$\fbox{ Hóa 8} \text{Cùng học hóa học 8}$

0

0973573959thuy

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào tất cả các bạn! :D
Để đáp ứng nhu cầu của các mem 2000 (năm tới sẽ lên lớp 8), chúng tôi xin lập ra topic $\fbox{Hóa 8}\text{Cùng học hóa học 8}$ này để các bạn cùng học trước chương trình hóa 8 với chúng tôi.
Mỗi ngày, vào buổi sáng chúng tôi sẽ thay phiên nhau post lý thuyết và vào buổi chiều hoặc tối chúng tôi sẽ post bài tập từ cơ bản đến nâng cao để các bạn rèn luyện kĩ năng làm bài tập và khắc sâu lý thuyết :)

Nghiêm cấm mọi hình thức vi phạm nội quy diễn đàn.
Thân! @};-
 
0

0973573959thuy

[Hóa 8] Bài 2 : Chất

Bài 2 : Chất

A. Lý thuyết :

1. Có 2 loại vật thể :

♥ Vật thể tự nhiên : gồm 1 số chất khác nhau cấu tạo lên.

♥ Vật thể nhân tạo : được làm từ vật liệu (vật liệu là chất hoặc hỗn hợp một số chất)
~~~> Chất có ở khắp mọi nơi. Ở đâu có vật thể thì ở đó sẽ có chất (bởi vật thể dc làm nên từ chất)

2. Chất có 2 tính chất chính :

• Tính chất vật lý : trạng thái (thể); màu; mùi; vị; tính tan; nhiệt độ nóng chảy/đông đặc/sôi; khối lượng riêng; trọng lượng riêng; tính dẫn điện; tính dẫn nhiệt; ...

• Tính chất hóa học : khả năng biến đổi thành chất khác (khả năng bị phân hủy; tính cháy; ...)

3. Để biết tính chất của chất có các cách sau :

• Quan sát : có thể nhận biết 1 số tính chất bề ngoài của chất : màu, trạng thái, ...

• Dùng dụng cụ đo : có thể biết được nhiệt độ sôi/đông đặc/ nóng chảy; khối lượng riêng; trọng lượng riêng; ...

• Làm thí nghiệm : có thể nhận biết được tính chất hóa học của chất; tính tan; tính dẫn điện; dẫn nhiệt; ...

4. Việc hiểu biết tính chất của chất giúp :

• Phân biệt chất này với chất khác tức nhận biết được chất

• Biết cách sử dụng chất

• Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất

5. Hỗn hợp gồm 2 chất trộn lẫn với nhau hoặc nhiều chất trộn vào nhau.

6. Chất tinh khiết là chất có những tính chất nhất định.

7. Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp.

B. Bài tập :

Bài 1 : Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và tinh bột

Hướng giải : Dựa vào tính tan của muối và tinh bột, sự bay hơi của nước.
 
0

0872

B. Bài tập :

Bài 1 : Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và tinh bột

Hướng giải : Dựa vào tính tan của muối và tinh bột, sự bay hơi của nước.
Hòa tan hỗn hợp trên vào nước, đổ hỗn hợp qua giấy lọc, tinh bột không tan thu được trên giấy lọc.
Cô cạn phần nước lọc thu được làm nước bay hơi ta thu được muối ăn.
 
0

0973573959thuy

Tiếp nào! :x

Bài 2 : Cồn hay còn gọi là rượu etylic là một chất lỏng, có nhiệt độ sôi bằng $78,3^0 C$ và tan trong nước.
Làm thế nào để tách riêng dc cồn từ hỗn hợp cồn và nước ?
 
H

huy14112

Cần chưng cất hỗn hợp cồn và nước sẽ tách được ngay .
Khi cồn bốc hơi rồi (78[TEX]^o[/TEX]C) thì nước vẫn chưa , tại vì đến 100[TEX]^o[/TEX]C thì nước mới bốc hơi nhưng vì nhiệt độ sôi của 2 dung dịch này rất sát nhau nên khó tách hẳn được
 
0

0973573959thuy

Cần chưng cất hỗn hợp cồn và nước sẽ tách được ngay .
Khi cồn bốc hơi rồi (78[TEX]^o[/TEX]C) thì nước vẫn chưa , tại vì đến 100[TEX]^o[/TEX]C thì nước mới bốc hơi nhưng vì nhiệt độ sôi của 2 dung dịch này rất sát nhau nên khó tách hẳn được

Trả lời như cậu còn chưa rõ ràng lắm Huy ak! :)

Ta có thể tách cồn từ hỗn hợp cồn và nước bằng cách chưng cất :
Đun hỗn hợp trên đến nhiệt độ $80^0 C$. Khi đó cồn sôi và bay hơi. Ta thu dc cồn ra khỏi hỗn hợp.
 
0

0973573959thuy

[Hóa 8] Bài 4 : Nguyên tử

BÀI 4: NGUYÊN TỬ



I. Nội dung cơ bản :

Câu hỏi: Chất tồn tại xung quanh mỗi chúng ta vậy chất được cấu tạo từ đâu ?
- Trả lời : Chất được cấu tạo từ những thành phần nhỏ hơn là phân tử và nguyên tử.

Đây là những thành phần nhỏ hơn cấu tạo nên mọi vật chất

nuocsx1.jpg



1. Nguyên tử là gì ?
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ ( không thể chia nhỏ hơn được nữa trong các pư thông thường ) trung hoà về điện.
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi electron mang điện tích âm.

2. Hạt nhân nguyên tử:
- Hạt nhân tạo bởi proton và notron.
Trong mỗi nguyên tử, số proton (p,+) bằng số electron (e,-)

Mô hình nguyên tử có các electron chuyển động xunh quanh hạt nhân trung tâm.

atom.gif


Số hạt p = số hạt e

Khối lượng hạt proton và nowtron gần bằng $1,6726.10^{-27}$ kg và $1,6748.10^{-27}$ kg
3 .Lớp vỏ electron
- Electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân ( như hình trên ) và sắp xếp thành từng lớp. Mỗi lớp có một số e nhất định, lớp gần nhân nhất là lớp K , L, M , N rồi đến O ,P, Q. Những lớp càng xa hạt nhân thì có các electron mang năng lượng cao hơn .


- Nhờ có electron mà các nguyên tử có khả năng liên kết với nhau.
Ví dụ cấu tạo nguyên tử oxi có số hạt p = 8
Khối lượng electron vào khoảng $9,31.10^{-31}$ kg
4. Nguyên tử khối :

Nguyên tử cũng có khối lượng và đó là nguyên tử khối .
A = p+n
tức là số hạt proton + số hạt notron.
Vì khối lượng hạt electron quá nhỏ sơ với hai hạt này nên coi như khối lượng nguyên tử chính là khối lượng hạt nhân.
* Lưu ý đối với nguyên tử Hidro thì không có hạt notron. ( đồng vị proti )

II. Câu hỏi

1. Tại sao trong nguyên tử có p = e ?


2. Có thể dùng các cụm từ sau đây để nói về nguyên tử:
a. Vô cùng nhỏ
b. Trung hoà về điện
c. Tạo ra các chất
d. Không chia nhỏ hơn trong phản ứng hoá học
Hãy chọn cụm từ phù hợp với phần còn trống trong câu:
“Nguyên tử là hạt …………………………. vì số electron có trong nguyên tử bằng đúng số proton trong hạt nhân”.

3. Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào sau:
A. Nơtron
B. Proton
C. Electron
D. B,C đúng
4. Chọn những nhận định đúng và sai.
a. Nguyên tử lớn hơn phân tử
b. Nguyên tử được cấu tạo từ 2 phần hạt proton mang điện tích dương và notron không mang điện.
c. Nguyên tử nào cũng có số electron bằng số notron
d. electron tích điện trái dấu với proton
e. notron có khối lượng xấp xỉ proton
f. Nguyên tử không có giới hạn về số lớp vỏ electron
g. Khi nguyên tử phản ứng chính là electron tham gia quá trình liên kết.

5.Nguyên tử nào mà khối lượng nguyên tử được tính bằng công thức A = p ?
a. Na
b. He
c. H
d. Li
 
R

rocky576

II. Câu hỏi
1. Tại sao trong nguyên tử có p = e ?
Mình sẽ trả lời câu tự luận này riêng với phần trắc nghiệm để dễ nhìn hơn nhé :D
Vì nguyên tử là hạt trung hòa về điện nên để đảm bảo tính chất này thì số proton phải bằng số electron. Các nguyên tử thừa hoặc thiếu electron gọi là ion âm hoặc ion dương.
 
R

rocky576

phần trắc nghiệm

2. Có thể dùng các cụm từ sau đây để nói về nguyên tử:
a. Vô cùng nhỏ
b. Trung hoà về điện
c. Tạo ra các chất
d. Không chia nhỏ hơn trong phản ứng hoá học
Hãy chọn cụm từ phù hợp với phần còn trống trong câu:
“Nguyên tử là hạt [
b. Trung hoà về điện] vì số electron có trong nguyên tử bằng đúng số proton trong hạt nhân”.

3. Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào sau:
A. Nơtron
B. Proton
C. Electron
D. B,C đúng
4. Chọn những nhận định đúng và sai.
a. Nguyên tử lớn hơn phân tử
b. Nguyên tử được cấu tạo từ 2 phần hạt proton mang điện tích dương và notron không mang điện.
c. Nguyên tử nào cũng có số electron bằng số notron
d. electron tích điện trái dấu với proton
e. notron có khối lượng xấp xỉ proton
f. Nguyên tử không có giới hạn về số lớp vỏ electron
g. Khi nguyên tử phản ứng chính là electron tham gia quá trình liên kết.

5.Nguyên tử nào mà khối lượng nguyên tử được tính bằng công thức A = p ?
a. Na
b. He
c. H
d. Li

Các đáp án đúng mình tô màu xanh còn đáp án sai mình để màu đen :D
 
H

hoamattroi_3520725127

2. Có thể dùng các cụm từ sau đây để nói về nguyên tử:
a. Vô cùng nhỏ
b. Trung hoà về điện
c. Tạo ra các chất
d. Không chia nhỏ hơn trong phản ứng hoá học
Hãy chọn cụm từ phù hợp với phần còn trống trong câu:
“Nguyên tử là hạt [
b. Trung hoà về điện] vì số electron có trong nguyên tử bằng đúng số proton trong hạt nhân”.

3. Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào sau:
A. Nơtron
B. Proton
C. Electron
D. B,C đúng
4. Chọn những nhận định đúng và sai.
a. Nguyên tử lớn hơn phân tử
b. Nguyên tử được cấu tạo từ 2 phần hạt proton mang điện tích dương và notron không mang điện.
c. Nguyên tử nào cũng có số electron bằng số notron
d. electron tích điện trái dấu với proton
e. notron có khối lượng xấp xỉ proton
f. Nguyên tử không có giới hạn về số lớp vỏ electron
g. Khi nguyên tử phản ứng chính là electron tham gia quá trình liên kết.

5.Nguyên tử nào mà khối lượng nguyên tử được tính bằng công thức A = p ?
a. Na
b. He
c. H
d. Li

Các đáp án đúng mình tô màu xanh còn đáp án sai mình để màu đen :D

Bạn làm sai 1 phần rồi. Nguyên tử có giới hạn số lớp vỏ e.
 
T

thinhrost1

Trả lời như cậu còn chưa rõ ràng lắm Huy ak! :)

Ta có thể tách cồn từ hỗn hợp cồn và nước bằng cách chưng cất :
Đun hỗn hợp trên đến nhiệt độ $80^0 C$. Khi đó cồn sôi và bay hơi. Ta thu dc cồn ra khỏi hỗn hợp.
Bạn ơi cho mình hỏi tí nếu đun hỗn hợp đến $79^o$C hay $81^o$C thì cồn có sôi và bay hơi không hay là bắt buộc $80^oC$ :)
 
0

0973573959thuy

Cậu thể đun ở nhiệt độ nào tùy thích trong khoảng: $78^0<x<100^0.Theo mình nghĩ là như thế

Cảm ơn bạn đã trả lời câu hỏi của thinhrost1 giúp mình nhưng bạn trả lời sai rồi :D

Cồn bay hơi khi ta đun cồn ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi của nó. Tức là đun ở nhiệt độ cao hơn $78,3^0C$ có nghĩa là đun ở $79^0C \text{hoặc} 81^0C$ đều dc.
Nhưng để tách cồn riêng ra khỏi hỗn hợp cồn & nước thì ta chỉ nên đun ở nhiệt độ $80^0C$ . Vì nhiệt độ này cách nhiệt độ sôi của nước và cồn 1 khoảng xa. :D

 
0

0973573959thuy

[Hóa 8] Bài 5 : Nguyên tố hóa học

BÀI 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC


I. Nội dung kiến thức

1. Nguyên tố hoá học

a. Định nghĩa :
- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
- Số p đặc trưng cho 1 nguyên tố.

b. Kí hiệu hoá học:

- Mỗi nguyên tố hoá học được biểu diễn bằng một kí hiệu hóa học.Ví dụ : Nguyên tố S (nguyên tố lưu huỳnh)
Nguyên tố khác .
- Kí hiệu của ng.tố Canxi: Ca.
- Kí hiệu của ng.tố Oxi : O
- K.hiệu của ng.tố Nhôm: Al

2.Có bao nhiêu nguyên tố hoá học ?
- Có trên 110 nguyên tố.
- Nguyên tố oxi chiếm gần 50% khối lượng vỏ trái đất.
- Nguyên tố đứng thứ 2 trong lớp vỏ trái đất là Silic (khoảng 25 %).
- Những nguyên tố nặng như Fe (sắt), Ni (niken), Zn (kẽm) , Cu (đồng) thông thường chìm sâu vào trong vỏ trái đất.

3. Nguyên tử khối :

- Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử được tính bằng đơn vị Cacbon.
- Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.
Ví dụ :
C = 12 đvC ; H = 1 đvC
O = 16đvC ; Ca = 40 đvC

II. Câu hỏi

(Sử dụng bảng 1 trang 42 và bảng trang 21 để làm bài)

1. Dùng chữ số và kí hiệu hóa học (KHHH) để biểu diễn các ý sau : 3 nguyên tử Bari, 5 nguyên tử hidro, 4 ng.tử magiê

2 Nguyên tử của ng.tố A có khối lượng nặng gấp 14 lần nguyên tử Hidro, em hãy tra bảng 1 và cho biết
a. A là nguyên tố nào ?
b. Số p và số e trong nguyên tử ?

3. Nguyên tử của ng.tố B có 16 proton trong hạt nhân. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Tên và kí hiệu của B
b. Số e trong ng.tử của nguyên tố B.
c. Nguyên tử B nặng gấp bao nhiêu lần nguyên Hidro, nguyên tử Oxi?

4. Xem bảng 1 – cho biết kí hiệu và tên gọi của nguyên tố R biết rằng : nguyên tử R nặng gấp 4 lần so với ng.tử Nitơ.

5. Hãy so sánh xem nguyên tử sắt nặng hay nhẹ hơn, bằng bao nhiêu lần so với:
a) Nguyên tử Cacbon.
b) Nguyên tử oxi.
c) Nguyên tử đồng.
d) Nguyên tử lưu huỳnh

6. a) Một đơn vị cacbon tương ứng bằng bao nhiêu gam ?

b) Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử nhôm là bao nhiêu ?

7. Nhận xét sau đây gồm 2 ý : "Nguyên tử đơteri thuộc cùng nguyên tố hóa học với nguyên tử hiđro/ vì chúng đều có 1 proton trong hạt nhân"
Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án sau:
A. Ý (1) đúng; (2) sai
B. Ý (1) sai; (2) đúng
C. Cả 2 ý đều sai
D. Cả hai ý đều đúng.

8. Tính khối lượng bằng đơn vị cacbon lần lượt của : 7K; 12Si; 15P

9. Có thể dùng cụm từ khác những nghĩa tương đương với cụm từ "có cùng số p trong hạt nhân" trong định nghĩa về nguyên tố hóa học .
Đó là cụm từ A,B hay C ?
A. Có cùng thành phần hạt nhân.
B. ______ khối lượng ________
C. ______ điện tích _________


 
R

rocky576

BÀI 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

II. Câu hỏi

(Sử dụng bảng 1 trang 42 và bảng trang 21 để làm bài)

1. Dùng chữ số và kí hiệu hóa học (KHHH) để biểu diễn các ý sau : 3 nguyên tử Bari, 5 nguyên tử hidro, 4 ng.tử magiê
Giải
3Ba, 5H, 4Mg
2 Nguyên tử của ng.tố A có khối lượng nặng gấp 14 lần nguyên tử Hidro, em hãy tra bảng 1 và cho biết
a. A là nguyên tố nào ?
Giải
A là nitơ (nguyên tử khối 14 đvC)
b. Số p và số e trong nguyên tử ?
Giải
Số p = số e = 7
3. Nguyên tử của ng.tố B có 16 proton trong hạt nhân. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Tên và kí hiệu của B
Giải
Lưu huỳnh: S
b. Số e trong ng.tử của nguyên tố B.
Giải
Số e = 16
c. Nguyên tử B nặng gấp bao nhiêu lần nguyên Hidro, nguyên tử Oxi?
Giải
Gấp 32 lần ntử H, gấp đôi ntử O.
4. Xem bảng 1 – cho biết kí hiệu và tên gọi của nguyên tố R biết rằng : nguyên tử R nặng gấp 4 lần so với ng.tử Nitơ.
Giải
R là Sắt, Fe = 56 đvC

Làm tới đây thôi nhé, nhiều câu quá, lười :D
 
E

emtraj.no1

5. Hãy so sánh xem nguyên tử sắt nặng hay nhẹ hơn, bằng bao nhiêu lần so với:
a) Nguyên tử Cacbon.
Fe nặng gấp 4,67 lần ntử C.
b) Nguyên tử oxi.
Fe nặng gấp 3,5 lần ntử O.
c) Nguyên tử đồng.
Fe nhẹ hơn ntử Cu và bằng 0,875 lần ntử Cu.
d) Nguyên tử lưu huỳnh
Fe nặng gấp 1,75 lần ntử S.
6. a) Một đơn vị cacbon tương ứng bằng bao nhiêu gam ?
1 đvC = 1,66053873.$10^{-24}$ gam
b) Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử nhôm là bao nhiêu ?
44,83.$10^{-24}$ gam
7. Nhận xét sau đây gồm 2 ý : "Nguyên tử đơteri thuộc cùng nguyên tố hóa học với nguyên tử hiđro/ vì chúng đều có 1 proton trong hạt nhân"
Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án sau:
A. Ý (1) đúng; (2) sai
B. Ý (1) sai; (2) đúng
C. Cả 2 ý đều sai
D. Cả hai ý đều đúng.

8. Tính khối lượng bằng đơn vị cacbon lần lượt của : 7K; 12Si; 15P
7K = 273 đvC
12Si = 336 đvC
15P = 465 đvC.
9. Có thể dùng cụm từ khác những nghĩa tương đương với cụm từ "có cùng số p trong hạt nhân" trong định nghĩa về nguyên tố hóa học .
Đó là cụm từ A,B hay C ?
A. Có cùng thành phần hạt nhân.
B. ______ khối lượng ________
C. ______ điện tích _________
 
Top Bottom