trưa sẽ dần chuyển sang sắc màu trắng. Vì vậy mà trên cây sẽ có hai màu trắng và tím. Nó khác với hoa nhài Việt nam nhiều cánh và thơm hơn với một màu trắng muốt. Còn hoa nhài Nhật Bản lại chỉ có một lớp cánh đơn, nhưng nhìn nó rất đáng yêu bởi sự khiêm nhường của nó. Mình chỉ thích ngắm nó khi chuyển màu.
a07.gif

images

nó không phải là cây mai! nó là cây bò cạp vàng
DSC03266.JPG
 
K

kool_boy_98

Đấy là hoa chanh leo
Còn được biết đến với tên chanh dây, mắc mát, mát mát, lạc tiên hoa tía (danh pháp khoa học: Passiflora incarnata), là một loài dây leo sống lâu năm lớn nhanh với thân bò leo. Là một loài trong chi Lạc tiên (Passiflora), chanh leo có các hoa lớn với các nhụy và nhị hoa to. Là một trong số các loài có thân cứng nhất trong chi Lạc tiên. Tuy tên gọi có chữ "chanh", nhưng nó không có quan hệ họ hàng gì với các loài chanh trong chi Cam chanh (Citrus spp.)
Thân cây có thể trơn nhẵn hoặc có lông tơ; dài, bò leo và có nhiều tua cuốn. Các lá hình chân vịt 3 thùy mọc so le (mọc cách), kích thước 6-15 cm. Chúng có 2 tuyến đặc trưng ở gốc của phiến lá trên cuống lá. Các hoa 5 cánh màu trắng ánh tím tía. Chúng tạo ra một vành hoa màu trắng xen tía, một cấu trúc của các phần phụ giữa các cánh hoa và tràng hoa. Hoa được thụ phấn nhờ một số loài côn trùng như ong nghệ, còn tự nó là vô sinh.
Quả mọng nhiều cùi thịt hình ô van màu ánh vàng khi chín với kích thước cỡ quả trứng gà. Khi còn xanh nó có màu xanh lục. Ở loài chanh leo này, các chất nhầy màu vàng xung quanh các hạt của quả có vị ngọt và ăn được. Tuy nhiên, nó có nhiều hạt và vì thế chủ yếu làm nguồn thức ăn cho động vật hoang dã. Giống như các loài lạc tiên khác, nó là nguồn thức ăn cho ấu trùng của một số loài bướm.
Tại một số khu vực, toàn bộ cây chanh leo tươi hay khô đã từng được sử dụng như là một loại thảo dược làm an thần và điều trị chứng mất ngủ. Lá và thân cây phơi khô, thái nhỏ thường được dùng ở châu Âu để trộn lẫn với lá chè để uống. Một loại kẹo cao su có tác dụng an thần cũng đã từng được sản xuất từ chanh leo. Tại Việt Nam, người ta dùng quả chanh leo để làm một loại đồ uống giải khát trong mùa hè.
Chanh leo mọc thành bụi rậm ở những khu vực bỏ hoang, các bãi chăn thả không được cắt cỏ, ven đường bộ và đường sắt. Nó phát triển tốt trong các khu vực nhiều nắng.
 
Last edited by a moderator:
C

callalily

!

Đấy là hoa tranh leo
Còn được biết đến với tên chanh dây, mắc mát, mát mát, lạc tiên hoa tía (danh pháp khoa học: Passiflora incarnata), là một loài dây leo sống lâu năm lớn nhanh với thân bò leo. Là một loài trong chi Lạc tiên (Passiflora), chanh leo có các hoa lớn với các nhụy và nhị hoa to. Là một trong số các loài có thân cứng nhất trong chi Lạc tiên. Tuy tên gọi có chữ "chanh", nhưng nó không có quan hệ họ hàng gì với các loài chanh trong chi Cam chanh (Citrus spp.)
Thân cây có thể trơn nhẵn hoặc có lông tơ; dài, bò leo và có nhiều tua cuốn. Các lá hình chân vịt 3 thùy mọc so le (mọc cách), kích thước 6-15 cm. Chúng có 2 tuyến đặc trưng ở gốc của phiến lá trên cuống lá. Các hoa 5 cánh màu trắng ánh tím tía. Chúng tạo ra một vành hoa màu trắng xen tía, một cấu trúc của các phần phụ giữa các cánh hoa và tràng hoa. Hoa được thụ phấn nhờ một số loài côn trùng như ong nghệ, còn tự nó là vô sinh.
Quả mọng nhiều cùi thịt hình ô van màu ánh vàng khi chín với kích thước cỡ quả trứng gà. Khi còn xanh nó có màu xanh lục. Ở loài chanh leo này, các chất nhầy màu vàng xung quanh các hạt của quả có vị ngọt và ăn được. Tuy nhiên, nó có nhiều hạt và vì thế chủ yếu làm nguồn thức ăn cho động vật hoang dã. Giống như các loài lạc tiên khác, nó là nguồn thức ăn cho ấu trùng của một số loài bướm.
Tại một số khu vực, toàn bộ cây chanh leo tươi hay khô đã từng được sử dụng như là một loại thảo dược làm an thần và điều trị chứng mất ngủ. Lá và thân cây phơi khô, thái nhỏ thường được dùng ở châu Âu để trộn lẫn với lá chè để uống. Một loại kẹo cao su có tác dụng an thần cũng đã từng được sản xuất từ chanh leo. Tại Việt Nam, người ta dùng quả chanh leo để làm một loại đồ uống giải khát trong mùa hè.
Chanh leo mọc thành bụi rậm ở những khu vực bỏ hoang, các bãi chăn thả không được cắt cỏ, ven đường bộ và đường sắt. Nó phát triển tốt trong các khu vực nhiều nắng.
nó không phải hoa tranh leo mà là hoa chanh leo
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
K

kool_boy_98



Đây là hoa Dã quỳ

Dã quỳ, cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại, hướng dương dại, hướng dương Mexico, cúc Nitobe (danh pháp khoa học: Tithonia diversifolia) là một loài thực vật trong họ Cúc (Asteraceae), hiện nay phân bổ rộng khắp trong các khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới, chẳng hạn như Trung Mỹ, Đông Nam Á và châu Phi. Phụ thuộc vào khu vực, nó có thể là cây một năm hay cây lâu năm, dạng cây bụi cao tới 2-3 m với thân cây mọc thẳng và đôi khi hóa gỗ. Hoa màu vàng cam. Nói chung người ta công nhận rằng nó ở một giai đoạn nào đó là cây bản địa của khu vực Trung Mỹ hoặc Mexico, vì thế mà có tên gọi hướng dương Mexico.
 
K

kool_boy_98

images


Đây là một loại cây rất phổ biến ở nông thôn, mà hình này ai nhìn mà chả biết là cây gì! quá dễ phải không?
 
Top Bottom