[FIO_RACE]►Luyện thi đảm bảo Hóa học◄

T

thanhdat93

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1 Năm cũ đã qua, 1 năm mới đã đến. Hãy cùng nhau cố gắng bước những bước dài hơn về phía trước nào!
Là 1 thành viên của FIO- Race, tớ thay mặt trưởng nhóm lập lên topic này để giúp các bạn có điều kiện tiếp xúc được phần nào với các khóa học bên hocmai. Topic này sẽ là nơi trao đổi những lí thuyết bài giảng và là nơi chữa bài tập cho tất cả các bài tập tự luyện của khóa học tại đây nha :).
Các bạn đã đăng kí khóa thày Sơn thì cùng vào đây thảo luận nha. Còn các bạn chưa đăng kí thì có thể đăng kí thêm. Các thành viên trong FIO liên hệ trực tiếp với tớ để có thể xem bài giảng của thày Sơn nha

1 Bài giảng của thày Sơn chúng ta sẽ nghiên cứu trong 3 ngày. Và hôm nay sẽ bắt đầu bài đầu tiên hóa vô cơ nha (xin phép mod để chữ đỏ)
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Dưới đây là toàn bộ tài liệu trong khóa Luyện thi đại học đảm bảo 2011 của hocmai.vn
Các bạn nào không có điều kiện tham gia các khóa học đó, hãy sử dụng các tài liệu dưới đây ôn luyện nhé
Các tài liệu này được học mãi cho phép sử dụng, không bị giới hạn bản quyền !
Có khúc mắc gì, các bạn gửi bài lên diễn đàn thảo luận cùng nhau nhé !
Chúc các bạn thành công !
111.gif


thay_son_2.jpg


Mã:
[B][COLOR=Blue][B]BÀI GIẢNG HÓA VÔ CƠ[/B][/COLOR][/B]
Bài 1. Tính chất chung của kim loại.
Tài liệu
Bài tập Lời giải

Bài 2. Dãy điện hóa của kim loại.

Tài liệu
Bài tập Lời giải

Bài 3. Pin điện hóa và ăn mòn kim loại.

Tài liệu
Bài tập Lời giải

Bài 4. Điều chế kim loại.

Tài liệu
Bài tập Lời giải

Bài 5. Kim loại kiềm và hợp chất của kim loại kiềm.

Tài liệu
Bài tập Lời giải

Bài 6. Kim loại kiềm thổ và hợp chất của kim loại kiềm thổ.

Tài liệu
Bài tập Lời giải

Bài 7. Nhôm và hợp chất của nhôm.
Tài liệu
Bài tập Lời giải

Bài 8. Sắt và hợp chất của sắt.

Tài liệu
Bài tập Lời giải

Bài 9. Crom và hợp chất của crom.

Tài liệu
Bài tập Lời giải

Bài 10. Một số kim loại khác.

Tài liệu
Bài tập Lời giải

Bài 11. Phương pháp bảo toàn khối lượng.

Tài liệu
Bài tậpLời giải

Bài 12. Phương pháp bảo toàn nguyên tố.

Tài liệu
Bài tập Lời giải

Bài 13. Phương pháp tăng giảm khối lượng.

Tài liệu
Bài tập Lời giải

Bài 14. Phương pháp đường chéo.

Tài liệu
Bài tập Lời giải

Bài 15. Phương pháp bảo toàn electron
Bài tập Lời giải

Bài 16. Phương pháp trung bình Tài liệu --
Bài tập -- Lời giải

Bài 17. Phương pháp quy đổi Tài liệu -- Bài tập -- Lời giải

Bài 18. Phương pháp giải bằng phương trình ion Tài liệu --
Bài tập -- Lời giải
 
Last edited by a moderator:
T

thanhdat93

Mã:
[B][B][COLOR=Blue]BÀI GIẢNG HÓA HỮU CƠ[/COLOR][/B][/B]
Bài 1. Một số phương pháp giải bài tập hóa hữu cơ .
Tài liệu Bài tập Lời giải

Bài 2. Đại cương hóa học hữu cơ.
Tài liệu Bài tập Lời giải

Bài 3. Tính chất quan trọng của hiđrocacbon mạch hở.
Tài liệu Bài tập Lời giải

Bài 4. Tính chất quan trọng của hiđrocacbon mạch vòng.
Tài liệu Bài tập Lời giải

Bài 5. Dẫn xuất halogen của hiđrôcacbon.
Tài liệu Bài tập Lời giải

Bài 6. Ancol - Phenol.
Tài liệu Bài tập Lời giải

Bài 7. Anđehit - xeton.
Tài liệu Bài tập Lời giải

Bài 8. Axit cacbonxylic.
Tài liệu Bài tập Lời giải

Bài 9. Este - lipit.
Tài liệu Bài tập Lời giải

Bài 10. Cacbohiđrat.
Tài liệu Bài tập Lời giải

Bài 11. Amin - aminoaxit - peptit.
Tài liệu Bài tập Lời giải

Bài 12. Polime và vật liệu polime.
Tài liệu Bài tập Lời giải

Bài 13. Phương pháp giải bài tập hiđrocacbon.
Tài liệu Bài tập Lời giải

Bài 14. Phương pháp lập công thức phân tử các hợp chất hữu cơ.
Tài liệu Bài tập Lời giải

Bài 15. Phương pháp giải bài tập ancol Bài tập Lời giải

Bài 16. Phương pháp giải bài tập anđehit Bài tập Lời giải

Bài 17: Phương pháp giải bài tập axit cacbonxylic Tài liệu -- Bài tập -- Lời giải

Đây là tài liệu phần hóa hữu cơ, mọi người có thể tham khảo trước
 
T

thanhdat93

Đây là video giới thiệu qua về bài học đầu tiên - Tính chất hóa học chung của kim loại

[YOUTUBE]M3DeI85X_SE[/YOUTUBE]

Muốn xem đầy đủ bài giảng hãy đăng kí ngay khóa học luyện thi đảm bảo của thày Sơn
 
T

thanhdat93

Bắt đầu từ hôm nay, pic mình sẽ hoạt động thường xuyên hơn (vào thứ 3 - 5 - 7 hàng tuần). Mong các bạn tích cực tham gia và đóng góp!

Khi theo dõi và tham gia thảo luận trong pic mình thường xuyên, các bạn sẽ được tiếp xúc với bài giảng của thày Sơn trong khóa luyện thi đảm bảo miễn phí. Mình sẽ cung cấp cho các bạn bài giảng dưới dạng link media fire. Các bạn có thể lên để down bài giảng tại đây! Mỗi phần kiến thức sẽ nghiên cứu trong 2 ngày, sau 2 ngày, link của phần trước sẽ bị xóa và chuyển qua phần mới. Chúc các bạn học tốt





 
T

thanhdat93


[FONT=&quot]Bài 1 : Tính chất chung của kim loại[/FONT]
[FONT=&quot]I. Cấu tạo[/FONT]
[FONT=&quot]1. Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn[/FONT]

Các nguyên tố hoá học được phân thành kim loại và phi kim. Trong số 110 nguyên tố hoá học đã biết có tới gần 90 nguyên tố là kim loại. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố kim loại có mặt ở :
- Nhóm IA (trừ hiđro) và IIA.
- Nhóm IIIA (trừ bo) và một phần của các nhóm IVA, VA, VIA.
- Các nhóm B (từ IB đến VIIIB).
- Họ lantan và actini, được xếp riêng thành hai hàng ở cuối bảng.
[FONT=&quot]2. Cấu tạo của nguyên tử kim loại[/FONT]
Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng (1, 2 hoặc 3e). Thí dụ :
[TEX] Na : 1s^2 2s^2 2p^6 3s^1 [/TEX] _______ [TEX] Mg : 1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 [/TEX]_______ [TEX] Al : 1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^1[/TEX]
Trong cùng chu kì, nguyên tử của nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với nguyên tử của nguyên tố phi kim. Thí dụ xét chu kì 2 (bán kính nguyên tử được biểu diễn bằng nanomet, nm) :
11Na 12Mg 13Al 14Si 15P 16S 17Cl
0,157 0,136 0,125 0,117 0,110 0,104 0,099
[FONT=&quot]3. Cấu tạo tinh thể của các kim loại[/FONT]
Hầu hết các kim loại ở điều kiện thường đều tồn tại dưới dạng tinh thể (trừ Hg).
Trong tinh thể kim loại, nguyên tử và ion kim loại nằm ở những nút của mạng tinh thể. Các electron hoá trị liên kết yếu với hạt nhân nên dễ tách khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong mạng tinh thể.
Đa số các kim loại tồn tại dưới ba kiểu mạng tinh thể phổ biến sau :
a)
Mạng tinh thể lục phương
Trong tinh thể, thể tích của các nguyên tử và ion kim loại chiếm 74%, còn lại 26% là các khe rỗng. Thuộc loại này có các kim loại : Be, Mg, Zn,...

12977957881131264159_574_574.jpg


[FONT=&quot]b) Mạng tinh thể lập phương tâm diện[/FONT]
Các nguyên tử, ion kim loại nằm trên các đỉnh và tâm các mặt của hình lập phương.
Trong tinh thể, thể tích của các nguyên tử và ion kim loại chiếm 74%, còn lại 26% là các khe rỗng. Thuộc loại này có các kim loại : Cu, Ag, Au, Al,...

12977957861335066421_574_574.jpg



c)
Mạng tinh thể lập phương tâm khối
Các nguyên tử, ion dương kim loại nằm trên các đỉnh và tâm của hình lập phương.
Trong tinh thể, thể tích của các nguyên tử và ion kim loại chỉ chiếm 68%, còn lại 32% là các khe rỗng. Thuộc loại này có các kim loại : Li, Na, K, V, Mo,...



1297795783479593757_574_574.jpg





[FONT=&quot]4. Liên kết kim loại[/FONT]
Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do.

[FONT=&quot]II. Tính chất vật lí chung của kim loại[/FONT]
[FONT=&quot]1. Tính dẻo[/FONT]
Khác với phi kim, kim loại có tính dẻo : dễ rèn, dễ dát mỏng và dễ kéo sợi. Vàng là kim loại có tính dẻo cao, có thể dát thành lá mỏng đến mức ánh sáng có thể xuyên qua.
Kim loại có tính dẻo là vì các ion dương trong mạng tinh thể kim loại có thể trượt lên nhau dễ dàng mà không tách ra khỏi nhau nhờ những electron tự do chuyển động dính kết chúng với nhau.


129779578977397086_574_574.jpg






2. Tính dẫn điện

Khi đặt một hiệu điện thế vào hai đầu dây kim loại, những electron tự do trong kim loại sẽ chuyển động thành dòng có hướng từ cực âm đến cực dương, tạo thành dòng điện.
Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al, Fe,...
Nhiệt độ của kim loại càng cao thì tính dẫn điện của kim loại càng giảm do ở nhiệt độ cao, các ion dương dao động mạnh cản trở dòng electron chuyển động.
3. Tính dẫn nhiệt

Tính dẫn nhiệt của các kim loại cũng được giải thích bằng sự có mặt các electron tự do trong mạng tinh thể.
Các electron trong vùng nhiệt độ cao có động năng lớn, chuyển động hỗn loạn và nhanh chóng sang vùng có nhiệt độ thấp hơn, truyền năng lượng cho các ion dương ở vùng này nên nhiệt lan truyền được từ vùng này đến vùng khác trong khối kim loại.
Thường các kim loại dẫn điện tốt cũng dẫn nhiệt tốt.
4. ánh kim

Các electron tự do trong tinh thể kim loại phản xạ hầu hết những tia sáng nhìn thấy được, do đó kim loại có vẻ sáng lấp lánh gọi là ánh kim.
Tóm lại : Tính chất vật lí chung của kim loại như nói ở trên gây nên bởi sự có mặt của các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại.

[FONT=&quot]III. Tính chất hoá học chung của kim loại[/FONT]

Trong một chu kì, nguyên tử của các nguyên tố kim loại có bán kính tương đối lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với phi kim, số electron hoá trị ít, lực liên kết với hạt nhân của những electron này tương đối yếu nên chúng dễ tách khỏi nguyên tử. Vì vậy, tính chất hoá học chung của kim loại là tính khử.
[TEX]M ---> M^{n+} + ne[/TEX]
[FONT=&quot]1. Tác dụng với phi kim[/FONT]
Nhiều kim loại có thể khử được phi kim đến số oxi hoá âm, đồng thời nguyên tử kim loại bị oxi hoá đến số oxi hoá dương.
a
) Tác dụng với clo
Hầu hết các kim loại đều có thể khử trực tiếp clo tạo ra muối clorua.
Thí dụ :
Dây sắt nóng đỏ cháy mạnh trong khí clo tạo ra khói màu nâu là những hạt chất rắn sắt(III) clorua.
[TEX]2Fe^{0} + 3Cl^0_2 ----> 2Fe^{3+}Cl^{1-}_3[/TEX]
Trong phản ứng này [TEX]Fe[/TEX] đã khử từ [TEX]Cl^0_2 [/TEX] xuống [TEX]Cl^{-}[/TEX]
b) Tác dụng với oxi
Hầu hết các kim loại có thể khử từ
[TEX]O^0_2[/TEX] xuống [TEX]O^{2-}[/TEX]
Thí dụ : Khi đốt, bột nhôm cháy mạnh trong không khí tạo ra nhôm oxit.
[TEX]2Al^0 + 3O^0_2 ---> 2Al^{3+}_2O^{2-}_3[/TEX]


c) Tác dụng với lưu huỳnh
Nhiều kim loại có thể khử lưu huỳnh từ
[TEX]S^0[/TEX] xuống [TEX]S^{2-}[/TEX] Phản ứng cần đun nóng
(trừ Hg).
Thí dụ :

[FONT=&quot]2. Tác dụng với dung dịch axit[/FONT]
a)
Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng
Nhiều kim loại có thể khử được ion H+ trong các dung dịch axit trên thành hiđro.
Thí dụ :

b)
Với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc
Hầu hết kim loại (trừ Pt, Au) khử được (trong HNO3) và (trong H2SO4 ) xuống số oxi hoá thấp hơn.
Thí dụ :


Chú ý :
HNO3, H2SO4 đặc, nguội làm thụ động hoá Al, Fe, Cr, ...
[FONT=&quot]3. Tác dụng với nước[/FONT]
Các kim loại ở nhóm IA và IIA của bảng tuần hoàn (trừ Be, Mg) do có tính khử mạnh nên có thể khử được H2O ở nhiệt độ thường thành hiđro. Các kim loại còn lại có tính khử yếu hơn nên chỉ khử được H2O ở nhiệt độ cao (thí dụ Fe, Zn,...) hoặc không khử được H2O (thí dụ Ag, Au,...).
Thí dụ :

0 +1 +1 0

[FONT=&quot]4. Tác dụng với dung dịch muối[/FONT]
Kim loại mạnh hơn có thể khử được ion của kim loại yếu hơn trong dung dịch muối thành kim loại tự do.
Thí dụ :
Ngâm một đinh sắt (đã làm sạch lớp gỉ) vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian màu xanh của dung dịch CuSO4 bị nhạt dần và trên đinh sắt có lớp đồng màu đỏ bám vào.
[FONT=&quot]
[/FONT]
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom