Địa [Game địa 10] Khám phá thế giới. Nơi bắt đầu những cuộc hành trình.

  • Thread starter happy.swan
  • Ngày gửi
  • Replies 230
  • Views 27,214

H

happy.swan

Hình ảnh trên khá quen thuộc phải không?
Đáp án là Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt_Ngôi trường mà MV ''viên đá nhỏ'' đã thực hiện để quay clip.
Ở câu hỏi trên, rancanheo chưa may mắn.
hoangtrongminhduc: 5 thanks,
l0v3_sweet_381: 4thanks
forever_miss_you: 3 thanks.
phamngochieu6a: 2 thanks

Câu 7: Khí hậu của Đà Lạt có gì đặc biệt? Nêu nững đặc điểm chính của khí hậu Đà Lạt.
 
Last edited by a moderator:
A

abcdey

Do nằm ở độ cao 1.500 mét và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng, đặc biệt là rừng thông bao quanh, nên đối lập với khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền trung và khí hậu nhiệt đới xavan ở miền nam, thành phố Đà Lạt có một khí hậu miền núi ôn hòa dịu mát quanh năm.[38]
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới xavan, Đà Lạt có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa trùng với mùa gió mùa tây nam, bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Còn mùa khô trùng với mùa gió mùa đông bắc, kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Vào mùa khô, Đà Lạt chịu ảnh hưởng của khối không khí biển Đông, mang lại thời tiết nắng ấm, ít mây, không mưa, nhiệt độ hạ thấp về ban đêm và biên độ nhiệt lớn. Trong những tháng mùa mưa, gió mùa đông bắc hầu như không còn ảnh hưởng đến Đà Lạt, thay thế bởi khối không khí xích đạo từ phía nam tràn lên phía bắc. Gió mùa tây nam mang lại nguồn ẩm chủ yếu cho những trận mưa lớn và những đợt mưa kéo dài nhiều ngày.[38] Mặc dù vậy, do ảnh hưởng của khối không khí nhiệt đới Thái Bình Dương, trong mùa mưa vẫn có những thời kỳ thời tiết tạnh ráo.[39]
Nhiệt độ trung bình tháng ở Đà Lạt không bao giờ vượt quá 20°C, ngay cả trong những tháng nóng nhất. Tuy vậy, Đà Lạt cũng không phải là nơi có nhiệt độ trung bình tháng thấp nếu so với các tỉnh thành phố miền bắc có khí hậu cận nhiệt đới. Trong những tháng mùa đông, nhiệt độ trung bình tháng vẫn trên 14°C.[39] Theo số liệu thống kê từ năm 1964 tới năm 1998, nhiệt độ trung bình năm ở Đà Lạt là 17,9°C, trong đó năm 1973 có nhiệt độ trung bình cao nhất lên đến 18,5°C, còn năm 1967 nhiệt độ trung bình xuống thấp nhất, 17,4°C.[39] Nếu so sánh với Sa Pa, thị trấn nghỉ dưỡng ở miền Bắc ở độ cao 1.581 mét so với mặt biển và nằm trong vùng cận nhiệt đới, thì nhiệt độ trung bình ở Đà Lạt cao hơn 2,6°C,[40], và nếu xét riêng các tháng mùa đông thì nhiệt độ trung bình của Đà Lạt cao hơn Sapa đến 10°C (tuy nhiên về mùa hè Sapa chỉ lạnh hơn Đà Lạt không đáng kể).
Biên độ nhiệt độ ngày đêm ở Đà Lạt rất lớn, trung bình năm đạt 11°C, cao nhất trong những tháng mùa khô, lên tới 13 – 14°C, và thấp nhất trong những tháng mùa mưa, chỉ khoảng 6 – 7°C. Ngược lại, biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm lại nhỏ, tháng ấm nhất và tháng lạnh nhất cũng chỉ chênh lệnh 3,5°C.[41] Độ dài ngày trong các mùa ở Đà Lạt không có sự chênh lệch lớn, trung bình khoảng từ 11 đến ít hơn 12 giờ vào mùa đông và trên 12 giờ vào mùa hè.[38] Tổng số giờ nắng trong năm ở đây tương đối cao, khoảng 2.258 giờ một năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 12, 1, 2 và 3 của mùa khô.[42] Tổng lượng bức xạ thu nhập ở Đà Lạt khoảng 140 kCalo/cm²/năm, nhiều nhất vào tháng 4 và ít nhất vào tháng 8.[38] Nếu so với các vùng lân cận, lượng bức xạ Mặt Trời của Đà Lạt không cao, nhưng đây là nguồn năng lượng chủ yếu cho các quá trình trao đổi nhiệt, mang lại nền nhiệt độ thấp và tương đối ôn hòa.[43]
Mùa mưa ở Đà Lạt thường bắt đầu vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 và kết thúc vào khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11. Tuy hàng năm, thời điểm bắt đầu và kết thúc của mùa mưa có thể thay đổi, nhưng mùa mưa ở đây thường kéo dài khoảng hơn 6 tháng.[44] Trung bình, một năm Đà Lạt có 161 ngày mưa với lượng mưa 1.739 mm, tập trung nhiều nhất vào ba tháng 7, 9 và 10, ba tháng có sự hoạt động mạnh của trường gió mùa tây nam. Nếu lấy trung bình từ tháng 5 tới tháng 10, tổng lượng mưa trong mùa mưa ở Đà Lạt chiếm đến gần 80% lượng mưa của cả năm.[44] So với vùng đồng bằng, Đà Lạt có số ngày mưa trong năm nhiều hơn, nhưng lượng mưa lại thấp hơn.[45] Ở Đà Lạt còn có một hiện tượng thời tiết đáng chú ý khác là sương mù, trung hình 80 đến 85 ngày trong một năm, nhưng xuất hiện nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 2 tới tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 10. Phổ biến hơn cả là loại sương mù bức xạ được hình thành khi mặt đất bị lạnh đi nhiều do bức xạ vào lúc trời quang, lặng gió. Sương mù dày ít xảy ra hơn, thường gặp vào tháng 9 và tháng 10, trung bình mỗi tháng có tới 4 đến 5 ngày sương mù dày
 
F

forever_miss_you

Dù ở giữa vùng nhiệt đới nóng bức với lượng bức xạ sung túc, thế nhưng do ảnh hưởng của địa hình nên Đà Lạt thừa hưởng một chế độ nhiệt thật ôn hòa dịu mát quanh năm. Nhiệt độ trung bình tháng không đến 20oC, dù là ở những tháng nóng nhất. Tuy nhiên, Đà Lạt cũng không phải là nơi có nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất. Ngay cả các tháng trong mùa đông nhiệt độ trung bình vẫn trên 15oC. Nhiệt độ rất ổn định qua các mùa, biên độ dao động bé. Đây là đặc điểm rất tiêu biểu về nhiệt độ của một chế độ khí hậu nhiệt đới thuộc vùng cao.
Tính chất gió mùa cũng được phản ảnh rõ rệt trong đặc điểm khí hậu Đà Lạt. Đà Lạt chịu ảnh hưởng chủ yếu của hai mùa gió. Đó là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Thời gian thịnh hành của chúng còn được thể hiện bởi hai mùa khô, mưa riêng biệt trong năm.
Khoảng cuối tháng 10 sang đầu tháng 11 mùa mưa đã chấm dứt, mùa khô lạnh bắt đầu khi gió mùa Đông Bắc từng đợt tràn đến, thời tiết Đà Lạt dần dần tốt lên và khô hanh. Khi không khí cực đới biến tính đã chế ngự hoàn toàn trên cao nguyên Lâm Viên thì cũng là thời kỳ ở nơi đây luôn luôn có bầu trời trong sáng, dịu mát dễ chịu lạ thường. Ban ngày trời sáng đẹp và ấm, lạnh chủ yếu về đêm vì bức xạ nhiệt. Loại hình thời tiết này kéo dài đến hết tháng 3. Về du lịch, thể thao thì đây là thời gian hoạt động tốt nhất trong năm.
Do nhiệt độ xuống thấp với sự khống chế của áp cao, không khí trong điều kiện ổn định, nên ban đêm dễ hình thành sương mù bức xạ. Vì vậy, trong mùa khô vào buổi rạng đông Đà Lạt luôn chìm trong màn sương trắng, nhưng thường chúng không giữ được lâu và tan nhanh trong nắng sớm.
Cũng trong mùa này ẩm độ không khí đạt đến trị số thấp nhất, có những ngày ẩm độ vào lúc 13 giờ giảm xuống chỉ còn 8 - 9%. Xét về cán cân nước thì rõ ràng về mùa khô lượng nước hao hụt rất lớn vì tổng lượng bốc hơi vượt nhiều lần so với lượng nước thu được do mưa. Đây là điều kiện khó khăn nhất đối với sản xuất nông nghiệp trong mùa này. Với loại hình thời tiết lạnh khô, không khí ổn định, ban đêm trời quang, bức xạ nhiệt mạnh là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh sương muối. Một hiện tượng hay xẩy ra ở Đà Lạt và vùng lân cận, tập trung vào tháng giêng, tháng 2 gây trở ngại lớn cho nghề trồng trọt.
Do tín phong và nhất là gió mùa Tây Nam cùng với các nhiễu động trong cơ chế của chúng, có khi kết hợp cả những hoạt động của áp thấp nhiệt đới, bão ở biển Đông đã đem lại cho Đà Lạt một lượng mưa khá phong phú (1.600 mm - 1.800 mm). Lượng nước mưa lớn nhất thường tập trung về gần cuối mùa. Mùa mưa ở đây cũng thật là dai dẳng, kéo dài gần 7 tháng liền (tháng 4 - tháng 10).
Trong các tháng 4 - 5, thời kỳ nóng nhất có dòng thăng mạnh, những trận mưa dông đầu mùa có khi kèm theo mưa đá làm cây trồng đổ dập, nhất là rau.
Do nằm trên cao nên Đà Lạt thường có tốc độ gió mạnh hơn vùng đồng bằng, có khi gió mạnh (16 - 20 m/s) xảy ra trong 4 - 5 ngày liền.
Tóm lại, đặc điểm khí hậu Đà Lạt là đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa thuộc vùng cao. Bức xạ dồi dào, có một chế độ nhiệt mát dịu và ổn định. Lượng mưa phong phú nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu vào mùa hè, mùa đông khô hạn.

Đà Lạt diện tích khoảng 39.050 ha ở trong khoảng từ 11o52` -12o04` vĩ độ Bắc và 108o20` - 108o35` kinh độ Đông, được giới hạn bởi ngọn Langbian cao 2.167 m ở phía bắc, dãy núi Voi cao 1.756 m bao quanh phía tây và phía nam, còn phía đông bắc thì có ngọn Lap-Bé Nord cao 1.732 m
 
A

abluediamond

* Điểm đặc biệt của khí hậu Đà Lạt:

- Khí hậu Đà Lạt mang những đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu cao nguyên.
- Đà Lạt có một chế độ nhiệt khá điều hòa và thấp, nhiệt độ trung bình năm thấp hơn so với cả nước Việt Nam.
Chính nhờ nền nhiệt độ tương đối ôn hòa mà Đà Lạt đã phát triển thành một thành phố nghỉ dưỡng và du lịch nổi tiếng. Các điều kiện khí hậu này đã cho phép việc sản xuất các loại rau hoa, cây đặc sản và nhiều loại cây trồng á nhiệt đới.

* Đặc điểm chung:

- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới xavan, Đà Lạt có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
+ Mùa mưa trùng với mùa gió mùa Tây - Nam. Từ tháng 5 -> tháng 10
+ mùa khô, Đà Lạt chịu ảnh hưởng của khối không khí biển Đông, mang lại thời tiết nắng ấm, ít mây, không mưa, nhiệt độ hạ thấp về ban đêm và biên độ nhiệt lớn.

- Nhiệt độ trung bình tháng ở Đà Lạt không bao giờ vượt quá 20°C, ngay cả trong những tháng nóng nhất. Vì vậy Đà Lạt là 1 nơi có khí hậu ôn hòa giống khí hậu Tây Âu, Nếu so sánh với Sa Pa, thì nhiệt độ trung bình ở Đà Lạt cao hơn 2,6°C. Mùa đông, Đà Lạt cao hơn Sapa đến 10°C (tuy nhiên về mùa hè Sapa chỉ lạnh hơn Đà Lạt không đáng kể).

- Biên độ nhiệt độ ngày đêm ở Đà Lạt rất lớn, trung bình năm đạt 11°C, cao nhất trong những tháng mùa khô, và thấp nhất trong những tháng mùa mưa. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm lại nhỏ, tháng ấm nhất và tháng lạnh nhất cũng chỉ chênh lệnh 3,5°C.

- Tổng số giờ nắng trong năm ở đây tương đối cao, khoảng 2.258 giờ một năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 12, 1, 2 và 3 của mùa khô. Nếu so với các vùng lân cận, lượng bức xạ Mặt Trời của Đà Lạt không cao, nhưng đây là nguồn năng lượng chủ yếu cho các quá trình trao đổi nhiệt, mang lại nền nhiệt độ thấp và tương đối ôn hòa.

- 1 năm Đà Lạt có 161 ngày mưa với lượng mưa 1.739 mm, tập trung nhiều nhất vào ba tháng 7, 9 và 10. Ở Đà Lạt còn có một hiện tượng thời tiết đáng chú ý khác là sương mù.
 
H

happy.swan

Câu trả lời của các bạn đều đúng nhưng hướng câu hỏi là tóm tắt những gì chung nhất. Vì vậy, abcdey và forever_miss_you nhận được 4 thanks do chưa đáp ứng nhu cầu khái quát, Với câu trả lời ngắn gọn và khái quát hơn, abluediamond nhận được 5 thanks.

Chia tay với xứ sở xương mù, chúng ta đi tham quan Sapa ở Lào Cai, một nơi du lịch cũng rất đẹp của Việt Nam.

Câu 8: Nêu vị trí địa lý và địa hình của Lào Cai.
 
F

forever_miss_you

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam, giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Phía Bắc Lào Cai giáp Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái.
 
L

l0v3_sweet_381

-Vị trí địa lý: Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345km theo đường bộ. Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 203 km đường biên giới.
-Địa hình: Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía đông và phía tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau.

Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng ruộng nước ruộng, là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng.
 
R

rancanheo

(*) Vị trí địa lý:
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Tỉnh Lào Cai được tái lập tháng 10/1991 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn.

Từ ngày 01/01/2004 (sau khi tách huyện Than Uyên sang tỉnh Lai Châu) diện tích tự nhiên: 6.383,88 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước).

Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 203 km đường biên giới.

(*) Địa hình:

Địa hình: Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía đông và phía tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau.

Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp khá rõ ràng, trong đó độ cao từ 300m - 1.000m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143m so với mặt nước biển, Tả Giàng Phình: 3.090m.

Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Cam Đường - Bảo Thắng - Bảo Yên và phần phía đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn (điểm thấp nhất là 80 m thuộc địa phận huyện Bảo Thắng), địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng ruộng nước ruộng, là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng.

 
H

happy.swan

Cả ba bạn đều trả lời khá tốt.
forever_miss_you: 5 thanks
l0v3_sweet_381: 4 thanks.
rancanheo: 3 thanks.
Xin lỗi vì để các bạn chờ lâu.
Câu hỏi số 9: Lào Cai một tỉnh có nhiều địa danh đẹp và nổi tiếng của vùng Tây Bắc. Bạn hãy cho biết, địa danh Lào Cai đã đực nhắc đến trong những tác phẩm văn học nào?
(Tối thiểu là 5 tác phẩm)
 
A

abluediamond

- Những người bạn và tôi (Sấn Cháng)
- Đàn ong mật trở về ( Cao Văn Tư)
- 30 năm trở lại Sapa (Văn Thức)
- Đất Quê ( Mã én Hằng)
- Mo Chư (Mã A Lềnh)
 
F

forever_miss_you

SA PA NGÀY ĐÔNG (Thành Luân)
LÀO CAI BẠN VÀ TÔI
SA PA (Phạm Bá Chiểu)
KÍ ỨC MÙA...
SA PA (bài này khác bài ở trên)
nguồn: laocaionline.com (có thể lên kiểm tra nếu mún)
 
H

happy.swan

Hai bạn không chỉ thể hiện kiến thức địa lý mà còn thể hiện hồn văn chương rất tốt.

abluediamond xuất sắc nhận được 5 thanks.
forever_miss_you vui vẻ nhận 4 thanks nha!

Câu số 10: Bạn cho biết đây là địa danh nào ở Sapa:
sapa-new1.jpg
 
A

abluediamond

Nhà thờ đá Sa Pa...............................................................................................................
 
R

rancanheo

Nhà thờ đá Sa Pa
_______________________________________________________________________________________________________________________________________________
 
H

happy.swan

Ba bạn trả lời chính xác..
be_mum_mim: 5 thanks
abluediamond: 4 thanks
rancanheo: 3 thanks.
(Mình vội nên thanks trả nợ sau)

Câu 11: Lào Cai có những phiên chợ rất đặc biệt. Hãy chỉ ra nét đặc biệt của các phiên chợ này.
(Không quá sơ sài, không quá nhiều dài dòng, chỉ cần xúc tích)
 
A

abluediamond

- Đây là phiên chợ của người H'Mông, người Dao được họp vào tối thứ bảy hàng tuần. Chợ Sa Pa không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa của người dân mà còn là nơi để các nam thanh, nữ tú người dân tộc H’Mông, Dao hát giao duyên, tỏ tình qua tiếng khèn, tiếng sáo hay tiếng đàn môi thánh thót, réo rắt.

- Chợ Sa Pa là một hoạt động kinh tế văn hóa rất độc đáo, đây là nơi trao đổi mua bán nhiều loại hàng hóa, sản phẩm địa phương. Đồng thời đến chợ còn là dịp cho bà con vùng cao và thanh niên nam nữ các dân tộc hẹn hò gặp gỡ, ca hát giao duyên để tìm hiểu bạn đời qua khúc hát tỏ tình, qua tiếng sáo, tiếng khèn, đàn môi...

- Nếu ban ngày, chợ nhộn nhịp, sôi động với các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa, nông sản ; thì khi ráng chiều buông xuống, trong khu vực chợ đã thấy chỗ này, chỗ kia túm tụm dăm bảy trai gái người H'Mông, người Dao đầu nhìn nhau trò chuyện, tâm tình. Rồi khi màn đêm buông xuống, tù mù dưới bóng điện vàng nhạt, họ ngồi bên nhau ca hát, trò chuyện thâu đêm. Khi đã tìm được bạn tâm tình, họ trao kỷ vật cho nhau để rồi hẹn chợ sau gặp lại. Hoạt động văn hóa này đã có từ ngàn xưa và nay vẫn còn gìn giữ được.
 
H

happy.swan

Câu trả lời duy nhất của abluediamond chưa thực sự khái quát vì là coppy những phần bài viết nhỏ. Vì vậy, mình tặng bạn 3 thanks. :D
Đặc điểm các phiên chợ:
- Chợ họp một tuần một lần vào thứ 7
- Người dân đi chợ mang hàng đi bán hoặc đi đến chơi chợ.
- Họ trao đổi buôn bán các mặt hàng với nhau như: ngô, vải...
- Ban ngày là các hoạt động buôn bán trong khi buổi tối là những hoạt động vui chơi tập thể. Vì vậy những phiên chợ vùng cao được gọi là ''Chợ tình'' bởi là nơi nam nữ gặp nhau và se duyên kết tóc.

Câu 12. Các dân tộc (Danh sách, phân bố và số dân) và lễ hội của các dân tộc tại Sapa.
 
L

l0v3_sweet_381

Sapa là nơi sinh sống của dân cư 6 dân tộc Kinh, H'Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xã Phó.
-Dân tộc H'mông là một dân tộc sinh sống đông nhất ở Sa Pa, chiếm khoảng 53% dân số. Trước đây họ là tộc người làm lúa nước rất giỏi, sống dọc theo khu vực sông Dương Tử (Trung Quốc), trong một cuộc xung đột với tộc người Hán, phần đông họ di cư về phía Nam và chia thành nhiều nhóm nhỏ. Những tộc người H'Mông đầu tiên đến Sapa thì tập trung chủ yếu ở dãy Hoàng Liên từ khoảng 300 năm trước.
-Người Dao Đỏ có dân số đứng thứ hai sau người H'Mông ở Sa Pa. Cũng có nguồn gốc từ Vân Nam - Trung Quốc, người Dao Đỏ là một bộ phận nhỏ của tộc người Dao di cư vào Việt Nam từ thế kỷ XIII đến những năm 40 của thế kỷ trước. Họ sống tập trung đông nhất ở các xã Tả Phìn, Nậm Cang, Thanh Kim, Suối Thầu, Trung Chải.
-Sau dân tộc H'Mông và dân tộc Dao, dân tộc Tày là dân tộc có số dân đông thứ ba ở Sa Pa. Có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, tộc người này là một trong những nhánh tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái. Nhóm ngôn ngữ này kéo dài thành một vệt từ miền Nam Trung Quốc đến Việt Bắc, Tây Bắc của Việt Nam, sang Lào, Thái Lan qua Mianma, thậm chí đến tận Ấn Độ cũng có một nhóm tộc người San, thuộc ngữ hệ Tày-Thái. Ở Sa Pa họ sống tập trung ở một số xã phía Nam như Bản Hồ, Nậm Sài, Thanh Phú là vùng thung lũng bằng phẳng, màu mỡ nhiều sông suối, nơi thuận tiện đánh bắt cá và làm ruộng.
-Dân tộc Giáy là một nhánh của nhóm các dân tộc Tày - Thái, sống chủ yếu ở các vùng núi cực Bắc. Tổng số người Giáy ở Việt Nam chỉ có trên 25 ngàn và ở Sa Pa họ chỉ chiếm 2%, tập trung ở các bản quanh thung lũng Tả Van, Lao Chả. Cũng như người Tày, Nùng, Thái, người Giáy canh tác trên các mảnh ruộng bằng phẳng trồng lúa tẻ. Trước kia mỗi năm chỉ làm một vụ. Sau ngày tết, họ tổ chức lễ hội xuống đồng gọi là "Gióng Pooc" vào ngày Thìn tháng Giêng để cầu mong một năm trồng cây tốt lành
-Dân tộc Xa Phó thuộc nhóm dân tộc Phù Lá và dân số toàn quốc chỉ có gần 4 ngàn. Ở Sa Pa chỉ có rất ít người Xã Phó sống ở các bản làng thuộc xã Nậm Sài nằm về phía cực nam của huyện Sa Pa là nơi hẻo lánh, xa đường ôtô vì thế đi lại khó khăn và không thường xuyên tiếp xúc với nơi khác. Đến nay một số người Xã Phó dùng tiếng quan hỏa và một số khác trong đó có người Xã Phó ở Sa Pa lại vẫn giữ nguyên tiếng mẹ đẻ thuộc hệ ngôn ngữ Miến - Tạng. Ngoài ra, còn có một số tên gọi khác mà các dân tộc láng giềng đặt cho như: Xá Phu, Pú Dang, Pu La, Bổ Phi Pạ, Mạc Pạ, Mù Dí Pạ Phổ, Va Sơ Lao…Theo nghiên cứu sơ bộ thì người Xá Phó có mặt ở Tây Bắc (Việt Nam) đến nay vào khoảng hơn 300 năm. Trước đây họ sống du canh, du cư từng nhóm nhỏ săn bắn và hái lượm dọc theo các con suối.

Các dân tộc ở Sa Pa đều có những lễ hội văn hóa mang nét đặc trưng:
Hội roóng pọc của người Giáy vào tháng giêng âm lịch.
Hội sải sán (đạp núi) của người H'Mông.
Lễ tết nhảy của người Dao diễn ra vào tháng tết hàng năm.
Những ngày phiên chợ ở Sa Pa nhộn nhịp vào tối thứ bảy kéo dài đến chủ nhật hàng tuần. Chợ Sa Pa có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách từ phương xa tới. Người ta còn gọi nó là "chợ tình Sa Pa" vì ở đây nam nữ thanh niên người dân tộc H'Mông, Dao đỏ có thể nhờ âm thanh của khèn, sáo, đàn môi, kèn lá hay bằng lời hát để tìm hay gặp gỡ bạn tình.
 
Top Bottom