[Francais] Proverbes français

T

trifolium

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.



Mình thấy mấy cái này trên mạng, cái hiểu cái không:)),các bạn giúp mình dịch sang tiếng Việt nhé :)


Tel père, tel fils.-----> cha nào con nấy

À père avare, fils prodigue.------> cha keo kiệt, con phá của???

Il n’y a que le premier pas qui coûte.------>đầu xuôi đuôi lọt chăng?

Dieu donne la gale, mais il donne aussi des ongles pour se gratter----> trời sinh voi, trới sinh cỏ?
Un petit chez soi vaut mieux qu’un grand chez les autres.".... dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn" ???

Si la barbe blanche faisait le sage, les chèvres seraient toutes docteurs----->
chiếc áo không làm nên thầy tu < đại loại thế :))>


On lie les bœufs par les cornes et les hommes par les paroles.----> Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Les tonneaux vides sont ceux qui font le plus de bruit----> thùng rỗng kêu to. On ne se baigne jamais deux fois dans le même fleuve----> không nên tắm hai lần trên cùng 1 dòng sông
Beauté sans bonté est comme vin éventé.------> cái nết đánh chết cái đẹp?

Mieux vaut tard que jamais.-----> chậm còn hơn không.
L’habit ne fait pas le moine.------> cái áo không làm nên thầy tu

Tout chien est fort à la porte de son maître.-----> chó cậy gần nhà?

Bonne renommée vaut mieux que ceinture dorée.-----> tốt danh hơn lành áo?


còn mấy cái này thì chịu >_<

Il vaut mieux arriver en retard qu’arriver en corbillard.

La semaine du travailleur a sept jours, la semaine du paresseux a sept demains.
Quand le puits est à sec, on sait ce que vaut l’eau.
Il ne faut pas puiser au ruisseau quand on peut puiser à la source.

La plus belle fille du monde ne peut donner que ce qu’elle a.
Qui dort dîne.
On n’est jamais si bien servi que par soi-même.

Rien ne sert de courir, il faut partir à point.

Mariage pluvieux, mariage heureux.
Qui avec son seigneur mange poires, il ne choisit pas les meilleures.
On reconnaît le bon ouvrier à ses outils.
Il ne faut pas laisser croître l’herbe sur le chemin de l’amitié.
Le visage est le miroir du cœur.
Les plaisanteries les plus courtes sont les meilleures.






 
T

trifolium

Kiếm thêm được vài câu:))

1* Vỏ quít dày, móng tay nhọn
À bon chat, bon rat

2* Chủ vắng nhà, gà mọc đuôi tôm
Absent le chat, les souris dansent

3* Sau cơn mưa, trời lại sáng
Après la pluie , le beau temps

4* Đàn bà muốn là trời muốn
Ce que femme veut, Dieu le veut

5* Khẩu xà, tâm phật
Ce qui est amer à la bouche est doux au coeur

6* Ăn để mà sống chứ không sống để mà ăn
Il faut manger pour vivre et non pas vivre pour manger

7* Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói
Il faut tourner sept fois la langue dans sa bouche avant de
parler.

8* Không có lửa làm sao có khói
Il n'y a point de fumée sans feu

9* Tiền bạc làm mờ con mắt
La fortune est aveugle

10* Lời nói là bạc, im lặng là vàng
La parole est d'argent , mais le silence est d'or
 
T

trifolium

11. Ngưu tầm ngưu mã tầm mã
Dis-moi qui tu hantes, je te dirai qui tu est

12. Không nên để đến ngày mai những gì bạn có thể làm hôm nay
Ne remttez pas au lendemain ce que vous pouvez faire aujourd'hui .

13. Có gan làm giàu
Qui ne risque rien, n'a rien

14. Cho' sủa chó không cắn
Chien qui aboie ne mord pas

15. Xa mặt cách lòng
Loin des yeux, loin du coeux.

16. Đừng để tất cả trứng vào 1 cái rỗ
Il ne faut pas mettre tous ses oeufs dans le meme panier

17. Cái áo không làm nên thầy tu
L'habit ne fait pas le moine.

18. Thay ngưới tình như thay áo
Changer de femme comme de chemise

19. Mỗi sự vật mỗi thời, mỗi sự vật mỗi chỗ
Chaque chose à son temps, chaque chose à sa place

20. Thân nhau như hình với bóng
C’est St Roch et son chien :))
 
T

trifolium

Lúc nguy hiểm, mới biết ai can đảm
Au danger, on connait les braves.

Cha keo kiệt, gặp con phá của
Cha phá của, gặp con keo kiệt

À père avare, Fils prodigue
À père prodigue, Fils avare

Lúc sa cơ mới biết ai bạn tốt
Au besoin, on connait l'ami

Chột làm vua người mù
Au Royaume des aveugles, les borgnes sont rois

Đi xa về tha hồ nói khoác
À beau mentir qui vient de loin

Kẻ cắp gặp bà già
À trompeur, trompeur et demi

Nói láo gặp sư nói láo
À menteur, menteur et demi

Nhiều ý kiến tốt hơn là một
Deux avis valent mieux qu'un.
 
T

trifolium

Cái gì của Cesar, trả lại cho Cesar
Il faut rendre à Cesar ce qui est à Cesar, et à Dieu ce
qui est à Dieu .

Không nên đổ dầu vô lửa
Il ne faut pas jeter de l'huile sur le feu

Nước chảy về cội
L'eau va toujours à la rivière

Cá lớn ăn cá bé
Les gros poissons mangent les petits

Chó sói không ăn thịt lẫn nhau
Les loups ne se mangent pas entre eux
Tai vách mạch rừng
Les murs ont des oreilles

Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên
L'homme propose, et Dieu dispose.

Đoàn kết là sức mạnh
L'union fait la force.

Kiến tha lâu cũng đầy tổ
Petit à petit , l'oiseau fait son nid

Cha nào con nấy
Tel père , tel fils
 
T

trifolium

gần đây mình có mua được một cuốn từ điển
đó là: "Từ điển thành ngữ, cụm từ và tục ngữ thông dụng Pháp-Việt"
để chủ nhật tuần này mình lên post nha

ừ, cám ơn bạn hiều :))

Cười người hôm trước , hôm sau người cười
Tel qui rit vendredi, Dimanche pleurera

Đường nào cũng đến la mã
Tous chemins vont à Rome

Cái mới luôn đẹp
Tout nouveau, tout beau

Ác giả, ác báo
Le mal appele le mal

Lấy oán báo oán
Rendre le mal pour le mal

Lấy ân báo oán
Rendre le bien pour le mal

Mỗi người một ý
Autant de têtes, autant d'avis.

Nồi nào úp vun nấy
Autant de trous, autant de chevilles.

Thì giờ là tiền bạc
Le temps c'est de l'argent

Thì giờ mất đi ko kiếm lại được
Le temps perdu ne se rattrappe pas

Biết đợi thời cơ thì thành công
Tout vient à point à qui sait attendre
 
P

phuphu123

Chữ A (part 1)

01/ À bas: Đả đảo
02/ À bâtons rompus: Chuyện nọ xọ chuyện kia; Dây cà ra dây muống
03/ À battre besogne: Đảm đang công việc
04/ Abdiquer devant les difficultés: Bó tay trước khó khăn
05/ À beau jeu, beau retous: Ơn trả nghĩa đền
06/ À beau mentir qui vient de loin: Đi xa về tha hồ nói dối
07/ À bon chat, bon rat: Vỏ quýt dày có móng tay nhọn; Kẻ cắp, bà già gặp nhau
08/ À beaucoup près: Chẳng như, khác xa
09/ À bientôt: Tạm biệt
10/ À bloc: Hết cỡ, hết sức
11/ À bondance de biens ne nuit pas
12/ À bon compte: Rẻ tiền. Dễ dàng
13/ À bon droit: chính đáng
14/ À bon entendeur demi-mot: Người không chỉ nói nửa lời
15/ À bon escient: Có ý thức- Có lý- Có suy sét- Đúng đắn
17/ À bon volonté, ne faut faculté: Có chí ắt làm nên. Thuận vợ thuận chồng tát biển đong cũng cạn
18/ À bon vin point d'enseigne: Hữu xạ tự nhiên hương
19/ À bon salut, bon acceuil: Ăn miếng chả miếng; Có qua có lại mới toại lòng nhau
20/ À bout de nerfs:Tức lộn ruột lộn gan
21/ À bout de souffle: Kiệt sức, hết cả hơi
22/ À bon entendeur salut: Biết được thì ấm vào thân
23/ À bout portant: sát kề- gần kề
24/ Aboyer à la lune: Như chó sủa trăng. Có kêu la cũng vô ích
25/ À belles dents: Ăn ngon lành,ăn ngấu nghiến
25/ À bout: Đến cuối- đến bước đường cùng

~~~~~~~~~~~~@};-~~~~~~~~~~~~
Bon travail
 
T

trifolium

Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
Tomber de la poêle dans la braise, tomber de Charybde en Scylla.

Tránh voi chẳng hổ mặt nào
Point de honte à fuir un plus fort que soi.

Dũng bất như mưu
Ce que lion ne peut renard le fait.

Mười voi không được bát nước xáo
Beaucoup de bruit pour rien.

Hai năm rõ mười
C'est clair comme deux et deux font quatre.

Năm hơn bù năm kém
Bon an, mal an.

Cái sảy nảy cái ung
Petite étincelle engendre grand feu.

Nằm sương gối đất
Coucher à même la terre et à la belle étoile, mener une dure existence.

Nằm gai nếm mật
S'imposer de dures épreuves (pour ne jamais perdre de vue son noble objectif).
 
P

phuphu123

Chữ A (part2)

26/ À bout: Đếm cuối - đến bước đường cùng
27/ À bras le corps: Ôm chặt lấy người, ôm ngang lưng
28/ À bras ouverts: Niềm nở đón tiếp. Thắm thiết
29/ À bras raccourcis: Hết mức, rất mạnh
30/ À bras tendu:Giơ thẳng tay
31/ À branchir la tête d'un nègre on prend son savon: Nước đổ lá môn, nước đổ đầu vịt (Dạy cho kẻ ngu *** và quá đần độn chỉ tổ mất thời gian)
32/ À brebis tondues, Dieu mesure le vent
33/ À brûle - pourpoint: Đột ngột, bất thần
34/ À chemin battu, il ne croit point d'herbe: Đường mòn cỏ không mọc
35/ Acheter, vendre chat en poche: nhắm mắt lại mua bán liều - Mua bò vẽ bóng

~~~~~~~~~~~~~~~@};-%%-@};-~~~~~~~~~~~~~~~
hôm nay post ít thôi nha
Đang bận@-)@-)
 
Last edited by a moderator:
T

trifolium

Có qua có lại mới toại lòng nhau
Passez-moi la casse, je vous passerai le séné.

Tiếng lành đồng xa tiếng dữ đồn xa
Une bonne réputation aussi bien qu'un mauvais renom se répandent au loin.

Tiếng cả nhà không
N'avoir qu'une apparence d'aisance.

Có tiếng không có miếng
Bonne renommée sans ceinture dorée.

Tiếng bấc tiếng chì
Le qu'en dira-t-on tantôt délicat, tatôt acerbe.

Mất cả chì lẫn chài
Perdre capital et intérêts.

Nhẹ như bấc, nặng như chì
Tantôt doucement, tantôt durement.
 
Last edited by a moderator:
T

trifolium

Thử so sánh thành ngữ so sánh tiếng Pháp với các thành ngữ Nghệ Tĩnh
TS. Nguyễn Duy Bình

Ngôn ngữ là hệ thống biểu đạt và giao tiếp của một dân tộc. Vì mỗi dân tộc có những đặc trưng lịch sử, văn minh, văn hóa, khí hậu v.v... riêng nên có những lời ăn tiếng nói rất riêng. Tuy nhiên, giữa các dân tộc vẫn tồn tại những sự giống nhau trong cách biểu đạt. Tìm hiểu những nét tương đồng và dị biệt giữa các thành ngữ so sánh tiếng Pháp và các thành ngữ so sánh Nghệ Tĩnh sẽ cho phép chúng ta khẳng định điều đó.

1. Thành ngữ được giáo sư Nguyễn Lân định nghĩa ngắn gọn như « một ngữ đoạn hợp thành một đơn vị từ vựng do truyền thống và việc sử dụng đã cố định » . Trong các ngôn ngữ trên thế giới, thành ngữ tồn tại rất phong phú. Người ta đã thống kê được 4000 thành ngữ bằng tiếng Anh , hơn 2300 thành ngữ bằng tiếng Pháp . Tuy nhiên, đây chỉ là những thành ngữ thống kê được và số thành ngữ có thực chắc chắn là lớn hơn nhiều. Hoàng Văn Hành chia thành ngữ tiếng Việt thành ba loại : thành ngữ thường, thành ngữ đối và thành ngữ so sánh .

2. Thủ pháp so sánh, xuất phát từ tiếng latin compario (hành động so sánh), chỉ một thủ pháp nghệ thuật nhằm kết nối cái so sánh và cái được so sánh từ một yếu tố chung và nhờ một công cụ ngữ pháp. Hay nói cách khác, đó là việc thiết lập mối quan hệ giữa hai thực tế có hai trường nghĩa khác nhau nhưng lại giống nhau ở một điểm nào đó bằng một từ biểu thị quan hệ so sánh. Trong thành ngữ, tục ngữ, thủ pháp so sánh được sử dụng khá phổ biến, có lẽ đó là một cách diễn đạt dễ dùng, nhờ đó mà người nói có thể diễn đạt sự liên tưởng của mình một cách trực tiếp và bộc phát. Vũ Bội Liêu giải thích « cách tỷ lệ » trong ngôn ngữ này như sau : « ... dân tộc nào cũng vậy, khi cần hình dung một vật gì, hay muốn miêu tả một ý gì cho xác đáng, đều cảm thấy sự cần phải đem vật này ví với vật khác, việc nọ với việc kia, để cho rõ ý mình muốn nói ». Về cấu trúc thành ngữ so sánh, Nguyễn Nhã Bản cho rằng « trong phương ngữ Nghệ Tĩnh tồn tại hai dạng chủ yếu : A như B và như B. » Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ giới hạn ở cấu trúc so sánh A như B, và A ở đây có thể là động từ hoặc tính từ.

3. Trong dịch thuật, đặc biệt là dịch văn học, việc dịch tục ngữ, thành ngữ từ ngữ nguồn sang ngữ đích không phải là một việc đơn giản. Xung quanh vấn đề này còn có nhiều tranh luận, chủ yếu giữa hai trường phái : hướng nguồn (Source-oriented) và hướng đích (Target-oriented). Trường phái hướng nguồn chủ trương dịch sát nghĩa (word by word) thành ngữ của văn bản nguồn để trung thành với tinh thần và sắc thái của nguyên bản. Trong khi đó, trường phái hướng đích đề xuất dịch thành ngữ bằng thủ pháp tương đương về ngữ nghĩa. Người ta nói đến tương đương nghĩa khi nguyên bản và bản dịch có cùng nội dung ngữ nghĩa hay ký hiệu, hay nói cách khác là chúng có chung cái được biểu đạt (signifié) hoặc trường nghĩa (champ sémantique).

4. Tính phố biến ngôn ngữ (universaux linguistiques) đã được đề cập lần đầu tiên vào năm 1956 trong cuốn Language của Whatmough : « Ngôn ngữ dù có khác nhau những vẫn có những tính phổ biến cơ bản, chúng tái hiện trong tất cả các ngôn ngữ cho đến đây đã được xem xét. ». Tính phổ biến của ngôn ngữ có thể được định nghĩa như sự tương đồng của các ngôn ngữ về mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ âm hay hình vị. Georges Mounin chia tính phổ biến của ngôn ngữ thành nhiều loại, chẳng hạn như :
- tính phổ biến mang tính vũ trụ (vì, theo Martinet, con người ở trên cùng một hành tinh và trong lời ăn tiếng nói của con người thường tồn tại một sự song song nào đó). Do vậy, trong bất cứ ngôn ngữ nào chúng ta cũng có các khái niệm như mưa, gió, trời đất, động vật, thực vật, đêm, ngày, v.v...
- Tính phổ biến mang tính sinh học. Cũng là Martinet là người cho rằng : « vì con người sống chung một hành tinh và có điểm chung là sự tương đồng về thể chất và tâm lý, cho nên chúng ta có thể phát hiện ra một sự song song nào đó trong sự phát triển của lời ăn tiếng nói ». Chính vì vậy mà trong mọi ngôn ngữ, chúng ta có thể bắt gặp các khái niệm như to, bé, cao, thấp, béo, gầy, đen, trắng v.v... Chúng ta có thể khẳng định rằng cảm nhận về màu sắc của tất cả mọi người trên thế giới đều như nhau, vấn đề là họ gọi tên màu sắc mà họ nhìn thấy như thế nào trong ngôn ngữ của họ thôi. Cùng quan điểm này, nhà Trung Quốc học Gernet đã tuyên bố : « Khi các bạn nói là người Trung Quốc không nhìn nhận màu sắc như chúng ta, có lẽ các bạn muốn nói là dù sao họ cũng nhìn nhận màu sắc như chúng ta nhưng họ có thói quen gọi tên khác »

5. Sự tương đồng giữa các thành ngữ, cả về cái biểu đạt và cái được biểu đạt, thật đáng kinh ngạc. Ví dụ, theo chỗ chúng tôi biết, thành ngữ mọc lên như nấm tồn tại trong tiếng Anh (To spring up like mushrooms), tiếng Pháp (pousser comme des champignons), tiếng Tây Ban Nha (Crecer como setas), tiếng Hungari (Nő, mint a gomba), tiếng Xi-xin (Crìsciri còmu 'i fùngi), tiếng Uruguay (Reproducirse como hongos) v.v... Trong tiếng Pháp và tiếng Việt, có những thành ngữ giống nhau về hình thức và hình ảnh như :
- Sướng như vua = heureux comme un roi
- Cứng như đá = solide comme le roc
- Nhẹ như lông hồng = léger comme une plume
- Nhanh như chớp = rapide comme l’éclair
- Béo như lợn = gras comme un cochon.
Hoặc những thành ngữ khác như :
- Không có lửa làm sao có khói = Il n’y a pas de fumée sans feu
- Một con chim én chẳng làm nên mùa xuân = une hirondelle ne fait pas le primptemps
- Im lặng là đồng ý = qui ne dit mot consent
- Đùa với lửa = Jouer avec le feu
- Quần áo không làm nên thầy tu = l’habit ne fait pas le moine
v.v...
Sự tương đồng về hình thức và nội dung của các thành ngữ tiếng Pháp và các thành ngữ tiếng Việt có thể được giải thích bằng tính phổ biến ngôn ngữ mà chúng ta vừa đề cập ở trên. Ngoài ra, sự vay mượn cũng là một yếu tố mà chúng ta phải tính đến : qua sự tiếp xúc về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội v.v..., lời ăn tiếng nói của các dân tộc dần dà được « toàn cầu hoá », đến nỗi có những thành ngữ mà chúng ta không biết nguồn gốc của nó là ở nước nào. Có thể nói đây là sự gặp gỡ kỳ diệu của các ngôn ngữ.

6. Qua việc nghiên cứu đối chiếu các thành ngữ so sánh tiếng Pháp và các thành ngữ so sánh Nghệ Tĩnh, chúng tôi nhận thấy là số lượng thành ngữ giống nhau về cả nội dung lẫn hình thức hầu như không có. Chỉ có thành ngữ « trự như mèo quào » tương đương với thành ngữ tiếng Pháp « écrire comme un chat » (viết như mèo). Tuy nhiên, số lượng thành ngữ tương đương về nghĩa nhưng khác nhau về hình ảnh so sánh (cái được so sánh) khá nhiều. Ví dụ người Nghệ Tĩnh nói là « ác như chó » trong khi người Pháp nói là « ác như một con lừa hung » (méchant comme un âne rouge) ; người Nghệ Tĩnh nói « cười như bò đấy tấm tôn » thì người Pháp nói là « cười như một anh chàng gù » (rigoler comme un bossu) ; người Nghệ Tĩnh nói « khô như rơm tháng sáu » trong khi người Pháp nói là « khô như một cục xương » (sec comme un os) ; một bên thì nói « ngủ như chó cúc no sựa » còn một bên thì nói « ngủ như em bé » (dormir comme un bébé), người Nghệ Tĩnh thường nói « chạy như chó dái » trong khi người Pháp lại nói « chạy như ngựa bị cắt lách » (courir comme un dératé) v.v...
Chúng ta thấy là các hình ảnh so sánh trong thành ngữ Nghệ Tĩnh thường mang tính hướng ngoại trong khi các thành ngữ so sánh trong tiếng Pháp thường mang tính hướng nội. Trong khi người Nghệ Tĩnh nói là « ngu như bò » thì người Pháp nói là « ngu như đôi bàn chân của mình » (bête comme ses pieds), người Nghệ Tĩnh nói « khô như rơm tháng sáu » còn người Pháp nói « khô như một khúc xương », Người Nghệ Tĩnh nói « tức như bò đá » thì người Pháp nói « tức như con bọ chét » (énervé comme un puce), người Nghệ Tĩnh nói « Ăn như bồ lủng khu » hoặc « ăn như tru xể rọt » còn người Pháp nói « ăn như một vết loét », người Nghệ Tĩnh nói « trốn như chó trốn con » trong khi người Pháp lại nói « trốn như trốn dịch hạch » v.v... Những hình ảnh so sánh của người Nghệ Tĩnh thường liên tưởng đến những hiện tượng, sự vật ngoài cá nhân, trong khi người Pháp thường viện đến những hình ảnh liên quan trực tiếp đến cá nhân như những hình ảnh khúc xương, đôi bàn chân, vết loét, dịch hạch.


Hơn nữa, người Nghệ Tĩnh thường so sánh với những con vật hoặc đồ vật gì đó thô hơn : ác như chó, buồn như ******** con, ngu như bò, tức như bò đá, chạy như chó dái, trốn như chó trốn con, loay hoay như tru giậm chạc mụi v.v... Đọc những thành ngữ của người Nghệ Tĩnh, chúng ta như đọc được tính cách Nghệ ở trong đó. Đó có thể là sự bộc trực (thấy gì nói nấy, thấy gì so sánh nấy), sự ngang tàng (kiểu nói toạc móng heo, chặt to kho mặn), tóm lại là thái độ « gàn đến mức khô khan, cực đoan đến mức toán học » (Phan Ngọc) v.v... Trong khi đó, người Pháp sử dụng những hình ảnh có phần tế nhị và tinh tế hơn. Ví dụ họ nói « Buồn như cửa ngục thất » (Triste comme une porte de prison). Chúng ta đều biết ở cửa ngục thì thường vắng người, tù nhân thì ở trong cả, cai ngục thì có mấy người ? Cánh cửa ngục gợi lên cái gì đó vắng tanh, trống rỗng, lạnh lùng. Trong khi đó, người Nghệ Tĩnh lại nói « buồn như ******** con ». Con chó trong văn hóa Việt Nam nói chung và trong văn hóa Nghệ Tĩnh nói riêng là một con vật đáng khinh bỉ (ác như chó, ngu như chó, đồ chó má). Cho nên cái gì xấu xa người ta cũng gán cho chó. Tương tự như vậy đối với bò (ngu như bò, tức như bò đá), với trâu (nhớp như tru, ả em du như tru ẻ trịn).
Qua việc đối chiếu một số thành ngữ so sánh tiếng Pháp với thành ngữ so sánh Nghệ Tĩnh, chúng ta có thể thấy là giữa các thành ngữ này có sự tương đương về nghĩa nhưng không giống nhau y hệt. Đúng như Nguyễn Lân đã nói : “…phần lớn những thành ngữ và tục ngữ Pháp không thể hiểu được chỉ bằng vốn từ ngữ và ngữ pháp, vì thường chúng đã mất sự liên hệ ngữ nghĩa với ý nghĩa nguyên thủy của những từ tạo thành ra chúng .” Mỗi cộng đồng ngôn ngữ đều có những cách diễn đạt riêng của nó. Vì thế mà khi chúng ta dịch từng từ (word by word) các thành ngữ Pháp sang tiếng Việt hoặc các thành ngữ Việt sang tiếng Pháp thì sẽ cho ra những câu nói rất ngô nghê, khó hiểu, khó tiếp nhận. Khi phải chấp nhận dịch tương đương, tức là tìm một thành ngữ tương đương trong ngữ đích thì chúng ta sẽ không tránh khỏi « xu hướng biến dạng » : câu thành ngữ trong ngữ đích không có cùng trọng lượng, không có cùng chất lượng như câu thành ngữ trong ngữ nguồn.

Nói tóm lại

Mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng chính nhờ sự khập khiễng đó mà chúng ta biết được sự khác biệt về cách diễn đạt của người Pháp và người Nghệ Tĩnh. Suy cho cùng và nghĩ cho cùng, giữa các dân tộc không khác xa nhau về nhân sinh quan và thế giới quan là mấy. Tính phổ biến về nhân sinh quan và thế giới quan khiến cho lời ăn tiếng nói của các dân tộc có sự tương đồng nào đó về cái được biểu đạt. Chúng ta có thể so sánh cái biểu đạt như một vỏ bọc. Nó có thể xù xì hay hoa mĩ, thô thiển hay trơn tru, nhưng chính khi phá vỡ nó ra thì chúng ta mới thấy viên ngọc lung linh nghĩa của nó.
 
T

trifolium

Hôm nay đổi món, post dạng Pháp pháp nhé =))

• À bon vin point d'enseigne : Ce qui est bon se recommande de soi-même.

• À chose faite, conseil pris : Il est trop tard de demander conseil quand le fait est accompli .

• À l'impossible nul n'est tenu : On ne peut exiger de quelqu'un ce qu'il lui est impossible de faire.

• À père avare, enfant prodigue ; à femme avare, galant escroc : Un défaut, un vice fait naître autour de soi, par réaction, le défaut, le vice contraire.

• À quelque chose malheur est bon : Un malheur procure parfois quelque avantage imprévu .

• Avec un (ou des) si on mettrait Paris en bouteille : Avec des hypothèses, tout devient possible.

• Bien faire, et laisser dire (ou laisser braire) : Ne pas s'occuper du qu'en dira-t-on ; il faut faire son devoir sans se préoccuper des critiques.

• Boire la coupe (le calice) jusqu'à la lie : Endurer une souffrance, un malheur dans toute son étendue.

• Bonne renommée vaut mieux que ceinture dorée : Avoir une bonne réputation et être pauvre vaut mieux que d'être riche et mal famée.

• Les bons comptes font les bons amis : Pour rester amis, il faut s'acquitter exactement de ce que l'on se doit l'un à l'autre.

• C'est Jean qui pleure et Jean qui rit : Passer facilement du rire aux larmes, de la joie à la tristesse

• C'est la bonne femme qui fait le bon mari : Il y a cela de remarquable dans le caractère de la femme, qu'il s'amalgame bien plus aisément que celui de l'homme à des caractères difficiles.


Moị người cùng tìm câu tương đương nhé :D
 
T

trifolium

Tài liệu thì còn dài mà mình thì lại lười, tổng hợp lại 1 file để các bạn download cho gọn nhé :)
 

Attachments

  • Proverbes.doc
    104 KB · Đọc: 0
Top Bottom