Cuốc sống như một con đường nhiều ngã rẽ không bằng phẳng, những đoạn đường thường khác nhau và không ngừng thay đổi , và tất nhiên , muốn đi được con đường ấy, con người cũng phải biết thay đổi , không nên quá bảo thủ , khư khư giữ lấy những quan niệm, kinh nghiệm lỗi thời - những thứ mà đã từng đúng trong quá khứ, nhưng hiện tại thì không còn phù hợp nữa , áp dụng chũng chỉ khiến cho cuộc sống thêm lạc hậu, chậm tiến mà thôi. Câu nói đó nói lên một chân lý , một bài học sâu sắc : muốn thành công thì phải biết nhìn đời, biết coi trọng các giá trị thực tiễn, không áp dụng những phương pháp lạc hậu, nhưng quan niệm quá khứ trước đúng mà giờ đã không còn phù hợp. Đó không đồng nghĩa với việc chối bỏ quá khứ, không phải vô tình mà trong lời thoại của nhân vật Hoàng Việt lại xuất hiện cụm từ "có cái".."có cái" : con người có hiểu biết, có tầm nhìn, đồng thời cũng là con người biết lấu quá khứ soi chiếu hiện tại , biết bắt chước những cái xưa cũ mà không nệ cổ : những cái "xưa" nếu áp dụng vào thực tế mà vẫn đúng đắn thì không phải lạc hậu, những cáu tuy mới mà không thực tế thì không phải là thức thời : cái tính cũ của một quan niệm, một phương pháp không được đo bằng thời gian ra đời, nó đo bằng tính đúng đắn khả thi khi áp dụng vào thực tế hiện tại cuộc sống. So sánh cuộc sống với sự vật , phải chăng đó là một phép đo chiếu giản đơn song vô cùng chính xác..Câu nói của nhân vật Hoàng Việt đã trở thành chân lí đúng đắn nhiều thời đại, nhưng tất nhiên, tính vĩnh cửu của chân lý đôi khi cũng chỉ là tương đối...
Bài này em không rõ lắm , đành làm theo cảm tính b-(