Khi các hành tinh và vệ tinh được hình thành, có rất nhiều thiên thể nhỏ đường kính vào khoảng 1 km chuyển động trong hệ mặt trời. Chúng bắn phá vào mặt trăng và để lại những hố hình phễu mà chúng ta thấy như ngày nay.
Những hình phễu lớn trên mặt trăng bị khoét rộng dần sau khi hình thành thiên thể này. Hầu hết các hình phễu này có đều có tuổi hàng tỷ năm. Những hố mới có đường kính dưới 100km, nhưng số hố như vậy rất ít. Trên thực tế, bề mặt của mặt trăng xưa nay vẫn không thay đổi, bởi trên mặt trăng không có không khí, không có gió, không có mưa nên không có hiện tượng xói mòn. Địa hình của mặt trăng vẫn gần y nguyên như thuở ban đầu.
Trái đất cũng từng bị bắn phá như thế nhưng khí quyển đã che chở cho nó một phần, ngoài ra hiện tượng xói mòn đã xóa đi dấu vết của những hố phễu xa xưa nhất.