KHÓANG SẢN:
Bắc Trung Bộ có nguồn khoáng sản đa dạng, chiếm 60% trữ lượng sắt; 80% thiếc; 100% cromit và 40% trữ lượng đá vôi toàn lãnh thổ Việt Nam. Trong đó, phải kể đến một số mỏ có giá trị lớn như mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh); mỏ cromit Cổ Định (Thanh Hóa); mỏ thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An),… tạo ra cơ sở thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp
Bắc Trung bộ cũng là nơi cung cấp đá hoa cương và đá vôi trữ lượng lên tới hàng tỷ tấn cho thị trường cả nước. Đây là cơ sở tốt để phát triển công nghiệp khai khoáng, luyện kim, và sản xuất vật liệu xây dựng.
1. THANH HÓA
_ Theo số liệu của sở tài nguyên và môi trường Thanh Hóa đưa ra năm 2004 thì nguồn tài nguyên của tỉnh như sau:
. Cát xây dựng: Trữ lượng rất lớn, phân bố khắp tỉnh.
. Đá ốp lát: Trữ lượng 2-3 tỉ khối, chất lượng tốt có nhiều màu sắc đẹp, độ bền cao.
. Đá bột: Làm phụ gia xi măng
. Quặng sắt: Có 5 mỏ đã được thăm dò, trữ lượng 3 triệu tấn.
. Vàng gốc: Tập trung chủ yếu ở làng Nèo huyện Bá Thước
. Đá quý: Tập trung ở tây nam tỉnh, chưa có điều kiện kiểm chứng, khảo sát.
. Phốt pho rit: Trữ lượng 1 triệu tấn, chất lượng trung bình.
. Secpentin: Trữ lượng 15 triệu tấn, chất lượng khá tốt.
Bảng một số loại khoán sản của Thanh Hóa
_ Ngoài ra còn có một số loại khoáng sản như:
. Đô lô mit: Trữ lượng 4,7 triệu tấn, chất lượng rất tốt.
. Than đá: Trữ lượng không đáng kể.
.Than bùn: Trữ lượng 2 triệu tấn, là nguyên liệu chính để làm phân bón vi sinh.
. Nước mặt: Với các sông lớn như sông Mã, sông Chu, sông Hoạt, sông Bưởi, sông Bạng, sông Yên,...Tổng chiều dài là 881 km, với tổng diện tích lưu vực là 39.756 km². Tổng lượng nước ngọt trung bình hằng năm là 19,52 tỷ m³.
.Muối biển: Nước biển Thanh hóa có độ mặn cao từ 2,5-2,8 % vào các tháng từ 11 đến tháng 6 năm sau, cao nhất là vào tháng giêng từ 3,2-3,3 %.
2. NGHỆ AN
Có 113 vùng mỏ lớn, nhỏ và 171 điểm quặng, nổi bật là: than, thiếc, bauxit, đá vôi, đá oplat, sét gạch ngói, sét xi măng và một số khoáng sản khác
Than mỡ ở mỏ than Khe Bố sản lượng khai thác hàng năm từ 30 - 40 ngàn tấn.
Than nâu ở mỏ than Việt Thái (Nghĩa Đàn) và mỏ Đôn Phục (Con Cuông) với trữ lượng gần 1 triệu tấn.
_ Kim loại đen:
. Sắt: ở Vân Trình (Nghi Lộc) và Võ Nguyên (Thanh Chương). Trữ lượng cả 2 mỏ hơn 1,8 triệu tấn với hàm lượng Fe = 41,53 - 67,05%.
Manngan: ở Rú Thành (Hưng Nguyên) trữ lượng C1 là 91.735 tấn, C2 là 131.296 tấn.
. Kim loại màu quý hiếm:
. Thiếc: Tập trung ở vùng Quỳ Hợp và Quế Phong. Vùng Quỳ Hợp có 10 mỏ thiếc sa khoáng đã được điều tra với trữ lượng cấp C1+C2 là 33.678 tấn.
. Mỏ sa khoáng Na-Ca (Quế Phong) trữ lượng B + C1 + C2 loại SnO2 từ 367 đến 2027 g/m3 là 9760 tấn
. Vàng được phát hiện ở nhiều nơi trong tỉnh gồm vàng sa khoáng, vàng gốc và vàng đã được điều tra ở nhiều mức độ khác nhau.
. Monazit ở huyện Quỳ Hợp trữ lượng C2 đạt gần 3 triệu tấn
Khoáng sản phi kim:
. Barit có ở nhiều nơi, trong đó mỏ Sơn Thành trữ lượng cấp C1 là 55.623 tấn quặng, 35.029 tấn Barit, cấp C2 là 108.997 tấn quặng, 66.398 tấn barit
. Kaolin: sét ở huyện Nghi Lộc trữ lượng cấp C2 là 6.982.812 tấn
Bảng trữ lượng một số loại khoáng sản của Nghệ An
. Đá vôi có trữ lượng lớn và chất lượng tốt, chủ yếu tập trung tại Phúc Sơn (Anh Sơn) và Hoàng Mai (Quỳnh Lưu). nguồn đá vôi trên 1 tỷ m3 ở các khu vực Anh Sơn, Quỳnh Lưu, Con Cuông. Nhiều nhất là đá xây dựng trên 1 tỷ m3 ở Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Đô Lương, Nghĩa Đàn... Sét đã tìm thấy ở 4 mỏ lớn với tổng trữ lượng 9 triệu tấn. Đá Marble và Granitte ở huyện Quỳ Hợp gồm nhiều loại và có màu sắc đẹp Photphorits phân bô ỏ các núi đá vôi Đa quý (rubi) có ở Quỳ Châu
ĐÁNH GIÁ: Đặc điểm lợi thế là các tài nguyên trên của Nghệ An tập trung thành những quần thể, nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ ở gần nhau, có chất lượng cao, gần đường giao thông nên rất thuận lợi cho sản xuất xi măng, gốm sứ, bột đá siêu mịn, gạch lát, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, phân vi sinh v.v..
3. QUẢNG BÌNH
Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản như vàng, sắt, titan, pyrit, chì, kẽm... và một số khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit... Trong đó, đá vôi và cao lanh có trữ lượng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng với quy mô lớn. Có suối nước khoáng nóng 105oC. Trữ lượng vàng tại Quảng Bình có khả năng để phát triển công nghiệp khai thác và chế tác vàng.
4. QUẢNG TRỊ
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Quảng Trị khá phong phú và đa dạng, đặc biệt là khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng và làm vật liệu xây dựng. Đây là điều kiện để tỉnh có thể phát triển mạnh công nghiệp xi măng và VLXD.
Bảng một số loại khoáng sản chính của Quảng Trị
5. HÀ TĨNH
Khoáng sản Hà Tĩnh nằm rải rác ở hầu khắp các huyện trong tỉnh, từ vùng ven biển đến vùng trung du miền núi. Toàn tỉnh có 91 mỏ và điểm khoáng sản trong đó
6. THỪA THIÊN HUẾ
Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế đã phát hiện được 120 mỏ, điểm khoáng sản với 25 loại khoáng sản, tài nguyên nước dưới đất, phân bố đều khắp, trong đó chiếm tỷ trọng đáng kể và có giá trị kinh tế là các khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng.
- Nhóm khoáng sản nhiên liệu chủ yếu là than bùn, trữ lượng các mỏ than bùn ở khu vực các trằm tại Phong Chương được đánh giá lên tới 5 triệu mét khối.
- Nhóm khoáng sản kim loại có sắt, titan, chì, kẽm, vàng, thiếc
- Nhóm khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng là các nhóm có triển vọng lớn nhất của Thừa Thiên Huế, bao gồm pyrit, phosphorit, kaolin, sét, đá granit, đá gabro, đá vôi, cuội sỏi và cát xây dựng.
* Bắc Trung bộ có khoảng 670km bờ biển với nhiều cửa sông, thềm lục địa rộng, nhiều tài nguyên.
Ước tính trữ lượng cá khoảng 620.000 tấn, tôm 2.750 tấn, mực 5.000 tấn, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển tổng hợp đồng thời là nguồn nguyên liệu cơ bản cho ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản......cảng Vũng Áng, Cửa Lò, Nhật Lệ, Chân Mây…
LÂM NGHIỆP
Hiện Bắc Trung bộ quản lý 3.436 ngàn hécta đất, trong đó đất rừng có 1.633 ngàn héc ta, đất không rừng gần 1.600 ngàn ha là tiềm năng lớn cho phát triển nghề rừng.
Năm 2009, toàn tỉnh Quảng Trị có 220.797 ha đất lâm nghiệp có rừng với tổng trữ lượng gỗ khoảng 11 triệu m3
_ Nghệ An: Trữ lượng gỗ có trên 52 triệu m3 gồm nhiều loại gỗ quý như pơmu, samu, lim, sấu, đinh hương, sến...Tre, nứa, mét: có trên 1 tỷ cây; ước tính có khoảng 226 loài dược liệu và nhiều lâm sản quý.
» là nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ.