[FIO_RACE]►Trao Đổi_Thảo Luận Sinh học☼♀◄

T

thanhdat93

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cùng học với mục tiêu đỗ đại học nha mọi người! Cố gắng môn sinh nào. Từ nay mình sẽ đảm nhiệm phụ trách bên môn sinh của nhóm mình. Có gì thì mong các bạn giúp đỡ nha. Vì ngày mai đỗ tươi sáng

images

Ở pic này, mình sẽ post nội dung kiến thức cần lưu ý và post luôn bài tập. Mọi người nhiệt tình tham gia nha. Tất cả mọi người cùng có thể tham gia thảo luận. Sẽ có bài tập và kiến thức mới vào thứ 2. Đến thứ 5 sẽ là đáp án và giải đáp thắc mắc. Mọi người theo dõi thường xuyên nghen
 
Last edited by a moderator:
A

anhvodoi94

Pic này lập ra để trao đổi kinh nghiệm học tập ; giải bài tập hay thảo luận về vấn đề gì vậy ạ! Anh có thể nói khái quát cho mọi người không ạ ?
 
T

thanhdat93

I.Cách nhận dạng quy luật di truyền:

1. Trường hợp bài toán đã xác định tỷ lệ phân ly kiểu hình ở đời con:

1.1. Dựa vào kết quả phân ly kiểu hình của đời con:


1.1.1. Khi lai 1 tính trạng:

Tìm tỉ lệ phân tích về KH ở thế hệ con đối với loại tính trạng để từ đó xác định quy luật di truyền chi phối.

+ 3:1 là quy luật di truyền phân tích trội lặn hoàn toàn.
+ 1:2:1 là quy luật di truyền phân tích trội không hoàn toàn (xuất hiện tính trạng trung gian do gen nằm trên NST thường hoặc giới tính.
+ 1:1 hoặc 2:1 tỉ lệ của gen gây chết.
+ 9:3:3:1 hoặc 9:6:1 hoặc 9:7 là tính trạng di truyền theo tương tác bổ trợ.
+ 12:3:1 hoặc 13:3 là tính trạng di truyền theo quy luật tương tác át chế trội.
+ 9:3:4 là tương tác át chế do gen lặn.
+ 15:1 là tương tác cộng gộp kiểu không tích lũy các gen trội.

1.1.2. Khi lai 2 hay nhiều cặp tính trạng:

+ Tìm tỉ lệ phân tích về kiểu hình ở thế hệ con đối với mỗi loại tính trạng.

+ Nhân tỉ lệ KH riêng rẽ của loại tính trạng này với tỉ lệ KH riêng của loại tính trạng kia.
Nếu thấy kết quả tính được phù hợp với kết quả phép lai thì có thể kết luận 2 cặp gen quy định 2 loại tính trạng đó nằm trên 2 cặp NST khác nhau, di truyền theo định luật phân li độc lập của Menden (trừ tỉ lệ 1:1 nhân với nhau).
Ví dụ: Cho lai hai thứ cà chua: quả đỏ-thân cao với quả đỏ-thân thấp thu được 37.5% quả đỏ-thân cao: 37.5% quả đỏ -thân thấp: 12.5% quả vàng-thân cao: 12.5% quả vàng-thân thấp. Biết rằng mỗi tính trạng do 1 gen quy định.

Giải:
+ Xét riêng từng tính trạng ở thế hệ con:
( 37,5% + 37,5% ) đỏ : ( 12,5% + 12,5% ) vàng = 3 đỏ : 1 vàng
( 37,5% + 12,5% ) cao : ( 37,5 % + 12,5% ) thấp = 1 cao : 1 thấp
+ Nhân 2 tỉ lệ này ( 3 đỏ : 1 vàng ) ( 1 cao : 1 thấp ) = 3 đỏ-cao : 3 đỏ-thấp : 1 vàng-cao : 1 vàng-thấp, phù hợp với phép lai trong đề bài. Vậy 2 cặp gen quy định 2 tính trạng nằm trên 2 cặp NST khác nhau.

1.2. Dựa vào kết quả phân ly kiểu hình trong phép lai phân tích:

Dựa vào kết quả của phép lai để xác định tỷ lệ và loại giao tử sinh ra của các cá thể cần tìm.

+ Nếu tỉ lệ KH 1:1 thì đó là sự di truyền 1 tính trạng do 1 gen chi phối
+ Nếu tỉ lệ KH 3:1 thì được di truyền theo quy luật tương tác gen, trong tính trạng có 2 kiểu hình.
- Tương tác bổ trợ 9:7
- Tương tác át chế 13:3
- Tương tác cộng gộp 15:1

+ Nếu có tỉ lệ KH 1:2:1 thì tính trạng được di truyền theo quy luật tương tác gen trong trường hợp tính trạng có 3 kiểu hình.

- Tương tác bổ trợ 9:6:1
- Tương tác át chế lặn 9:3:4
- Tương tác át chế trội 12:3:1

+ Tỉ lệ KH 1:1:1:1 là sự di truyền tương tác bổ trợ 1 tính trạng có 4 kiểu hình 9:3:3:1 hoặc là lai 2 cặp tính trạng tuân theo định luật phân ly độc lập có tỉ lệ kiểu hình là 9:3:3:1.


2.Nếu đề bài không xác định tỷ lệ phân li kiểu hình của đời con mà chỉ cho biết 1 kiểu hình nào đó ở con lai.


+ Khi lai 1 cặp tính trạng, tỉ lệ 1 kiểu hình được biết bằng hoặc là bội số của 25% (hay 1/4).

+ Khi lai 2 cặp tính trạng mà tỉ lệ 1 kiểu hình được biết bằng hoặc là bội số của 6.25% (hay 1/16 ), hay khi lai n cặp tính trạng mà từ tỉ lệ của KH đã biết cho phép xác định được số loại giao tử của bố (hoặc mẹ) có tỉ lệ bằng nhau và bằng 25% hoặc là ước số của 25%.
==>Đó là các bài toán thuộc định luật Menden.

Ví dụ: Cho lai 2 cây đậu thuần chủng khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản, F1 thu được toàn bộ cây thân cao - hoa đỏ. Cho F1 tạp giao F2 thu được 16000 cây trong đó có 9000 cây thân cao - hoa đỏ. Hai cặp tính trạng trên bị chi phối bởi quy luật di truyền.

A. Tương tác át chế C.Tương tác bổ trợ
B. Phân li độc lập D. Tương tác cộng gộp
Giải:
Tỉ lệ cây cao- đỏ thu được ở thế hệ F2 là 9000/16000=9/16= 56.25% là bội số của 6.25%
==> Đó là bài toán thuộc định luật Menden
=> Chọn đáp án B

3.Tính trạng do 1 hay 2 gen quy định? Xác định kiểu gen tương ứng của cơ thể lai:

Tùy vào số tổ hợp ở đời con của từng phép lai và tính trội lặn hoàn toàn hay không hoàn toàn ở thế hệ lai.


+ Phép lai hai cá thể dị hợp (thường là cho F1 giao phối với nhau) cho số tổ hợp không quá 4 thì thường do 1 gen quy định; số tổ hợp hơn 4 nhưng không quá 16 thường do 2 gen quy định.
* Ví dụ
Khi lai F1 dị hợp được F2 phân ly tỉ lệ 11: 2: 2: 1 (tổng có 16 tổ hợp) thì chắc chắn không phải là 1 gen quy định.

+ Phép lai phân tích F1: nếu cho số tổ hợp không quá 4 nhưng không phải 1:1, lúc này lại do 2 gen quy định...

* Ví dụ
Khi lai phân tích được 3 đỏ: 1 xanh (4 tổ hợp) thì cũng chắc chắn không phải là 1 gen.

+ Lai F1 với 1 cá thể bất kì: số tổ hợp tối đa khi lai hai cá thể dị hợp với nhau, từ đó có thể loại trừ các khả năng không đúng.

*Ví dụ
Khi lai hai cá thể bất kì về tính trạng A mà cho con tới 8 tổ hợp thì chắc chắn tính trạng do 2 gen quy định, trong đó 1 cá thể dị hợp cả 2 gen, 1 cá thể dị hợp 1 gen (thường là dị hợp và đồng hợp lặn gen còn lại)...

4. Gen này có gây chết không?

- Dấu hiệu của kiểu này là số tổ hợp ở đời con không chẵn, có thể là 3, 7,.. thay vì 4, 8... Đây là 1 dấu hiệu ít gặp nhưng vẫn phải nghĩ đến.

- Nếu đời con phân ly tỉ lệ đặc biệt VD 2:1 thì gần như có thể chắc chắn là gen gây chết, và thường là gây chết ở trạng thái đồng hợp trội.

5. Các trường hợp riêng:

+ Dựa vào kết quả phân li kiểu hình của F1 lai với cơ thể khác. cần chú ý những tỉ lệ đặc biệt sau đây: 7:1; 4:3:1; 6:1:1; 5:3 đây là tỉ lệ của tính trạng nảy sinh do tương tác gen, tùy từng trường hợp cụ thể mà xác định chính xác tính trạng được xét, di truyền theo quy luật di truyền nào.

+ Trường hợp đồng trội dựa vào điều kiện như: 1 tính trạng được qui định bởi 1 cặp gen có 3 alen, IA = IB > IO. Số kiểu gen tối đa là 6, số kiểu hình tối đa là 4.

Ví dụ: Màu lông của một loài cú mèo chịu sự kiểm soát của dãy đa allen xếp theo thứ tự tính trội giảm dần là: R1 (lông đỏ) > R2 (lông đen) > R3 (lông xám). Hãy xác định Kiểu gen của cú lông đỏ, lông đen và lông xám.

Giải:
Dãy đa allen xếp theo thứ tự tính trội giảm dần là: R1 (lông đỏ) > R2 (lông đen) > R3 (lông xám)
KG của cú lông đỏ có thể là: R1R1; R1R2; R1R3
KG của cú lông đen có thể là: R2R2; R2R3
KG của cú lông xám có thể là: R3R3
 
T

thanhdat93

1.1.Tính số loại và thành phần gen giao tử:
1.1.1. Số loại giao tử:Tùy thuộc vào số cặp gen dị hợp trong kiểu gen


+ Trong KG có 1 cặp gen dị hợp
==> 2^1 loại giao tử
+ Trong KG có 2 cặp gen dị hợp
==> 2^2 loại giao tử
+ Trong KG có 3 cặp gen dị hợp
==> 2^3 loại giao tử
Vậy trong KG có n cặp gen dị hợp
==> 2^n loại giao tử

Ví dụ: Kiểu gen AaBbCcDd có khả năng tạo ra bao nhiêu loại giao tử?

Ta xét ở kiểu gen trên có 4 cặp gen dị hợp, vậy số loại giao tử là 2^n=2^4=16

1.1.2.Thành phần gen (KG) của giao tử

Trong tế bào (2n) của cơ thể gen tồn tại thành từng cặp tương đồng, còn trong giao tử (n) chỉ còn mang 1 gen trong cặp.

+ Đối với cặp gen đồng hợp AA (hoặc aa): cho 1 loại giao tử A (hoặc 1 loại giao tử a)
+ Đối với cặp gen dị hợp Aa: cho 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau gồm giao tử A và giao tử a
+ Suy luận tương tự đối với nhiều cặp cặp gen dị hợp nằm trên các cặp NST khác nhau, thành phần kiểu gen của các loại giao tử được ghi theo sơ đồ phân nhánh (sơ đồ Auerbac) hoặc bằng cách nhân đại số.

Ví dụ: Cho biết thành phần gen mỗi loại giao tử của kiểu gen sau:AaBBDdee



Ví dụ: Trong điều kiện giảm phân bình thường, cơ thể AaBbCcDD sinh ra các loại giao tử nào?

A. ABCD và abcD
B.ABCD, ABcD, AbCD, AbcD
C. ABCD, AbcD, aBCD, AbcD, abCD, AbCd, abcD, AbcD
D. ABCD, AbcD, AbCD, AbcD, aBCD, abCD, abcD, AbcD.
Giải:
KG đang xét dị hợp 3 cặp allen => số giao tử có thể tạo ra là 23=8
Và không chứa gen lặn d.
==>Chọn đáp án D

 
T

thanhdat93

1.2.Tính số kiểu tổ hợp, kiểu gen, kiểu hình và các tỉ lệ phân li ở đời con (dạng toán thuận)
1.2.1. Số kiểu tổ hợp:

- Mỗi loại giao tử đực tổ hợp tự do với các loại giao tử cái tạo thành nhiều kiểu tổ hợp trong các hợp tử. Vì vậy số kiểu tổ hợp giữa các loại giao tử đực và cái là:

- Số kiểu tổ hợp = số loại giao tử đực x số loại giao tử cái
Kiểu tổ hợp khác nhau nhưng có thể đưa đến kiểu gen giống nhau
=> số KG =< số kiểu tổ hợp

Ví dụ: Nếu cây mẹ có 3 cặp gen dị hợp, 3 cặp gen đồng hợp, cây bố có 2 cặp gen dị hợp, 4 cặp gen đồng hợp lặn.

Số kiểu tổ hợp giao tử đời F1 là:

A. 16 B.32 C.64 D.128
Giải:
+ Cây mẹ có 3 cặp gen dị hợp => có 2^3 loại giao tử
+ Cây bố có 2 cặp gen dị hợp => có 2^2 loại giao tử
=> Số kiểu tổ hợp giao tử đời F1 là 2^3 x 2^2 = 32
==> Chọn đáp án B

1.2.2 Số kiểu gen, kiểu hình ở đời con :

-Sự di truyền của các cặp gen là độc lập với nhau, vì vậy sự tổ hợp tự do giữa các cặp gen cũng như giữa các cặp tính trạng. Vì vậy, kết quả về kiểu gen cũng như về kiểu hình ở đời con được xác định:


+ Tỉ lệ kiểu gen chung của nhiều cặp gen = Tích các tỉ lệ kiểu gen riêng lẻ của mỗi cặp gen.

==> Số kiểu gen tính chung = Tích số các kiểu gen riêng của mỗi cặp gen

+ Tỉ lệ kiểu hình chung của nhiều cặp tính trạng = Tích các tỉ lệ kiểu hình riêng lẻ của mỗi cặp tính trạng.

==> Số kiểu hình tính chung = Tích số kiểu hình riêng của mỗi cặp tính trạng

Ví dụ1: Cho giả thuyết sau:

A: hạt vàng; a: hạt xanh; B: hạt trơn; b: hạt nhăn; D: thân cao; d: thân thấp

Các cặp gen này di truyền độc lập nhau. Người ta tiến hành phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen: AabbDd lai với AaBbdd.

Xác định số kiểu gen và số kiểu hình chung của con lai.

Giải:
Ta xét các phép lai độc lập :
Kiểu gen kiểu hình
Aa x Aa =AA: 2Aa: aa
==> 3 vàng: 1 xanh
Bb x bb = Bb: bb
==> 1 trơn: 1 nhăn
Dd x dd = Dd: dd
==> 1 cao: 1 thấp
Vậy:

Sự tổ hợp 1 cặp gen dị hợp Aa cho ra 3 KG (Aa x Aa =1AA: 2Aa: 1aa )
Sự tổ hợp 2 cặp gen 1 bên dị hợp bên kia đồng hợp cho ra 2 KG
(Bb x bb = 1Bb : 1bb; Dd x dd = 1Dd : 1dd)
Tỉ lệ KG chung là: (1AA : 2Aa : 1aa)(1Bb : 1bb)(1Dd : 1dd)
= AABbDd ; AABbdd ; AAbbDd ; Aabbdd....
==> Số kiểu gen tính chung: 3.2.2 = 12
Lập luận tương tự:

Sự tổ hợp 1 cặp gen dị hợp Aa cho ra 2KH (3 vàng: 1 xanh)
Sự tổ hợp 2 cặp gen 1 bên dị hợp bên kia đồng hợp cho ra 2 KH
Tỉ lệ KH tính chung: (3 vàng : 1 xanh)(1 trơn : 1 nhăn)(1 cao : 1 thấp)
==> Số kiểu hình tính chung: 2.2.2 = 8

1.2.3. Tính tỉ lệ phân ly ở đời con :

==> Tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con = Tích các tỉ lệ kiểu gen riêng lẻ của mỗi cặp gen.

Ví dụ1: ở Dâu tây: genR (trội không hoàn toàn)quy định tính trạng quả đỏ

Gen r (lặn không hoàn toàn) quy định tính trạng quả trắng

Gen Rr quy định quả hồng

Gen H quy định tính trạng cây cao (trội)

Gen h quy định tính trạng cây thấp (lặn)

2 cặp gen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Khi cho lai 2 cây dâu tây dị hợp về hai cặp gen trên F1 có tỉ lệ kiểu di truyền là:


A. 9 : 3 : 3 : 1 B. 3 : 6 : 3 : 1 : 2 : 1

C. 1 : 2 : 1 : 2 : 4 : 2 : 1 : 2 : 1 D. Cả 3 trên đều sai
Giải:
P: RrHh x RrHh
Ta xét 2 phép lai độc lập nhau (do các gen phân li độc lập)
Rr x Rr = 1RR : 2Rr : 1rr.
Hh x Hh = 1HH : 2Hh : 1hh.
ð Tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là: (1 : 2 : 1) (1 : 2 : 1)
= 1 : 2 : 1 : 2 : 4 : 2 : 1 : 2 : 1
=> Chọn đáp án C

Ví dụ 2: phép lai AaBbccDdee x AabbccDdEe sẽ sinh ra kiểu gen aabbccddee chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?(Với 5 cặp gen nằm trên 5 cặp NST khác nhau, các tính trạng đều trội hoàn toàn.)


Giải:
Ở trường hợp này ta xét 5 phép lai độc lập nhau:
Aa x Aa
==> 3/4A- + 1/4aa
Bb x bb
==> 1/2B- + 1/2bb
cc x cc 1cc
==>
Dd x Dd
==> 3/4D- + 1/4dd
Ee x ee
==> 1/2E- + 1/2ee
Vậy kiểu gen aabbccddee sinh ra ở đời con chiếm tỉ lệ là:
1/4 x 1/2 x 1 x 1/4 x 1/2 = 1/64

Ví dụ 3: Cho lai 2 cá thể AaBbCc, với 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST khác nhau, các tính trạng đều trội hoàn toàn.


a.
Tỉ lệ kiểu di truyền cá thể dị hợp 2 cặp gen, cặp gen còn lại đồng hợp:
A.1/64 B.8/64 C.24/64 D.32/64

b. Tỉ lệ kiểu di truyền cá thể dị hợp 1 cặp gen, 2 cặp còn lại đồng hợp:

A.1/64 B.8/64 C.24/64 D. 32/64
Giải:
Ta xét 3 phép lai độc lập nhau:
Aa x Aa ==> 1/4AA +2/4Aa + 1/4aa
Bb x Bb ==> 1/4BB + 2/4Bb + 1/4bb
Cc x Cc ==> 1/4CC + 2/4Cc + 1/4cc

a,Cá thể dị hợp 2 cặp gen, cặp gen còn lại đồng hợp là :
AaBbCC; AaBbcc; AaBBCc; AabbCc; AABbCc; aaBbCc
Mà tỉ lệ của từng kiểu gen là : 2/4x 2/4 x 1/4= 4/64
Tương tự cho các kiểu hình còn lại
Vậy tỉ lệ kiểu di truyền cá thể dị hợp 2 cặp gen, cặp gen còn lại đồng hợp là:
(2/4x 2/4 x 1/4) x 6 = 4/64x 6 = 24/64
==> Chọn đáp án C

b,Cá thể dị hợp 1 cặp gen, 2 cặp còn lại đồng hợp là:
AaBBCC; AabbCC; Aabbcc; AaBBcc; AABbCC; AABbcc; aaBbCC; aaBbcc; AABBCc; AAbbCc; aaBBCc; aabbCc
Mà tỉ lệ của từng kiểu gen là: 2/4 x 1/4 x 1/4 = 2/64
Tương tự cho các kiểu hình còn lại
Vậy tỉ lệ kiểu di truyền cá thể dị hợp 1 cặp gen, 2 cặp còn lại đồng hợp là:
(2/4 x 1/4 x 1/4) x 12 = 2/64 x 12 = 24/64
==> Chọn đáp án C
*Tỉ lệ phân li kiểu hình = Tích các tỉ lệ kiểu hình riêng lẻ của mỗi cặp gen.

Ví du4: Cơ thể dị hợp kiểu gen AaBb tạp giao sẽ cho F1 phân tính kiểu hình theo tỉ lệ nào, nếu các gen này phân ly độc lập và gen A trội không hoàn toàn?

A. 9 : 3 : 3 : 1 C. 6 : 3 : 3: 2: 1: 1
B. 27: 9 : 9: 9: 3: 3: 3:1 D. 9 : 3 : 4
Giải:
Ta xét 2 phép lai độc lập nhau (do các gen phân li độc lập)
Aa x Aa = 1AA : 2Aa : 1aa. Vì gen A trội không hoàn toàn, lúc đó kiểu gen AA, Aa, aa quy định 3 KH khác nhau =>Cho ra 3 kiểu hình
Bb x Bb = 1BB : 2Bb : 1bb. Vì gen B trội hoàn toàn, lúc đó kiểu gen BB và Bb có cùng 1 KH =>Cho ra 2 kiểu hình (3B-, 1bb)
=>Tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là: (1 : 2 : 1) (3 : 1) = 6 : 3 : 3: 2: 1: 1
==> Chọn đáp án C

 
T

thanhdat93

Ví dụ 5: Cho lai phân tích cá thể cái dị hợp 4 cặp gen nằm trên 4 cặp NST khác nhau, tỉ lệ kiểu kiểu hình đời F1 là:
A. 1 : 1 : 1 : 1
B. 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1
C. 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1: 1 : 1 : 1 : 1
D. 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1
Giải:
C1: Tương tự lập luận ở ví dụ 1
C2
: Trong phép lai phân tích thì 1 cá thể đồng hợp lặn lai với cá thể khác ( cá thể có kiểu hình trội để kiểm tra kiểu gen).
Vậy cá thể đồng hợp đó cho ra 1 loại giao tử
Cá thể đem lai phân tích có 4 cặp gen dị hợp => số loại giao tử được tạo ra là: 24 = 16
Số tổ hợp giao tử tạo ra là 1 x 16 = 16
Xét các đáp án ở trên, chỉ có đáp án D là có 16 tổ hợp
==> Chọn đáp án D

===========CÔNG THỨC TỔNG QUÁT===========

*Khi so sánh lai một cặp tính trạng và lai hai cặp tính trạng ta thấy rằng trong lai một cặp tính trạng F2 phân li thành 2 loại kiểu hình theo tỷ lệ
3 : 1, trong khi ở lai 2 cặp tính trạng chúng phân li thành 4 loại kiểu hình theo tỷ lệ 9 : 3 : 3 : 1. Tỷ lệ này ứng với bình phương của biểu thức (3 + 1)
(3 + 1)2 = 9 + 3 + 3 + 1
Một cách tương tự trong lai 3 cặp tính trạng sự phân li kiểu hình ở F2 cho 8 loại kiểu hình ứng với:
(3 + 1)3 = 27 + 9 + 9 + 9 + 3 + 3 + 3 + 1
Từ đó có thể nêu nhận xét khái quát: Trong lai n cặp tính trạng thì tỷ lệ phân li kiểu hình ở F2 ứng với công thức
(3 + 1)^n.

*Công thức phân tính chung trong định luật phân ly độc lập ( trường hợp có tính trội hoàn toàn) đối với cơ thể có n cặp gen dị hợp phân li độc lập, khi AaBb...Nn tự thụ.



Trong đó: A là số kiểu gen có thể có của cơ thể đó
n là số cặp gen
k là số cặp gen dị hợp
m là số cặp gen đồng hợp

Ví dụ: Trong cơ thể có 4 cặp gen nằm trên 4 cặp NST tương đồng, cơ thể bố có 3 cặp gen dị hợp, 1 cặp gen đồng hợp. còn mẹ thì ngược lại. Có bao nhiêu kiểu giao phối có thể xáy ra?

A. 64 B.16 C.256 D.32
Giải:
C1: Giải theo cách liệt kê các kiểu gen có thể có của cơ thể bố mẹ sau đó nhân lại với nhau:
+ Xét cơ thể bố: có 3 cặp gen dị hợp, 1 đồng hợp => các kiểu gen có thể có:
AaBbCcDD AaBbCcdd
AaBbCCDd AaBbccDd
AaBBCcDd AabbCcDd
AABbCcDd aaBbCcDd
Vậy có tất cả là 8 trường hợp có thể xảy ra
+ Xét cơ thể mẹ: có 1 cặp dị hợp, 3 cặp đồng hợp=> các kiểu gen có thể có:
AaBBCCDD AabbCCDD
AaBBCCdd AabbCCdd
AaBBccDD AabbccDD
AaBBccdd Aabbccdd
Nếu ta giả định Aa là cặp gen dị hợp còn 3 cặp gen còn lại đồng hợp thì ta liệt kê được 8 kiểu gen, sau đó ta thay đổi vai trò dị hợp cho 3 cặp gen còn lại. Lúc đó, số kiểu gen có thể có của cơ thể mẹ là:
8 . 4 = 32
Suy ra, số kiểu giao phối là: 8 . 32 = 256
=>chọn đáp án C



Bài tập ứng dụng: (kiếm vội)

Cơ thể mang 4 cặp gen dị hợp tự thụ thì tần số xuất hiện 4 alen trội trong tổ hợp gen ở đời con là bao nhiêu?

Cơ thể mang 4 cặp gen dị hợp tự thụ thì tần số xuất hiện 2 alen trội trong tổ hợp gen ở đời con là bao nhiêu?
 
J

junior1102

? post kỉu này tìm ở đâu chẳng được ,điều mà mọi người cần đâu phải là vào đây nghe giảng ? vào đây trao đổi cơ mà ?
 
T

traimuopdang_268

? post kỉu này tìm ở đâu chẳng được ,điều mà mọi người cần đâu phải là vào đây nghe giảng ? vào đây trao đổi cơ mà ?

T thấy nó cũng hay ... Một bài giải rất ít khi chi tiết như thế :)

Chắc t ít tìm tại liệu Sinh nên thấy cái này cũng bổ ích....

Nếu mà lĩnh hội được tất cả chỗ đó thì t tin đủ để làm bài ( tất nhiên cái gì cũng k bao giờ là đủ)
Nhưng mà gì thì gì, Nhìn dài quá sợ:| Trong khi lại đang kém môn này:(

Theo t: C post lý thuyết từng phần 1 Xong rồi Củng cố bài tập nhiều hơn, Đi đến tổng quát rồi lại tiếp :)

Như vậy mới dễ nhớ. Chứ nhồi một lúc nhiều thế k kham nổi đạt ơi:(( :(( ( T kém thế này tảu hỏa nhập ma thì sao:(()

Vào từ từ dần dần dễ chịu hơn mà:D--> Dễ nhớ:x
Thanks c:x, Nó rất hữu ích vs t:x
 
M

marucohamhoc

hic, tán thành ý của Mướp, maruco đọc mừ thấy hoa cả mắt roài, mừ sao ko thấy bài tập hở bạn, hic, nói đừng giận chớ nhìn thấy mừ tớ đã muốn ngất roài, hic, khủng bố, dài quá, mất hứng đọc :(:)(:)(:)(:)((
chít quên mất, đưa bài đừng khó quá nha, hic, ko thì chít mất, hic
 
Last edited by a moderator:
D

dinhmanh3a

anh thấy nếu "thanhdat93" có nhiều tài liệu thì nên post lên cho mọi người tải về rồi đọc. sau đó mình chỉ cần post bài tập thôi. như thế vừa đỡ mất thời gian mà hiệu quả cũng cao (giúp topic dễ nhìn hơn, chứ như thế này rối mắt lắm) !!!!
 
T

trihoa2112_yds

Để làm tốt đề ĐH môn Sinh học ( cũng như các môn trắc nghiệm) có nhiều yếu tố lắm.
- Kiến thức: chỉ chiếm 50% yếu tố thôi. Không nhiều như mọi người thường nghĩ đâu.
- Cách ôn tập và tổng hợp kiến thức: 20% số điểm.
- Kinh nghiệm làm bài: ( bao gồm tốc độ làm bài, cách làm bài, cách đọc đề, cách nháp, cách đánh trắc nghiệm và quan trọng hơn cả là cách phát hiện yêu cầu của đề - những điểm mà đề đánh vào, những cái bẫy hay dụng ý của đề ) chiếm đến 25% dố điểm.
- 5% còn lại là do yếu tố may mắn.

Nếu muốn làm một cách suôn sẻ đề ĐH các bạn ngoài có kiến thức nhiều, cần phải biết tổng hợp lại như thế nào như vậy người ta mới gọi là vững vàng.
Ngoài ra muốn tích lũy kinh nghiệm làm đề thì các bạn phải có ít nhất 4-5 tháng cày và tích lũy kinh nghiệm qua làm các bộ đề bám sát.
Vì vậy các bạn cần tìm những cái cần thiết hơn, đưa bài giảng lên không thôi thì chưa phải là phương án tối ưu nhất.

Mong một chút ít ỏi kinh nghiệm có thể giúp các bạn học tốt.
 
T

thanhdat93

Cảm ơn rất nhiều sự góp ý của các bạn. Nhưng mình nghĩ phần này không có gì quá quan trọng cả, nội dung này chủ yếu nằm trong phần bài tập, chỉ có vài câu thôi. Mình muốn học nhanh phần này để chuyển qua phần trọng tâm. Bài tập thì mình vẫn chưa kiếm được, mọi người thông cảm nha. Có gì thì mọi người cùng vào đóng góp bài tập để cùng làm nha
 
L

lananh_vy_vp

E có mí bài tập đóng góp nè;))
Bài 1:
Khi cho giao phối giữa ruồi giấm cái có cánh chẻ với ruồi giấm đực có cánh bình thường thì thu được:
84 con cái có cánh chẻ.
79 con cái có cánh bình thường.
82 con đực có cánh bình thường.
Cho biết hình dạng cánh do 1 gen chi phối.
a. Giải thích kết quả phép lai trên.
b. Có những nhận xét gì về sự tác động của các alen thuộc gen quy định hình dạng cánh.

Bài 2:Ở một loài động vật, cho lai giữa cá thể cái mắt đó thuần chủng với cá thể đực mắt trắng thuần chủng thu được tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 1 ♀ mắt đỏ thẫm: 1 ♂mắt đỏ. Cho các cá thể đực và cái F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, thống kê kết quả của tất cả các cặp giao phối, người ta thu được F2 của cả đực và cái là
3/8 mắt đỏ thẫm: 3/8 mắt đỏ : 2/8 mắt trắng.
a. Tính trạng màu mắt được di truyền theo những quy luật di truyền nào?
b. Kiểu gen của P và F1 như thế nào?
( Biết rằng ở loài động vật trên, cặp NST giới tính của con đực là XY, con cái là XX và không có hiện tượng đột biến xảy ra. )

Bài 3:Ở ruồi giấm, gen a quy định mắt nâu; b: mắt đỏ son; ruồi mang cả 2 đột biến trên đề cho mắt trắng. Cho ruồi cái thuần chủng mắt đỏ son giao phối với ruồi đực thuần chủng mắt nâu được F1 . Cho F1 giao phối với nhau thu được F2 với 2 trường hợp sau:
a. 3 đỏ thẫm: 3 đỏ son: 1 nâu: 1 trắng.
b. 1 đỏ thẫm: 2 đỏ son: 1 nâu.
Hãy giải thích kết quả mỗi trường hợp trên.
Bài 4. Khi lai 2 nòi thú thuần chủng với nhau được F1 toàn lông trắng, dài. Lai phân tích F1 được kết quả như sau: 5 con lông trắng, dài : 5 con lông trắng, ngắn : 4 con lông đen, ngắn: 4 con lông xám, dài: 1con lông đen, dài: 1con lông xám, ngắn.
a. Hãy xác định kiểu gen, kiểu hình ở P và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b. Khi cho giao phối giữa con F1 lông trắng, dài với con F1 lông đen, ngắn sẽ thu được
kết quả như thế nào? Biết rằng màu xám do gen lặn chi phối và chiều dài lông do 1cặp
gen quy định.

Bài 5. Cho tự thụ phấn 1 cây F1 được F2 kết quả như sau: 6/16 cây hoa trắng, hạt dài: 6/16 cây hoa trắng, hạt tròn: 2/16 cây hoa vàng, hạt tròn: 1/16 cây hoa vàng, hạt dài: 1/16 cây hoa tím, hạt tròn. Biện luận xác định kiểu gen cây F1. Biết rằng các gen đều trên nhiễm sắc thể thường và thành phần gen trên các nhiễm sắc thể không thay đổi trong giảm phân.

Bài 6. Cho tự thụ phấn 1 cây F1 được F2 kết quả như sau: 6/16 cây hoa đơn, đỏ : 6/16 cây hoa kép, đỏ : 3/16 cây hoa đơn, trắng : 1/16 cây hoa kép, trắng . Biện luận xác định kiểu gen cây F1. Biết rằng màu hoa do 1 cặp gen quy định và các gen trên nhiễm sắc thể thường.

Bài 7. Lai ruồi giấm mắt đỏ, cánh bình thường với ruồi giấm mắt trắng, cánh xẻ được F1 đồng loạt mắt đỏ,cánh bình thường. Tạp giao F1 với nhau được F2 như sau:
- Trong ống nghiệm I: 75% mắt đỏ,cánh bình thường; 25% mắt trắng, cánh xẻ (toàn ruồi đực).
- Trong ống nghiệm II: 70% mắt đỏ,cánh bình thường; 5% mắt đỏ,cánh xẻ; 20% mắt trắng, cánh xẻ ; 5% mắt trắng, cánh bình thường (ruồi mắt trắng toàn đực) .
a. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai cho từng trường hợp.
b. Viết các kiểu gen và kiểu bình có thể có trong quần thể ruồi lưỡng bội về 2 cặp tính trạng nêu trên.
c. Hãy xác định các kiểu gen có thể có trong tinh trùng của ruồi giấm khi trong giảm phân ở ruồi đực xẩy ra đột biến dị bội ở cặp nhiễm sắc thể giới tính XY.

Bài 8. Khi lai thỏ cái màu xám với thỏ đực màu trắng đã thu được 6 con thỏ nâu và 5 con thỏ trắng. Vẫn lai con thỏ cái màu xám đó với thỏ đực màu trắng khác, qua 1 số lần đẻ đã thu được 8 thỏ con màu nâu, 7 thỏ con màu trắng, 6 thỏ con màu xám và 6 thỏ con màu tím nhạt hiếm gặp. Khi lai các con thỏ tím với nhau thì ở đời sau luôn nhận được khoảng 1/3 thỏ con màu xám.
a. Hãy xác định kiểu gen của các thỏ bố mẹ và thỏ con.
b. Màu lông tím ở thỏ được di truyền như thế nào?
c. Hãy xác định kết quả phép lai giữa 1 con cái màu tím với con thỏ đực màu nâu.

Bài 9. Khi lai ruồi giấm cái mắt đỏ, cánh dài với ruồi đực mắt trắng, cánh ngắn được F1 toàn mắt đỏ, cánh dài. Tạp giao F1 với nhau được F2 có tỉ lệ như sau: 306 con cái mắt đỏ, cánh dài ; 101 con cái mắt đỏ, cánh ngắn ; 147 con đực mắt đỏ, cánh dài ; 152 con đực mắt trắng, cánh dài ; 50 con đực mắt đỏ, cánh ngắn; 51 con đực mắt trắng, cánh ngắn. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm và viết sơ đồ lai. Biết rằng 1 gen – 1 tính.

Bài 10. Ở một loài thú, gen trội A quy định lông đen, gen lặn a – lông trắng ; Gen
trội B quy định lông dài, gen lặn b- lông ngắn. Khi lai con cái thuần chủng lông đen
dài với con đực lông trắng ngắn được F1 , tạp giao F1 thì ở thế hệ F2 sẽ thu được kết
quả như thế nào?
Biết rằng loài có kiểu nhiễm sắc thể giới tính là XX , XY và các tính trạng trên đều do gen trong nhân quy định.
 
A

acsimet_91


Cơ thể mang 4 cặp gen dị hợp tự thụ thì tần số xuất hiện 4 alen trội trong tổ hợp gen ở đời con là bao nhiêu?

[TEX](\frac{3}{4})^4=\frac{81}{256}[/TEX]


Cơ thể mang 4 cặp gen dị hợp tự thụ thì tần số xuất hiện 2 alen trội trong tổ hợp gen ở đời con là bao nhiêu?

[TEX]C_4^2.(\frac{3}{4})^2 :(C_4^0+C_4^1 + C_4^2 + C_4^3 +C_4^4}= \frac{27}{128}[/TEX]

kiểu này chắc là sai hết! :((


Bài 10. Ở một loài thú, gen trội A quy định lông đen, gen lặn a – lông trắng ; Gen

trội B quy định lông dài, gen lặn b- lông ngắn. Khi lai con cái thuần chủng lông đen

dài với con đực lông trắng ngắn được F1 , tạp giao F1 thì ở thế hệ F2 sẽ thu được kết

quả như thế nào?

Biết rằng loài có kiểu nhiễm sắc thể giới tính là XX , XY và các tính trạng trên đều do gen trong nhân quy định.

Con cái : [TEX]AABBXX[/TEX] x [TEX]aabbXY[/TEX]
F1: ............[TEX]1AaBbXX : 1AaBbXY[/TEX]

F2: [TEX] \frac{9}{32} [/TEX] A_B_XX : [TEX]\frac{3}{32}[/TEX] A_bbXX:[TEX]\frac{3}{32}[/TEX]aaB_XX:[TEX]\frac{1}{32}[/TEX]aabbXX: [TEX]\frac{9}{32}[/TEX] A_B_XY : [TEX]\frac{3}{32}[/TEX] A_bbXY:[TEX]\frac{3}{32}[/TEX]aaB_XY:[TEX]\frac{1}{32}[/TEX]aabbXY:
 
Last edited by a moderator:
T

thanhdat93

[TEX]C_4^2.(\frac{3}{4})^2 :(C_4^1 + C_4^2 + C_4^3 +C_4^4}= \frac{27}{128}[/TEX]

kiểu này chắc là sai hết! :((




Con cái : [TEX]AABBXX[/TEX] x [TEX]aabbXY[/TEX]
F1: ............[TEX]1AaBbXX : 1AaBbXY[/TEX]

F2: [TEX] \frac{9}{32} [/TEX] A_B_XX : [TEX]\frac{3}{32}[/TEX] A_bbXX:[TEX]\frac{3}{32}[/TEX]aaB_XX:[TEX]\frac{1}{32}[/TEX]aabbXX: [TEX]\frac{9}{32}[/TEX] A_B_XY : [TEX]\frac{3}{32}[/TEX] A_bbXY:[TEX]\frac{3}{32}[/TEX]aaB_XY:[TEX]\frac{1}{32}[/TEX]aabbXY:
Giả sử P: AaBbDdEe x AaBbDdEe
Mục đích là tính số tổ hợp thỏa mãn
Mỗi bên có 4 cặp tổng cộng là 8 cặp. Chọn trong 8 cặp này 4 cặp bất kì cho giao tử trội, 4 cặp còn lại cho giao tử lặn thì thỏa ( với mỗi đời con có 4 alen trội tức là được tạo ra từ 1 phép chọn lấy giao tử trội của 4 cặp và giao tử lặn của 4 cặp )
Ta lấy 8C4 ( tức là đã phân biệt bố mẹ rồi ) chia cho 44 ( số kiểu tổ hợp )
Có khi 1 kiểu gen của con có thể có từ 2 kiểu tổ hợp khác nhau nhưng cũng ko vô lí vì trong phép tính 8C4 là số kiểu tổ hợp nên cũng có trùng kiểu gen đời con trong đó rồi
mimetex.cgi
mimetex.cgi
=
mimetex.cgi
 
O

onelove_93

cho mình hỏi câu này dc ko
Dạng đột biến gen dimetinin xuất hiện do tác động của
a/ nhân tố hoá học
b/ cônsixin
c/ tia tử ngoại
d/ tia hồng ngoại
 
T

thanhdat93

Câu 1: Cặp phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch?
A. Mẹ AA x Bố aa và Mẹ Aa x Bố aa
B. Mẹ Aa x Bố aa và Mẹ aa x Bố AA
C. Mẹ AABB x Bố aabb và Mẹ AABb x Bố aaBb
D Mẹ AABB x Bố aabb và Mẹ aabb x Bố AABB
Câu 2: Trong trường hợp trội không hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của phép lai:
P: Aa xAa lần lượt là:
A. 1 : 2: 1 và 1: 2 :1
B. 3 : 1 và 1 : 2 : 1
C. 1 : 2 : 1 và 3 : 1
D. 3 : 1 và 3: 2 : 1
Câu 3: Khi cho cây hoa màu đỏ lai với cây màu trắng được F1 toàn hoa màu đỏ. Cho rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Kết luận nào có thể được rút ra từ phép lai này?
A. Đỏ là tính trạng trội hoàn toàn
B. P thuần chủng
C. F1 dị hợp tử
D. cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Ở một loài thực vật, khi lai giữa dạng hoa đỏ thẫm thuần chủng và dạng hoa trắng thuần chủng được F1 toàn hoa màu hồng. Khi cho F1 tự thụ phấn ở F2 thu được tỉ lệ: 1 đỏ thẫm : 4 đỏ tươi : 6 hồng: 4 đỏ nhạt: 1 trắng. Quy luật di truyền đã chi phối phép lai này là:
A. Tương tác át chế giữa các gen không alen.
B. tương tác bổ trợ giữa các gen không alen.
C. Tương tác cộng gộp giữa các gen không alen.
D. Phân li độc lập.
Câu 5: Một tế bào có KG: (AB/ab)Dd khi giảm phân bình thường thực tế cho mấy loại tinh trùng?
A. 1
B. 2
C. 4
D. 8
Câu 6: Một cơ thể có KG: (AB/ab)Dd khi giảm phân có trao đổi chéo xảy ra có thể cho mấy loại trứng?
A. 2
B. 4
C. 8
D. 16
Câu 7: Trong trường hợp mỗi gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn. Kiểu gen Aa (BD/bd) khi lai phân tích sẽ cho thế hệ lai có tỉ lệ kiểu hình là:
A. 3 : 3 :1 :1
B. 1 :1 : 1 : 1
C. 1 : 2 : 1
D. 3 : 1.
Câu 8: Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ liên quan đến trường hợp nào sau đây?
A. Gen trên NST X
B. Gen trên NST Y.
C. Gen trong tế bào chất.
D. Gen trên NST thường.
Câu 9: Ở một loài, cho biết DD: quả tròn, Dd: quả bầu dục; dd: quả dài. Cho cây có quả tròn giao phấn với cây có quả bầu dục thì kết quả thu được là:
A. 50% quả tròn: 50% quả dài.
B. 50% quả bầu dục: 50% quả dài.
C. 50% quả tròn: 50% quả bầu dục.
D. 100% quả tròn..
Câu 10: Loại giao tử AbD có thể tạo ra từ kiểu gen nào sau đây?
A. AABBDD
B. AABbdd
C. AabbDd
D. aaBbDd
Câu 11: Kiểu gen không tạo được giao tử aBD là:
A. AaBBDD
B. aaBBDD
C. AaBbDd
D. aaBBdd
Câu 12: Tỉ lệ KG Aabb được tạo ra từ phép lai AaBb x AABb là:
A. 12,5%
B. 20%
C. 22,5%
D. 25%.
Câu 13: Phép lai AaBb x AaBb không thể tạo ra kết quả nào sau đây?
A. con lai có 16 tổ hợp.
B. con lai có 9 kiểu gen
C. Nếu mỗi gen qui định một tính trạng, con lai có 2 kiểu hình
D. Mỗi cơ thể mang lai tạo 4 loại giao tử ngang nhau về tỉ lệ.
Câu 14: Phép lai nào sau đây con lai F1 đồng tính?
A. AaBB x AaBB
B. AABB x AABb
C. Aabb x aaBB
D. AaBb x aabb.
Câu 15: Kiểu gen nào sau đây luôn tạo được 2 loại giao tử có tỉ lệ ngang nhau dù liên kết gen hoàn toàn hay có hoán vị gen.
A. Aa(BD/BD)
B. De/de
C. BDE/BDe
D. Cả 3 kiểu gen trên.
Câu 16: tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra từ kiểu gen AD/ad nếu xảy ra TSHVG 20% là:
A. 10% AD: 10% ad: 40%Ad: 40%aD
B. 40% AD: 40% ad: 10%Ad: 10%aD
C. 30% AD: 30% ad: 20%Ad: 20%aD
D. 20% AD: 20% ad: 30%Ad: 30%aD
Câu 17: Cho cơ thể dị hợp 2 cặp gen trên 1 NST tương đồng lai với một cơ thể khác mang kiểu hình lặn. Ở con lai xuất hiện kiểu hình mang 2 tính trạng lặn có tỉ lệ 12%. Tần số hoán vị gen ở cá thể mang lai là:
A. 24%
B. 12%
C. 26%
D. 38%.
Câu 18: Tỉ lệ của các loại giao tử tạo ra từ kiểu gen Aa(BD/Bd) giảm phân bình thường là:
A. 25% ABD; 25% ABd; 25% aBD; 25% aBd
B.40% ABD; 40% ABd; 10% aBD; 10% aBd
C. 50% ABD; 50% ABd;
D. 50% aBD; 50% aBd.
Câu 19: Tế bào mang kiểu gen (Ad/aD)Bb giảm phân có hoán vị gen 40%, tỉ lệ của loại giao tử AdB là
A. 10%
B. 15%
C. 20%
D. 25%.
Câu 20. Ở 1 loài thực vật, kiểu gen A- B- biểu hiện quả tròn, các kiểu gen còn lại (A-bb; aaB-; aabb) biểu hiện quả dài
Tỉ lệ kiểu hình của F2 tạo ra từ phép lai P: AAbb x aaBB là:
A. 9 quả tròn: 7 quả dài.
B. 9 quả dài: 7 quả tròn
C. 15 quả tròn: 1 quả dài.
D. 13 quả dài: 3 quả tròn.
Câu 21: Ở 1 loài thực vật, chiều cao cây do 2 gen không cùng lôcut quy định, cứ mỗi alen trội làm cho cây cao thêm 5cm so với gen lặn.
Qui luật di truyền nào đã chi phối tính trạng chiều cao cây nói trên?
A. qui luật phân li độc lập
B. qui luật tác động cộng gộp
C. qui luật tác động bổ trợ.
D. qui luật tác động át chế.
Câu 22: Sử dụng dữ liệu câu 21-Kiểu gen nào sau đây biểu hiện chiều cao thấp nhất?
A. AABB
B. AaBB
C. AABb
D. aabb.
Câu 23: Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 2 gen không alen phân li độc lập qui định và cứ mỗi alen trội làm cho cây giảm bớt chiều cao 10cm. Cây cao nhất có độ cao 100cm.
Kiểu gen cho cây có chiều cao 80cm là:
A. AAbb, aaBB, AaBb
B. AABB, Aabb, aabb
C. AABb và AaBB
D. A-B-; A-bb; aaB-; aabb.
Câu 24: Bệnh máu khó đông do gen lặn a trên NST X qui định (không alen trên Y), genA qui định máu đông bình thường. Trong 1 gia đình, bố mẹ binh thường sinh con trai đầu lòng bị bệnh. Xác suất bị bệnh của đứa con trai thứ 2 là:
A. 50%
B. 25%
C. 12,5%
D. 6,25%.
 
T

thanhdat93

Câu 25: Ở người bệnh mù màu (đỏ -lục) do gen lặn m trên X qui định (ko alen trên Y). Gen M qui định phân biệt màu rõ, NST Y không mang gen tương ứng. Trong 1 gia đình, bố mẹ đều phân biệt màu rõ sinh cô con gái dị hợp về gen này, kiểu gen bố mẹ là:
A. XMXM x XMY.
B. XMXM x XmY.
C. XMXm x XmY.
D. XMXmx XMY.
Câu 26: ( dữ liệu câu trên) Một người phụ nữ bình thường (em trai bị mù màu) lấy một người chồng bình thường. Nếu cặp vợ chồng này sinh ra được 1 người con trai thì xác suất để người con trai đó bệnh mù màu là bao nhiêu ?
A. 0,125
B. 0,25.
C. 0,5.
D. 0,75.
Câu 27: ( dữ liệu câu trên) Một người phụ nữ bình thường (em trai bị mù màu) lấy một người chồng bình thường. Nếu cặp vợ chồng này sinh ra được 1 người con trai thì xác suất để người con trai đó bệnh mù màu là bao nhiêu ?
A. 0,125
B. 0,25.
C. 0,5.
D. 0,75.
Câu 28: Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn a trên NST Xqui định (ko alen trên Y). Một người phụ nữ không bị bệnh nhưng có gen máu khó đông lấy chồng bị bệnh này. Xác suất họ đẻ con gái đầu lòng bị bệnh máu khó đông là bao nhiêu?
A. 12,5%
B. 25%.
C. 50%.
D. 100%.
Câu 29: Cho biết chứng bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST thường qui định. Bố mẹ có kiểu gen dị hợp tử thì xác suất snh con ra mắc bệnh chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 0%
B. 25%.
C. 50%.
D. 75%.
Câu 30: Người vợ có bố bị mù màu, mẹ không mang gen bệnh. Người chồng có bố bình thường và mẹ không mang gen bệnh. Con của họ sinh ra sẽ như thế nào?
A. Tất cả con trai, con gái không bị bệnh
B. Tất cả con gái đều ko bị bênh, tất cả con trai đều bị bệnh.
C. ½ con gái mù màu.; ½ con gái ko mù màu; ½ con tri mù màu; ½ con trai không mù màu.
D. Tất cả con gái không mù màu; ½ con trai mù màu; ½ con trai bình thường.
Câu 31: Người vợ có bố mẹ bị mù màu. Người chồng có bố mù màu và mẹ không mang gen bệnh. Con của họ sinh ra sẽ như thế nào?
A. Tất cả con trai, con gái không bị bệnh
B. Tất cả con gái đều ko bị bênh, tất cả con trai đều bị bệnh.
C. ½ con gái mù màu.; ½ con gái ko mù màu; ½ con tri mù màu; ½ con trai không mù màu.
D. Tất cả con trai không mù màu; ½ con gái mù màu; ½ con gái bình thường.



Cả nhà cùng làm mấy bài tập dễ dễ này cộng thêm mấy bài tập của Lan Anh nữa nha :). Nhận bài hết ngày thứ 5. Nộp bài trực tiếp cho tớ hoặc thư kí giotbuonkhongten
 
T

thanhdat93

Mọi người cùng relax và ngâm cứu cái này nha

Quy tắc số T (total)



2ea7fcd8-8e47-479f-bad1-dc209a2a7eb0634232683666580000_125X94.jpg

Quy tắc số total được giới thiệu bởi nhà giáo Nguyễn Từ, THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị. Tel: 0914.252.216, (053)562.190. Email: nguyentusgd@gmail.com


1. Quy tắc: Gọi T là tổng số hệ số các số hạng trong chuỗi tương quan tối giản, nguyên của tỉ tệ kiểu gen hay tỉ tệ kiểu hình đời con F1 trong phép lai 2 tính.
a. Nếu T = 2k ( k là số nguyên tự nhiên): Thì có hiện tượng
a1. Hoặc phân ly độc lập;
a2. Hoặc liên kết gen hoàn toàn;
a3. Hoặc hoán vị gen với tần số đặc biệt: 1/2, 1/4, 1/8, 1/16,...1/2n
(n là số nguyên tự nhiên).
b. Nếu T ≠ 2k: các gen đã hoán vị với tần số f (0 < f<½)

2. Ví dụ:
a. Đời F1 của phép lai 2 tính phân tính theo tỉ lệ: (3 : 3 : 1 : 1) suy ra T = 3 + 3 + 1 + 1 = 8 = 23 vậy cơ sở tế bào học sẽ rơi vào trường hợp a.
b. Đời F1 của phép lai 2 tính phân tính theo tỉ lệ: (56,25% : 18,75% : 18,75% : 6,25%) = (9 : 3 : 3 : 1) suy ra T = 9 + 3+3+1 = 16 = 24 Vậy cơ sở tế bào học sẽ rơi vào trường hợp a
c. Đời F1 của phép lai 2 tính phân tính theo tỉ lệ: (1 : 1 : 4 : 4) suy ra T = 4 + 4+1+1 = 10 ≠ 2k vậy cơ sở tế bào học sẽ rơi vào trường hợp b.

3. Ứng dụng: giúp học sinh nhận biết nhanh chóng cơ sở tế bào học của phép lai 2 tính, dù mỗi tính trạng di truyền do một hoặc nhiều cặp gen chi phối.

4. Chứng minh: Dành cho các bạn yêu thích môn Di truyền học. Ai chứng minh được gởi về thầy Nguyễn Từ theo địa chỉ: email:nguyentusgd@gmail.com hoặc ha.nguyen2@vtc.vn
 
A

anhvodoi94

Mọi người cùng relax và ngâm cứu cái này nha

Quy tắc số T (total)



2ea7fcd8-8e47-479f-bad1-dc209a2a7eb0634232683666580000_125X94.jpg

Quy tắc số total được giới thiệu bởi nhà giáo Nguyễn Từ, THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị. Tel: 0914.252.216, (053)562.190. Email: nguyentusgd@gmail.com


1. Quy tắc: Gọi T là tổng số hệ số các số hạng trong chuỗi tương quan tối giản, nguyên của tỉ tệ kiểu gen hay tỉ tệ kiểu hình đời con F1 trong phép lai 2 tính.
a. Nếu T = 2k ( k là số nguyên tự nhiên): Thì có hiện tượng
a1. Hoặc phân ly độc lập;
a2. Hoặc liên kết gen hoàn toàn;
a3. Hoặc hoán vị gen với tần số đặc biệt: 1/2, 1/4, 1/8, 1/16,...1/2n
(n là số nguyên tự nhiên).
b. Nếu T ≠ 2k: các gen đã hoán vị với tần số f (0 < f<½)

2. Ví dụ:
a. Đời F1 của phép lai 2 tính phân tính theo tỉ lệ: (3 : 3 : 1 : 1) suy ra T = 3 + 3 + 1 + 1 = 8 = 23 vậy cơ sở tế bào học sẽ rơi vào trường hợp a.
b. Đời F1 của phép lai 2 tính phân tính theo tỉ lệ: (56,25% : 18,75% : 18,75% : 6,25%) = (9 : 3 : 3 : 1) suy ra T = 9 + 3+3+1 = 16 = 24 Vậy cơ sở tế bào học sẽ rơi vào trường hợp a
c. Đời F1 của phép lai 2 tính phân tính theo tỉ lệ: (1 : 1 : 4 : 4) suy ra T = 4 + 4+1+1 = 10 ≠ 2k vậy cơ sở tế bào học sẽ rơi vào trường hợp b.

3. Ứng dụng: giúp học sinh nhận biết nhanh chóng cơ sở tế bào học của phép lai 2 tính, dù mỗi tính trạng di truyền do một hoặc nhiều cặp gen chi phối.

4. Chứng minh: Dành cho các bạn yêu thích môn Di truyền học. Ai chứng minh được gởi về thầy Nguyễn Từ theo địa chỉ: email:nguyentusgd@gmail.com hoặc ha.nguyen2@vtc.vn

Anh zai xem lại chỗ màu hồng nhá ! Cái đó phải là : T = [TEX]2^k[/TEX] chứ ạ ! không thì sao hỉu nổi cái Ví Dụ ở dưới ạ !
 
Top Bottom