[Game Sinh 6] Đuổi hình bắt chữ - ver.1

Status
Không mở trả lời sau này.
P

pokemon_011

Sinh trưởng (growth),
Sinh sản (reproduction),
Trao đổi chất (metabolism),
Phát sinh hình thái (morphogenesis development),
Bệnh học thực vật (phytopathology),
Tiến hóa (evolution)
Phân loại thực vật
Sinh lý thực vật
Hình thái thực vật
Sinh hóa thực vật
Hóa thạch thực vật
Vậy: có 11
 
P

pokemon_011

Phân cấp lá kép theo các cấp của cuống lá. Thường thấy điển hình là lá kép 1 lần (chỉ có cuống kép cấp 1), lá kép 2 lần (có cuống kép cấp 2).
 
S

saklovesyao

Ô số 6: Không đến 11 thể loại đâu ạ :|

13281926391529403585_574_574.jpg
 
N

nhocphuc_pro

Đúng rồi đó! Hoa lạc tiên ( chăc chan 100%)
Lâu rồi mới chơi lại trò này
Bữa giờ bận quá:D:D:D:D
Mọi người lì xì mình được không! :D:D:D:D:D:D:D
 
S

saklovesyao

Đúng rồi ! Là hoa của cây lạc tiên ! Bạn dinhgiadne được 10tks nhé !

1328251248781756366_574_574.jpg

Tiếp nhé !

13282511581514442294_574_574.jpg
 
S

saklovesyao

Ô 6: Loài cây thường thấy tại những vùng quê trong ngày Tết ?
Ô 7: Loài hoa tượng trưng cho tình yêu ?
Ô 10: Triệu chứng của bệnh vàng lá gân xanh là gì ?
Ô 11: Làm thế nào để phòng từ bệnh vàng lá gân xanh ?
 
H

hermes_legend

Trả lời:
O6: câu nêu.
Ô7: hoa hồng.

Ô 11:Trồng cây giống khỏe, sạch bệnh, từ nguồn đảm bảo.
-Trồng cây chắn gió quanh vườn như mù u, bình linh, xoài, gòn, me keo, giâm bụt, tràm để tránh rầy chổng cánh xâm nhập, hoặc trồng xen ổi; không trồng xen trong vườn các cây họ cam quýt như: cần thăng, nguyệt quới.
-Tạo tán, tỉa cành để vườn thông tháo, tránh giao tán; bón phân cân đối và vừa đủ, không quá lạm dụng nhất là phân đạm để hướng cho cây ra đọt non tập trung.
-Điều khiển cho cây ra đọt đồng loạt, thăm vườn thường xuyên để khi phát hiện rầy chổng cánh và phun thuốc trừ rầy phun đều khắp cả cây và tập trung vào nơi có đọt non, lá non.
-Khi phát hiện trong vườn có cây bệnh thì cần cắt sâu hoặc nhổ bỏ và đem hủy để giảm áp lực bệnh trong vùng.
Dùng thiên địch diệt rầy chổng cánh.

:(
 
D

dinhgiadne

Ô6: cây nêu
Ô 7: cây hoa hồng
Ô 10:
Nguyên nhân chính của bệnh vàng lá gân xanh cam quít là vi khuẩn Liberbacter asiaticum sống trong mạch libe làm rối loạn đặc tính sinh lý của cây, mạch nhựa bị nghẽn, nước và chất dinh dưỡng không dẫn truyền để nuôi cây được, đặc biệt là lá sẽ thiếu chất kẽm nên thịt lá sẽ biến màu vàng, gân vẫn còn xanh.

Vi khuẩn được lan truyền bởi sự chích hút của con rầy chổng cánh Diaphorina citri và qua vết tháp của chồi non mang bệnh.

Theo kết quả của viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam khuyến cáo bà con nông dân nên áp dụng biện pháp trồng xen ổi trong vườn cây có múi để ngăn ngừa rầy chổng cánh và rệp mềm lan truyền bệnh vàng lá do virus rất có hiệu quả. Cách làm tốt nhất là nên trồng ổi trước khoảng 4-5 tháng rồi sử dụng giống cây có múi sạch bệnh trồng xen vào sau thì sẽ xua đuổi được rầy. Ngoài ra, việc trồng xen còn có nhiều tác dụng tốt như hạn chế cỏ dại, che phủ đất, tăng thêm thu nhập nhờ rải vụ thu hoạch.
Ô 11:
Phòng trị:

Cắt tỉa cành trái lá bị bệnh, thu gom các lá trái bị bệnh rụng đem tiêu hủy.
Thường xuyên tỉa cành tạo tán cho vườn cây thông thoáng.
Không nên tưới nước lên tán cây khi cây bị bệnh.
Không nên tưới nước vào buổi chiều mát.
Bón phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai mục cho vườn cây.
Bón NPK cân đối và đầy đủ. Tăng cường bón thêm phân Kali khi cây bị bệnh
Phun ngừa bằng thuốc gốc đồng như Copper Zinc 50 WP, Coc 85 WP liều lượng 25-30g/10lít.
Phun trị bằng thuốc Kasuran 50 WP 25-30g/10lít hoặc Kasumin 2L 20-25cc/10 lít. phun 7-10 ngày/lần.
 
D

dinhgiadne

ban ơi
mở hộ ô 14 và 15, 18 và 19 nhé !

__________________________________________________
 
Last edited by a moderator:
N

ngobin3

Ô 10 là nêu triệu chứng chứ đâu phải nguyên nhân đâu bạn
Triệu chứng:

Biểu hiện đặc trưng của bệnh là phiến lá hẹp, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, có màu vàng, nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn màu xanh và nhỏ, mọc thẳng đứng như tai thỏ, nên có tên gọi bệnh vàng lá gân xanh.
Quả
Quả nhỏ hơn bình thường, méo, khi bổ dọc thì tâm quả bị lệch hẳn sang một bên, quả có quầng đỏ từ dưới *** lên. Hạt trên quả bị bệnh thường bị thối, có màu nâu.
Rễ
Khi dính bệnh hệ thống rễ cây bị thối nhiều, đa phần rễ tơ bị mất chỉ còn hệ thống rễ chính, thậm chí rễ chính cũng thối.
Các triệu chứng trên xuất hiện từng cành, từng cây trong vườn, có khi xuất hiện trên cả vườn. Sự kết hợp giữa các triệu chứng trên với việc xuất hiện của rầy chổng cánh (Diaphorina citri) trên vườn là cần thiết cho xác định bệnh vàng lá.

@ dingiadne: Bạn muốn mở nhiều thì dồn 1 reply thôi nha, đừng làm loãng pic
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

1328335022681483624_574_574.jpg

a.ngobin3 nói đúng rồi đó. Câu hỏi yêu cầu nêu triệu chứng chứ không yêu cầu nói nguyên nhân, nên là dinhgiadne chỉ được 4tks thôi nhé ! :D

Ô 14: Hoa gì đây ?

224556_0_airline.jpg

Ô 15: Lá kim có chức năng gì ?
Ô 18: Vườn Thí nghiệm Hoa hồng Quốc tế nằm ở đâu ?
Ô 19: Vẽ sơ đồ một chuỗi thức ăn bắt đầu từ thực vật ?
 
N

ngobin3

Đây có phải là hoa lan không bé sak nhỉ? Nhà anh cũng có 1 cây đang nở giống giống thế này nhưng không biết tên gì!
 
Last edited by a moderator:
N

nhocphuc_pro

Cho mở ô 13,17 đi bé saklo... (học lớp 6 ak`)
Hình như sắp ra rồi chỉ cần coi được chiếc lá
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom