T
Câu hỏi mảnh ghép số 2 : Cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống như thế nào , )
Mảnh ghép số 3 ạh : Đặc điểm cấu tạo ngòai của bộ linh trưởng có giống gì với người )
Mảnh ghép số 11 ạh )
Vì sao cú mèo nhìn rõ về đêm ) --> Câu hỏi ngòai kiến thức ạh
Cho anh chọn ô 1 )Internet said:không phải loài chim nào cũng mù vào ban đêm.
Cù nèo, vạc, nhan, vịt trời, cò đêm là các con vật có thể nhìn rõ trong đêm. Thế tại sao các loài chim này lại có thể nhìn rõ mọi vật vào ban đêm?
Phần sâu nhất bên trong nhãn cầu của loài chim và các động vật cao cấp khác là võng mạc, đó là nơi tiếp nhận sự kích thích của ánh sáng. Võng mạc nhận ánh sáng chiếu vào, sau đó thông qua hệ thần kinh để truyền vào đại não. Trong võng mạc của các loài vật này có loại tế bào hình kim tiếp nhận thứ ánh sáng yếu.
Nói chung, loài chim mù vào ban đêm như gà, trong võng mạc có nhiều tế bào hình kim hơn, còn tế bào hình que thì lại ít hơn. Cho nên chúng không nhìn rõ được vào ban đêm. Các loài chim có thể nhìn rõ trong đêm thì trong võng mạc của mắt có rất nhiều tế bào hình que.
Vào mùa thu, một số loài chim nhỏ bay từ Siberi nhờ vào ánh sáng yếu của các ngôi sao mà định hướng bay qua biển để đến Nhật Bản. Có nghĩa là các con chim bay vào ban đêm hoặc nhiều hoặc ít đều có tế bào hình kim nên chúng có thể tiếp tục bay vào ban ngày được.
Trong mắt loài chim cuốc, loại tế bào hình kim hơi nhiều hơn loại tế bào hình que một chút, vì vậy loài chim quốc có thể hoạt động vào các đêm có trăng sáng.
Ô số 7 nhé : bộ linh trưởng có đặc điểm gì tiến hoá hơn so với các bộ thú khác ở lớp 7 nhé
Cào cào phụ thuộc chủ yếu vào các cơ xương đùi nước rút cho việc nhảy nhanh và bật mình lên cao, và cũng giống con người, chúng phải thắng được lực cản. Cơ của cào cào là loại cơ động vật không xương sống duy nhất có chức năng giống như cơ chạy nước rút ở người. Tuy nhiên, nếu về thành tích nhảy dài thì con người còn kém xa: bước nhảy của chúng, so sánh tương đối với chiều dài cơ thể, tương đương với một người đàn ông trưởng thành trung bình vọt qua khoảng cách gần 90 mét.
Nguyên văn bởi: vietbao
Châu chấu chỉ thành "kẻ phá hoại" khi sống theo bầy.
Các nhà khoa học Anh vừa xác định được một “nút bấm” sinh học có vai trò kích thích châu chấu tụ thành đàn. Từ khám phá này, người ta hy vọng có thể tìm ra loại thuốc trừ sâu mới giúp ngăn chặn việc hình thành các “tập đoàn” châu chấu, vốn là mối đe dọa kinh hoàng cho mùa màng.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy những con châu chấu đơn độc thay đổi hành vi của chúng khi có đồng loại bên cạnh, chúng tụ tập với nhau và cuối cùng di chuyển theo đàn. Mới đây, lần đầu tiên, các nhà động vật học tại Đại học Oxford, Anh, đã tìm thấy những chiếc lông nhạy cảm trên chân sau của châu chấu, kích thích nhu cầu tụ đàn của chúng.
Châu chấu vốn là sinh vật hiền lành và thường sống đơn độc. Nhưng khi bị kích thích, chúng hợp lại với nhau thành bầy, trở thành mối đe doạ lớn cho nông nghiệp. Chỉ vài giờ sau một đàn châu chấu tràn qua, các cánh đồng phì nhiêu có thể trở thành đồng “chết”.
Khám phá này rất quan trọng vì nó có thể đưa tới việc sản xuất ra các loại thuốc trừ sâu mới ngăn chặn việc tụ đàn của châu chấu. “Hệ thần kinh giao tiếp thông qua các hoá chất. Nếu chúng ta có thể tìm ra các hoá chất đó và cách thức mà chúng tác động lên hệ thần kinh (đã khiến châu chấu chuyển từ việc sống đơn độc sang sự sống theo bầy), ta có thể chế tạo ra những hoá chất kiểm soát sâu hại mới”, Giáo sư Simpson cho biết.
Thí nghiệm được thực hiện bằng cách dùng bút màu đánh dấu châu chấu trong phòng thí nghiệm. Khi một vùng đặc biệt trên chân sau của châu chấu được kích thích, nó từ bỏ lối sống đơn độc và chuyển sang sống theo đàn. Khi đánh dấu trên các phần khác của cơ thể, chẳng hạn râu, các phần phụ miệng hay bụng, hiện tượng tương tự không xảy ra.
Các biện pháp đấu tranh sinh học là:Câu hỏi của mảnh ghép ô 2 :
Hãy nêu những biện pháp đấu tranh sinh học