Địa 12 [Event: Xuân về muôn nơi] Tìm hiểu Tết cổ truyền

D

depvazoi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CHƯƠNG TRÌNH DIỄN ĐÀN CHÀO XUÂN 2014​

11993038764_4168f97ed4_z.jpg


XUÂN VỀ MUÔN NƠI

Sẽ có rất nhiều điều mà các bạn chưa biết về Tết cổ truyền Việt Nam cũng như các thông tin về Tết Giáp Ngọ 2014, vậy diễn đàn sẽ là cầu nối giúp các bạn hiểu hơn về Tết Việt và nắm bắt những thông tin nhanh nhất về ngày Tết năm nay.
Đây sẽ là topic tổng hợp những tin trên. Pic sẽ hoạt động trong thời gian diễn ra Event Xuân về muôn nơi tức từ ngày 25/1-12/2 năm 2014.

Mình xin nhắc lại:
Thời gian tổ chức:
o Đăng ký: 25/1-31/1
o Tìm hiểu văn hoá Tết cổ truyền ở các vùng miền: 1/2 – 5/2
o Vòng 1: 6/2 đến 8/2
o Vòng 2: 9/2-10/2
o Vòng 3: 11/2
o Công bố kết quả: 12/2.
• Cơ cấu giải thưởng:
o Giải Nhất : + 150 k vào tài khoản + Title "Tôi yêu Việt Nam" + Huy chương Tớ là ngôi sao nhỏ, phong bao lì xì trị giá 20.000.
o Giải Nhì : + 100k vào tài khoản + Title "Người Việt Nam năng động" + Huy chương Tớ là khỉ năng động, phong bao lì xì trị giá 20.000.
o Giải Ba: + 50k vào tài khoản + Title "Am hiểu Việt Nam" + Huy chương Tớ là ếch xanh, phong bao lì xì trị giá 20.000.

Các topic liên quan:
- Thể lệ
- Đăng kí
- Tìm hiểu tết cổ truyền
- Thi đấu vòng 1
- Thi đấu vòng 2
- Thi đấu vòng 3
- Công bố kết quả
 
Last edited by a moderator:
D

depvazoi

Những phong tục đẹp ngày Tết

Chơi hoa, đi chợ Tết, gói bánh chưng... là những phong tục đẹp của ngày Tết.

1. Chơi hoa

Mỗi dịp xuân về, chúng ta đều đón Tết vào đầu năm mới âm lịch. Không khí Tết thực sự bắt đầu vào rằm tháng chạp. Ai trồng hoa bích đào (miền Bắc) và mai (miền Nam) đều biết ngày này, ngày mà người ta phải bứt bỏ lá để cho hoa trổ bông đúng ngày mồng một Tết. Không phải ai cũng làm công việc này vì tính chuyên nghiệp trồng hoa cảnh rất cao, tuy nhiên, chơi hoa đào, hoa mai ngày Tết là một truyền thống, và để hoa nở đúng ngày mồng 1 Tết thì duy nhất có ở Việt Nam.

Nếu như người Nhật tự hào về bonsai thì người Việt Nam tự hào về chơi hoa. Nhưng đáng tiếc có một số loài hoa quý như thủy tiên, hoa quỳnh, thường được giới thượng lưu ngày xưa xếp vào loại hoa đón Tết cao cấp, xem hoa nở để đoán vận may, thì đến nay hầu như không còn mấy ai biết đến trong ngày Tết. Thời gian thay đổi thì các thú vui ngày Tết cũng có những đổi thay, song truyền thống hoa Tết đại chúng ở Việt Nam ngày nay còn có thêm nhiều loại như hoa lan, hoa cúc, hoa tulíp… được phát triển từ trong nước và du nhập từ nước ngoài vào.


2. Tiễn ông Công công Táo lên trời


Tương truyền ở mỗi gia đình kể từ khi loài người biết dùng lửa để ăn chín đến nay luôn luôn trong nhà có ông Công ông Táo. Ông Công được xem là thần đất giữ nhà và biểu tượng của ông là cây nêu ngày Tết. Nay, phong tục trồng cây nêu đã bị mai một vì có nhiều người ở nhà tầng nên không có đất. Còn ông Táo được dân gian gọi là “ông vua bếp”. Vua bếp là vị thần cai quản việc nấu ăn trong mỗi gia đình gắn với câu ngạn ngữ “có thực mới vực được đạo”. Một cỗ bếp có ba ông vua bếp được nắn bằng đất thó (đất sét) có hình chóp cụt uốn cong cúi đầu vào nhau tạo thành thế “kiềng ba chân”.

Việc tiễn đưa ông Táo về trời là một phong tục đẹp với ý nghĩa tâm linh. Không tiễn ông Táo về trời là có gì đó khuất tất đối với trời nên sợ không dám làm lễ. Lễ ông Táo về trời bao giờ cũng có việc thả cá chép làm phương tiện cho ông. Đây cũng là mặt đời sống thiêng liêng của cư dân sông nước.

3. Đi chợ Tết, xin chữ về thờ

Đi chợ Tết ngày xưa chủ yếu là mua lá dong, mua thịt, mua hành để về gói bánh chưng. Ngoài ra, người ta không quên qua cổng chợ xin thầy đồ mấy chữ về thờ vì ngày xưa đa phần không biết chữ nên mới có phong tục thờ chữ trong nhà để mơ ước con cháu sau này được học hành, làm ăn phát đạt. Chữ được chọn để thờ thường là chữ Tâm, Phúc, Đức… Phong tục thờ chữ ngày nay đang được phục hồi bằng thư pháp thể hiện một dân tộc hiếu học trong lịch sử và hôm nay.

unnamed-7773-1390549085.jpg

Phong tục thờ chữ ngày nay đang được phục hồi bằng thư pháp - Ảnh: Lê Phương

4. Gói bánh chưng, bánh tét

Phải là những người có bàn tay khéo léo mới gói được, nếu không bánh sẽ nứt góc khi luộc. Đây cũng là nét văn hóa cộng đồng cao khi người này nhờ người kia gói bánh. Luộc bánh chưng là công đoạn được nhiều người thích nhất. Đêm những ngày gần Tết, trời se lạnh mà ngồi chờ đợi bên nồi bánh chưng thì còn gì thú bằng.

Bánh chưng là một phong tục có từ nền văn minh lúa nếp (không đơn giản là lúa nước). Lúa nếp chỉ tìm thấy dấu vết cổ xưa ở đồng bằng sông Hồng và gắn với câu chuyện bánh chưng, bánh dầy từ thời vua Hùng thứ 18 khi kén phò mã. Ngày nay bánh chưng bánh tét vẫn là phong tục thưởng thức ẩm thực Tết vô cùng đẹp của dân tộc ta.

5. Lau dọn nhà

Tất cả đồ vật, chén bát đũa đều được đem ra sửa soạn và trưng bày. Công việc dọn dẹp ngày Tết có ý nghĩa quan trọng để chuẩn bị “tiễn năm cũ, đón năm mới”. Cùng công việc dọn dẹp cũng là lúc xem lại xem còn nợ nần ai cái gì thì phải trả, không để nợ hai năm mà thành “nợ cả đời”. Đây là phong tục tổng kết các quan hệ để xem nợ thì phải trả trước Tết, ơn thì phải đem lễ vật đến để đáp ơn, cũng có ý không nợ ơn qua năm.

6. Đón giao thừa

Giao thừa là lúc chứng kiến trời đất gặp nhau. Khi trời đất gặp nhau sẽ toát ra một linh khí mà ai lúc đó được chứng kiến sẽ thấy trào dâng cảm xúc. Đón giao thừa bao giờ cũng cúng ngoài trời, có thể cúng mặn hoặc cúng hoa quả. Cùng với việc cúng giao thừa này, trên bàn thờ trong nhà bao giờ cũng có ngũ quả gồm chuối (chuối tiêu), bưởi, bòng, cam quýt. Ở miền Nam thờ trái theo ngôn ngữ nên thường có ngũ quả gồm mãng cầu (cầu), dừa (vừa), đu đủ (đủ), xoài (xài), sung (sung túc) hoặc dứa (thơm); đó là cầu - vừa - đủ - xài - sung hoặc cầu - vừa - đủ - xài - thơm.

7. Xông đất mồng 1


Xông đất có thể là chọn người từ trước và người được chọn sẽ đến vào lúc sớm nhất trong năm. Xông đất được tính từ lúc sáng sớm (mặt trời hé rạng) và trong ngày mồng một. Người kỹ tính không đến thăm nhà khác vào ngày mồng một, nhất là người còn để tang người thân. Cũng có người chọn sự ngẫu nhiên trong việc xông nhà để chiêm nghiệm trong năm.

8. Lễ


Lễ là nghi lễ tôn ti trật tự tổ tiên cố cụ, ông bà, cha mẹ, con cháu, họ hàng, bà con hàng xóm, khách thập phương. Tất cả đều được trân trọng trước sau, vì thế mới có câu “mồng một lễ cha, mồng hai lễ mẹ, mồng ba lễ thầy”. Cha là bên nội để lại cho ta dòng họ (theo phụ hệ) vì thế được xem là quan trọng. Mẹ là bên ngoại cho ta thân thể làm người, vì thế mà phải trân quý. Thầy là người cho ta hiểu biết nên phải biết kính mến.
 
Last edited by a moderator:
D

depvazoi

Truyền thuyết về ngựa

Xuân Giáp Ngọ đã đến, năm nay là năm con ngựa nhưng có bạn nào biết các câu chuyện về ngựa không, hôm nay mình sẽ gửi đến một số câu chuyện về ngựa...

Ngựa là một loài vật gắn bó với người từ thuở khai thiên lập địa. Chúng có mặt trong cổ tích, truyền thuyết, huyền thoại và trong cả thực tế cuộc sống của con người. Từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim, đều có những chú ngựa dáng dấp oai hùng, thông minh, trung thành và hữu nghĩa với con người.

Nhân dịp năm Giáp Ngọ sắp đến, 2014, Tiền Lì Xì .com xin giới thiệu đến quý anh chị em những con ngựa nổi tiếng đã đi vào truyền thuyết.

1/ Ngựa sắt của Thánh Gióng

Thánh Gióng là câu chuyện rất thân thuộc với mỗi người dân Việt Nam, câu chuyện gợi nhắc về tinh thần yêu nước và hình tượng ngựa sắt khổng lồ, hí ra lửa tượng trưng cho sức mạnh vô song.

thanh-giong.jpg


Vào đời Hùng Vương thứ sáu, nước ta bị giặc Ân tràn đến xâm lược, cướp phá, quan quân chống cự không nổi. Vua rất lo ngại, cho người đi khắp chốn kêu gọi hiền tài ra cứu nước.

Quan quân đi qua làng, vừa mới cho loa gọi, liền xuất hiện một cậu bé tiếng nói sang sảng, tự xưng tên là Gióng. Cậu bé nói với sứ giả: - Ngài hãy mau về tâu Đức Vua, đúc ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, nón sắt mang đến cho ta, ta sẽ đánh tan giặc Ân !

Sứ giả về bẩm báo với Vua. Vua truyền lệnh đúc đủ thứ mà cậu bé đã yêu cầu. Khi các thứ đồ sắt đã đúc xong, Vua sai đem đến nhà Gióng. Gióng chỉ vỗ nhẹ vào mình ngựa một cái, ngựa sắt đã đổ gục ! Thợ rèn sợ hãi, vội về bẩm báo lại với Vua. Vua truyền đúc lại các thứ, nhưng phải nặng gấp mười lần.

Lúc đó, giặc đang đóng ở Trâu Sơn. Gióng cầm roi sắt, nhảy lên ngựa. Ngựa sắt hí một tiếng dài lanh lảnh, thét ra lửa lao đi như một mũi tên lửa dài đỏ cháy. Gióng vung roi sắt, xông vào đám giặc. Chúng bị chết như rạ. Tàn quân giặc giẫm đạp lên nhau mà chạy thục mạng.

Phá xong giặc, Gióng phi ngựa đến hướng núi Sóc Sơn, rồi từ từ bay thẳng lên trời.

2/ Bạc Long Mã của Phật Tam Tạng

Phật Tam Tạng sinh thời là người nhà Đường, tên là Trần Huyền Trang. Về sau, Trần Huyền Trang kết nghĩa huynh đệ với vua nhà Đường và đổi tên thành Đường Huyền Trang và nhận lời vua Đường sang Tây Trúc thỉnh chân kinh đạo Phật. Sau khi đã thỉnh được kinh Phật, Đường Huyền Trang thành Phật Tam Tạng và Dân gian vẫn hay gọi là Đường Tam Tạng.

2-tam+tang-tien+hinh+con+ngua+3.jpg


Ngựa Bạch Long nói tới đây là chú ngựa đã phò Đường Tăng Tam Tạng sang đến xứ Tây Trúc để thỉnh kinh.

Theo Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, khi Đường Tăng cưỡi một con ngựa trắng cùng các đồ đệ đi đến một vùng núi sông hiểm trở, gặp phải một con rồng trắng, đang lúc bụng đói, đã ăn mất con ngựa trắng của Đường Tăng. Tôn Ngộ Không tức giận đã chiến đấu và chiến thắng con rồng nọ. Trong khi sắp ra tay kết liễu con rồng, thì Bồ Tát hiện ra ngăn cản, và hóa thân con rồng thành một con ngựa trắng giống hệt con ngựa mà rồng đã ăn thịt. Bồ Tát gọi đó là ngựa Bạch Long, tặng cho Đường Tăng để tiếp tục đi thỉnh kinh.

Truyện Tây Du Ký cũng có nói, tiền thân của rồng trắng là Ngao Nhuận, Thái tử của Long Vương Tây Hải. Một hôm chơi nghịch lửa, Ngao Nhuận làm cháy viên ngọc Minh Châu của Ngọc Hoàng Thượng Đế, nên bị đày xuống trần gian dưới lốt một con rồng trắng.

3/ Ngựa Bạch Mã của thái tử nước Tây Hạ


Theo truyền thuyết, Thái tử Tây Hạ (một nước nhỏ phía tây Trung Quốc đời Tống) là Nguyên Hạo, sau ngày đi nghị hòa với nước Thổ Phồn, lúc trở về thì bị quân nước này mai phục mưu sát. Ngựa Bạch Mã khi đến nơi có mai phục đã hí vang trời, chổng hai vó trước lên cao, không chịu đi tiếp. Nguyên Hạo đành phải rẽ đi lối khác, nhờ đó tránh được hiểm nguy.


4/ Ngựa Bạch Long của Triệu Vân ( Triệu Tử Long), danh tướng thời Tam Quốc


Được biết đến như một chiến binh vĩ đại, Triệu Vân hội tụ đủ các bản chất của những anh hùng trong thời đại ông. Mặc dù Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung chỉ đặc biệt miêu tả Triệu Vân võ công cao cường, thực ra ông còn đáng được ngưỡng mộ bởi tài thao lược khôn khéo, lòng trung thành tận tụy và tính cách thẳng thắn, sự dũng cảm phi thường. Chính Triệu Vân đã dám đứng ra can gián Lưu Bị tiến đánh Đông Ngô để trả thù bằng những lý do sáng suốt.

35-7e105.jpg


Bạch Long Mã của Triệu Tử Long không được sánh ngang với Xích Thố hay Đích Lô nhưng đây là con ngựa đẹp đẽ và mạnh mẽ cũng chẳng kém, nó đã giúp Triệu Tử Long lập nên nhiều chiến công hiển hách.


5/ Ngựa Chuy

Đó là con chiến mã của Sở Bá vương Hạng Vũ ( có nơi gọi là Hạng Võ ), đã theo chủ nam chinh bắc chiến suốt cuộc đời. Sau khi đại bại dưới tay Hán vương Lưu Bang, Hạng Vũ dùng kiếm tự đâm cổ chết. Ngựa Chuy thấy chủ đã không còn, liền nhảy xuống sông Ô Giang tự tử. Thật là một chú ngựa trung nghĩa đáng khen !

6/ Ngựa Xích Thố

32-7e105.jpg


Người Trung Quốc có câu “Anh hùng có Lã Bố, tuấn mã có Xích Thố”. Xích Thố được xem như một trong những “thần mã” (ngựa thần) của lịch sử Trung Quốc.

Những miêu tả về Xích Thố qua nhiều đời đã mang đậm màu sắc thần thoại với nhiều ước lệ mà người Trung Quốc gắn cho con ngựa thần nổi danh sử sách thời Tam Quốc: Mình ngựa Xích Thố dài một trượng, cao tám thước, lông đỏ rực, ngày đi ngàn dặm, trèo đèo lội suối như đi trên đồng bằng.

Ngựa Xích Thố từng qua tay nhiều chủ. Chủ nhân đầu tiên của Xích Thố là Đổng Trác, tướng nhà Đông Hán. Sau vì muốn thu phục Lã Bố, Đổng Trác đã đem tặng ngựa Xích Thố cho Lã Bố. Khi Lã Bố bị Tào Tháo giết, ngựa Xích Thố lại về tay Tào Tháo.

Người chủ cuối cùng của Xích Thố là Quan Vân Trường. Tào Tháo muốn thu phục Quan Vân Trường đã bắt chước Đổng Trác tặng tuấn mã cho anh hùng nhưng Quan Vân Trường nhận Xích Thố chỉ vì nóng lòng muốn tìm được người anh em Lưu Bị và tuyệt nhiên không vì được tặng ngựa quý mà nảy sinh lòng phản trắc.

Sau này, khi Quan Vân Trường chết, Xích Thố lại rơi vào tay một tướng khác là Mã Trung nhưng lần này nó không ngoan ngoãn để mình bị trao tay thêm lần nữa, ngựa Xích Thố đã tuyệt thực để đi theo Quan Vân Trường. Có lẽ đây chính là vị chủ nhân mà Xích Thố đã chờ đợi, tìm kiếm bấy lâu, giờ Quan Vũ chết, nó không còn muốn phục tùng ai khác nữa.

Chính vì hành động tuyệt thực này mà ngựa Xích Thố được người đời sau nhắc đến như một thần mã, bởi nó không chỉ là tuấn mã mà còn biết sống có nghĩa có tình, trung thành với chủ.
 
D

depvazoi

Sự tích bánh chưng, bánh dầy

images


Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.

Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. cổ tích việt nam

Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.

Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.” cổ tích

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18. truyện việt nam

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.
 
D

depvazoi

Các bạn có biết vì sao cây đào và cây mai là 2 loại cây đặc trưng nhất cho 2 miền Bắc Nam nước ta không? 2 câu chuyện hôm nay sẽ giúp các bạn lí giải câu hỏi trên.

Sự tích hoa đào miền Bắc

1295796314_hoa-dao-ngay-tet-phong-thuy.jpg

Ngày xưa, trên ngọn núi Sóc Sơn có một cây đào rất to, trên cây đào có hai vị thần cai quản, một vị tên là Trà, vị kia tên là Uất Lũy. Hai vị thần này có năng lực xua đuổi tà ma nên xung quanh vùng không có ma quỷ nào dám xâm phạm nên cuộc sống người dân nơi đây quanh năm luôn được an bình và sung túc. Nhưng cứ đến ngày cuối năm, hai vị thần này phải về chầu trời nên ma quỷ lại đến quấy phá cư dân trong vùng.

Sau khi quay về, nghe người dân báo lại sự việc, hai vị thần căn dặn người dân: Từ nay về sau, khi đến dịp cuối năm chúng ta về chầu trời, các người hãy bẻ nhánh cây đào có hoa mang về cắm trong nhà, ma quỷ thấy cây hoa đào, tưởng có chúng ta ở đấy nên sẽ không đến quấy phá nữa. Thế là người dân nghe lời hai vị thần, cứ đến ngày cuối năm lại bẻ nhánh đào mang về nhà cắm trong lọ để trừ tà đuồi ma. Có người thì nhổ cả cây mang về trồng trong nhà để mong là quanh năm sẽ không bị tà ma quấy phá.



Sự tích cây mai miền Nam

1295796341_hoa-mai-vang-ngay-te-phong-thuy.jpg

Ngày xưa có một cô gái tên Mai con một người thợ săn vốn rất gan dạ và can đảm. Năm lên mười bốn, cô gái đã được cha đào luyện trở thành một nữ hiệp sĩ vô cùng tài giỏi và tinh thông võ thuật. Lúc ấy có một con yêu tinh đến quấy phá một làng nọ, dân làng treo giải ai giết được yêu tinh sẽ được thưởng trọng hậu. Thế là hai cha con lên đường giết yêu tinh. Sau khi giết được yêu tinh trở về, danh tiếng của hai cha con vang dội và truyền rao khắp nơi. Vài năm sau người cha lâm bệnh nặng và sức khỏe ngày một yếu đi. Còn cô con gái thì đã bước qua tuổi mười tám, sức khỏe càng tăng lên gấp bội, võ thuật càng ngày càng tinh thông. Năm ấy yêu tinh rắn lại xuất hiện ở một vùng nọ và dân làng đến khẩn khoàn hai cha con đi giết yêu tinh. Trước khi con gái lên đường, người mẹ may cho cô một bộ đồ gấm màu vàng rất đẹp và cô gái hứa ngày trở về sẽ mặc bộ đồ vàng ấy cho mẹ nhìn thấy cô từ xa. Sau đó hai cha con trèo non lội suối tìm cho ra yêu tinh để tiêu diệt nó. Người cha vì sức yếu nên không phụ giúp được gì để cô con gái một mình chống chọi với yêu tinh. Nhưng cuối cùng cô gái cũng giết được nó. Nhưng rủi thay, trước khi chết, con yêu rắn đã vùng dậy dùng đuôi quấn và xiết chết cô gái.

Cảm thương trước tấm lòng hiệp nghĩa của cô gái cũng như sự khóc lóc van nài của người mẹ tội nghiệp nên ông Táo trong nhà đã khẩn khoản xin Ngọc Hoàng cho cô gái được sống lại và trở về với gia đình trong chín ngày. Thế là từ đó, cô gái được trở về nhà trong hình hài nguyên vẹn với gia đình trong chín ngày (từ 28 tháng Chạp cho đến mồng 6 Tết thì biến mất). Về sau khi cha mẹ và người thân của cô gái mất hết, cô gái không trở về nhà nữa mà hóa thành một cây hoa mọc bên ngôi miếu mà người dân đã lập nên để cúng bái cô. Thấy cây hoa lạ mọc lên bên miếu và cứ trổ hoa vàng suốt chín ngày Tết nên dân làng lấy tên cô gái đặt cho cây hoa ấy là cây hoa mai và chiết nhánh mang về trồng khắp nơi để trừ tà đuổi quỷ, mang lại may mắn cho gia đình mỗi độ xuân về, năm hết tết đến.
 
D

depvazoi

Những nước cùng đón Tết cổ truyền với Việt Nam

Hòa chung không khí rộn ràng chào đón Tết Nguyên đán ở Việt Nam, bạn có biết những quốc gia nào cũng có phong tục đón Tết âm lịch giống chúng ta không? Chuyên mục xin chia sẻ cùng các bạn một số những phong tục đón Tết âm lịch của những quốc gia đó nhé!



Trung Quốc:


tet-chau-a-tq1.jpg

Người dân Trung Quốc có nhiều món ăn truyền thống ngày Tết, ví dụ như sủi cảo, hoành thành, mì, bánh trôi nước. Ăn bánh hoành thánh trong năm mới sẽ có ý nghĩa là “đầu tiên”. Ăn mì sẽ có ý nghĩa là “trường thọ”… Các món bánh truyền thống đều mang những ý nghĩa khác nhau với hy vọng gia đình sẽ mừng đón được nhiều điềm lành trong năm tới.

Ở một số khu vực, dân địa phương còn có một phong tục ngộ nghĩnh khi gói sủi cảo. Họ lấy một vài đồng tiền xu rửa sạch rồi gói vào trong nhân bánh. Người nào ăn trúng những cái bánh có đồng tiền xu thì người đó sẽ gặp nhiều may mắn trong năm tới. Phong tục ăn trúng bánh có đồng tiền xu trên còn được gọi là “nhai tài lộc”.


Hàn Quốc:

nguoi-han-mac-ao-truyen-tho.jpg

Tết Nguyên Đán ở Hàn Quốc là một trong hai lễ hội lớn nhất trong năm cùng với Tết Trung Thu. Câu chúc Tết phổ biến của người Hàn Quốc là: “Say hay boke-mahn he pah du say oh”, có nghĩa “Mong nhiều phúc lành năm mới sẽ đến với bạn”.

Giống Việt Nam, năm mới ở Hàn Quốc chính thức bắt đầu tính từ 1/1 âm lịch nhưng trên thực tế, không khí Tết đã tràn ngập từ những ngày cuối năm.Vào ngày 30 Tết, các gia đình đều đã dọn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Buổi tối trước giao thừa, họ thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Các thanh tre được đốt trong nhà lúc giao thừa để xua đuổi tà ma. Đêm giao thừa không ai ngủ vì theo truyền thuyết, nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy. Trong những ngày này, nhà nào cũng treo Bok jo ri (cái xẻng bằng rơm dùng hốt thóc gạo rơi vãi) ngoài cửa với mong muốn nhận được phúc lộc quanh năm.

Niềm vui ngày Tết ở Hàn Quốc không thể trọn vẹn nếu thiếu bánh tteokguk (canh bánh gạo). Canh được làm bằng cách nấu nhiều lát bánh gạo với niềm tin sẽ đem lại nhiều may mắn trong tương lai.

Vào những ngày Tết, mọi người đều mặc trang phục truyền thống Hanbok hoặc chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất đề hành lễ thờ cúng tổ tiên.Với trẻ em Hàn Quốc, Tết còn là dịp chúng được thỏa sức tham gia vào các trò chơi dân gian tổ chức tại những nơi công cộng như: kéo co, thả diều, bập bênh, yutnori (di chuyển các quân cờ trên bàn cờ, lấy gậy làm xúc xắc), tubo (ném mũi tên vào bình), jegichagi (đá cầu)…


Hồng Kông:

Người Hồng Kông cũng đón Tết âm lịch cổ truyền giống như Việt Nam. Tết âm lịch ở Hồng Kông được tổ chức với rất nhiều các hoạt động:

Hội chợ hoa đón mừng năm mới: Hội chợ hoa kéo dài từ 25 đến 30 Tết âm lịch. Hội chợ này cũng sẽ không thể thiếu những loại cây quen thuộc của mùa xuân như ở các chợ hoa Việt Nam. Bởi đối với người châu Á, đó chính là biểu tượng cho những gì tốt đẹp và may mắn nhất trong năm mới. Trong số đó phải kể đến, cây quất, thủy tiên và mẫu đơn tượng trưng cho sự thịnh vượng và may mắn, cây đào tượng trưng cho vẻ đẹp lãng mạn mang tính truyền thống, cây quýt giúp mang lại cho người mua những mối quan hệ bền vững và cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, con cháu đề huề.

Lễ hội pháo hoa:Sẽ có một lễ hội bắn pháo hoa rực rỡ diễn ra tại cảng Victoria giữa khu Wan Chai và khu Tsim Sha Tsui trong những ngày đầu tiên của năm mới - bản hòa tấu của các loại ánh sáng từ vô số những tòa nhà chọc trời rực rỡ trong đêm cùng những con thuyền đẹp như cổ tích trong không gian rất nên thơ của cảng Victoria.

Lễ hội đua ngựa đầu xuân: Theo quan niệm của người Hồng Kông, việc đến xem đua ngựa và đặt cược cho những con ngựa mà mình yêu thích được coi là sẽ đem lại may mắn trong dịp năm mới.


Nhật Bản:

Ở Nhật Bản, năm mới gọi là Oshogatsu, là dịp tụ họp gia đình nên tất cả cừa hàng, văn phòng, cơ quan đều đóng cửa. Người Nhật tổ chức ngày lễ mừng năm mới cũng vào ngày 1/1 dương lịch như các dân tộc khác nhưng đồng thời, họ vẫn giữ niềm tin theo đạo Shinto của mình. Trước cửa nhà và cửa hàng mọi người thường trang trí Kadomatsu ( chậu cây thông và tre – một dạng cây để chưng ngày tết như ở Việt Nam có cây Mai và Đào) hoặc shimenawa (một dạng dây thừng rơm, thường được treo trước cửa đền thần đạo) – đây là một phong tục bắt nguồn từ đạo Shinto, đó là biểu tượng của niềm vui và sự may mắn. Khi năm mới bắt đầu, người Nhật sẽ cười thật to vì như thế may mắn sẽ tới với họ.

Trong năm mới khi gặp nhau, người ta thường cười to với hy vọng sẽ vui vẻ quanh năm. Để xua tan mọi điều xui xẻo trong đêm giao thừa, người Nhật thường rung chuông 108 lần. Tết ở Nhật Bản kéo dài tới 2 tuần.

Sau tiếng chuông nhà chùa ngân vang đón thời khắc giao thừa, việc đầu tiên là đi chùa hoặc đền, sau đó trờ về nhà dùng Osechi – món ăn truyền thống cùng với gia đình. O-sechi thường để dâng lên thần linh Shinto với mong muốn thần linh sẽ mang đến hạnh phúc cho gia đình. O-sechi được giữ nguyên trong 1 tuần suốt Năm mới.


Lào:

Tết đón năm mới của các bộ tộc Lào là Bun-gu-may (quen gọi là Tết buộc chỉ cổ tay hay Tết té nước). Tết Bun-gu-may được tổ chức trong ba ngày 13, 14, 15 tháng 4 dương lịch. Trong những ngày Tết, mọi người gặp nhau vui vẻ chúc Tết bằng cách buộc những sợi chỉ bằng bông hay len có màu xanh, hồng vào cổ tay nhau. Trong suốt ba ngày tết ai có nhiều chỉ buộc cổ tay được coi là người sẽ gặp may mắn cả năm.Tiếp theo là tục té nước thơm cho tượng phật, sư sãi và bạn bè người thân. Người ta càng vui càng té nhiều nước. Một số nơi, người dân Lào còn làm lễ phóng sinh cho chim, cá, rắn... và coi đó là một trong những việc thiện đầu năm mới.


Campuchia:

tet-chau-a-cpc1.jpg

Người Campuchia lấy ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để tính niên đại, vì vậy từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 4 năm dương lịch là thời gian diễn ra Tết đón năm mới (Tết Choi Chơnăm Thmay - hay Tết Núi Cát).Trong dịp tết, các đền chùa thường treo cờ ngũ sắc và cờ trắng hình cá sấu của đạo Phật. Trước khi đón năm mới, mọi nhà đều dựng bàn thờ để đón ông bà tổ tiên, trên bàn thờ thường thắp 5 nén nhang, 5 đèn cầy. Và các gia đình đều làm 5 núi cát, có nơi người ta không đắp bằng cát mà đắp bằng trái cây, các loại bánh hoặc những chẽn lúa...

Ngày đầu năm mới, mọi người trong nhà đều ngồi xếp chân một phía trước bàn thờ, chắp tay vái cầu nguyện Phật trời để xin tận hưởng phước lộc. Sau đó họ ăn mặc sặc sỡ để đến chùa dự lễ, nghe sư đọc kinh cầu nguyện, tưới nước thơm vào tượng phật, sư sãi, dâng các loại bánh ngon lên ông bà cha mẹ, để chúc thọ và báo hiếu..


Thái Lan:

hieuptsongk2004-33.jpg

Người Thái Lan gọi ngày Tết cổ truyền mừng năm mới là Songkran.Ngày Tết được tổ chức từ ngày 13-15/4 để đón năm mới. Đây là thời điểm người Thái tỏ lòng kính trọng với Đức Phật, dọn dẹp nhà cửa, té nước vào người cao tuổi nhằm tỏ lòng tôn kính. Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều cuộc diễu hành, thi sắc đẹp được tổ chức. Ngoài ra, người ta còn nấu các món ăn truyền thống và mặc các trang phục nhiều màu sắc. Đặc biệt, trong tết Songkran, người dân sẽ té nước lên nhau bằng xô, súng phun nước, bóng...những người càng được té nhiều nước càng may mắn.


Triều Tiên:


Năm mới ở Triều Tiên gọi là "Nguyên nhật”, đúng vào ngày mồng 1 tháng Giêng âm lịch. Đêm 30 Tết, mọi nhà lấy nước quét dọn trong nhà ngoài hiên, treo câu đối Tết, tranh Tết, làm cơm Tết và may quần áo Tết. Sáng sớm ngày mồng 1, già trẻ gái trai trong trang phục mới, trước là hành "trà lễ” khấn vái tổ tiên, sau đó các bề dưới chúc Tết bề trên. Bề trên đáp lễ bằng việc mời cơm Tết. Còn bạn bè thân thiết thì cùng chúc tụng nhau. Những tập tục này rất giống với Trung Quốc. Nhưng ở Triều Tiên còn có hai hoạt động đặc thù:một là "đuổi quỉ', hai là "đốt tóc". Để “đuổi quỉ", họ bện một người nộm bằng rơm, nhét tiền vào trong ruột, sáng sớm mồng 1 Tết đem vứt ra ngã tư đường với ý tống khứ ma quỉ, nghênh đón điều tốt lành. Hai là "đốt tóc": họ đem tóc rụng hàng ngày được giữ trong một hộp trang điểm, đợi đến xế chiều mồng 1 vứt ra cửa để trừ tà, xua đuổi dịch bệnh và cầu bốn mùa bình an. Trong dịp Tết, mọi người thường ăn một loại cơm gọi là "cơm thuốc". Trước hết họ hấp qua gạo nếp, sau đó trộn thêm mật ong, hạt dẻ, táo, nhân hạt tùng, mỡ, tương vv...rồi hấp chín. Người Triều Tiên từ xa xưa đã coi mật là thuốc nên đã gọi loại cơm này là cơm thuốc. Loại cơm này dùng để đãi khách và cúng tổ tiên. Được biết ai ăn loại cơm này sẽ được sống sung túc và ngọt ngào.

com-thuoc.jpg

Món "cơm thuốc" không thể thiếu trong ngày Tết của người Triều Tiên​


Singapore:

chinesenewyear-in-sing.jpg

Người Singapore rất coi trọng việc vui đón Tết Nguyên đán Âm lịch cổ truyền. Điều dễ hiểu, vì gần 80% dân số của quốc đảo Sư tử này là người Hoa hoặc liên quan đến gốc Hoa, số còn lại là người Mã Lai (14%), người Ấn Độ (8%)… cũng là dân Đông Á nên đều chung vui loại tết này.

Diễn ra cùng thời điểm với Tết Nguyên đán của người Việt Nam. Tết Âm lịch ở Singapore cũng như hàng năm đều tổ chức Lễ hội Mùa xuân với nhiều hoạt động văn hoá khác nhau, song để chào đón năm mới thường có 3 sự kiện nổi bật được nhiều người quan tâm nhất là Lễ hội Hoa đăng Mừng năm mới, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ diễu hành Chingay cùng nhiều hoạt động đặc sắc khác, đưa toàn bộ đảo quốc sư tử vào không khí hội hè kéo dài suốt hơn một tháng, từ tháng 1 đến ngoài trung tuần tháng 2 dương lịch hàng năm (tương ứng với khoảng thời gian âm lịch từ tuần cuối tháng chạp (12) năm cũ cho đến ngày 15 mà Việt Nam vẫn gọi là rằm tháng Giêng)


Mông Cổ:

mam-co-2.jpg

Ngày tết cổ truyền âm lịch ở Mông Cổ được gọi là tết Tsagaan Sar hoặc tết Tháng Trắng. Đây là 1 trong 2 ngày tết quan trọng nhất và được chờ đợi nhất ở nước này (ngày tết còn lại là tết Naadam vào tháng 7). Ngày tết này được tính theo lịch Tây Tạng. Đối với người Mông Cổ, Tsagaan Sar không chỉ là một ngày lễ cổ truyền báo hiệu kết thúc một mùa đông dài và lạnh lẽo để đón chào một mùa xuân mới, mà nó còn là thời điểm cho việc quây quần sum họp gia đình và thắt chặt những mối quan hệ trong xã hội.

Vào ngày đầu năm mới, ai nấy dậy sớm trước khi mặt trời mọc, mặc quần áo mới, nhóm lửa.Rồi mọi người ăn bánh bao hấp và uống Airag (sữa ngựa lên men) và tặng quà lẫn nhau. Họ sang nhà bên cạnh, bắt đầu thăm người lớn tuổi trước và chúc Tết những người hàng xóm.



 
D

depvazoi

Các thành ngữ, tục ngữ, điển tích, điển cố Đông Tây nói về ngựa



- Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn: Cần phải có bạn bè, có bạn, sống cùng tập thể.

- Ngựa hay lắm tật: Ám chỉ người có khả năng trí tuệ đặc biệt xuất sắc, thường có khuyết tật hay thói xấu. Không có gì hoàn hảo được.

- Ngựa Hồ chim Việt:
Cổ thi có câu:
Hồ Mã tê Bắc phong (Ngựa Hồ hí gió bấc)
Việt điểu sào Nam chi (Chim Việt đậu cành Nam)

Đất Hồ ở phương Bắc có lắm ngựa quý, nước Việt ở phương Nam có nhiều chim lạ. Ngựa Hồ chim Việt khi đưa vào Trung Quốc vẫn nhớ nước cũ. Thơ văn của ông cha ta hay nhắc đến điển tích này, ví như Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Thiện có câu:
Người nhìn kẻ lại trông theo,
Ngựa Hồ chim Việt nhiều điều nhớ nhau

- Ngựa hươu thay đổi: Đổi trắng thay đen để dò lòng người.
Ngựa hươu thay đổi như chơi
Giấu gươm đầu lưỡi thọc dùi trong tay. (Cao Bá Nhạ)

- Ngựa le te cũng đến bến Giang-
Voi đủng đỉnh cũng sang qua đò
: Không nên vội vàng hấp tấp, rồi đâu sẽ vào đấy

- Ngựa lồng cóc cũng lồng: Chỉ sự đua đòi bắt chước một cách lố bịch kệch cỡm.

- Ngựa nào gác được hai yên: Cái gì cũng có giới hạn và mức độ của nó.

- Ngựa non háu đá: Chỉ kẻ trẻ tuổi non nớt nhưng hung hăng, ham đối chọi, hay khiêu khích.

- Bóng ngựa qua cửa sổ: Bóng ngựa hay bóng câu (Bạch câu có nghĩa là con ngựa non sắc trắng) lướt qua khe cửa là nhằm để chỉ sự trôi nhanh của thời gian. Do câu nói của Trang Tử: "Nhân sinh thiên địa chi gian, nhược bạch câu chi quá khích, hốt nhiên chi dĩ" (nghĩa là: Người ta sống trong khoảng trời đất, cũng giống như bóng ngựa trong lướt qua khe cửa, trong chốc lát mà thôi).
Sách Hán thư cũng chú thích rằng Bạch câu là con ngựa non, dùng dể ví với sự lướt nhanh của bóng mặt trời, bóng nắng của thời gian.

- Ngựa quen đường cũ: Ngoan cố, chứng nào tật ấy, không chịu sửa chữa khuyết điểm.

- Ngựa chẳng cưỡi, cưỡi bò
Đường ngay không chạy, chạy dò đường quanh
: Chê người làm khác đời, để tự gây cho mình những khó khăn.

- Cầu xe ngựa: Tư Mã Tương Như người đời Hán (Trung Quốc) khi còn hàn vi đi qua cái cầu ở phía Tây Trường An, ghi một hàng chữ vào cột câu: "Nếu ta không ngồi xe cưỡi ngựa thì không trở lại cầu này". Sau cầu xe ngựa chỉ quyết tâm mưu cầu sự vinh hiển.

- Con ngựa thành Troa: Theo thần thoại Hy Lạp, quân Hy Lạp muốn chiếm thành đã dùng một con ngựa gỗ, trong bụng có chứa rất nhiều quân mai phục, rồi đánh lừa quân thành Troa đưa vào thành. Đêm đến, quân Hy Lạp từ trong bụng ngựa chui ra mở cửa thành, đốt lửa làm ám hiệu cho đại quân mở cửa vào thành. Thành Troa bị hạ. Sau này trong văn học, điển tích: "Con ngựa thành Troa" chỉ một việc làm có nội ứng, hay một bề ngoài đẹp đẽ nhưng bên trong chứa đầy âm mưu.

- "Cưỡi lên Pêgaxơ" hoặc "Thắng yên cương vào Pêgaxơ": Theo thần thoại Hy Lạp, Pêgaxơ là con ngựa có cánh do ác quỷ Mêđuxa sinh ra. Pêgaxơ thường xuống ngọn núi Hêlicôn, ngọn núi của các nàng Muxa (các nữ thần nghệ thuật) và uống nước ở suối Híppôcren. Con suối mà theo người xưa kể: Các nhà thơ thường đến du ngoạn. Cưỡi lên ngựa Pêgaxơ hoặc Thắng yên cương vào Pêgaxơ là để chỉ cảm hứng sáng tác thơ ca nghệ thuật. Con ngựa Pêgaxơ bất kham: để chỉ một nhà thơ tồi.

- Ngựa tái ông: Xưa có một ông già mất một con ngựa. Người ta đến chia buồn, ông bảo: Chưa chắc đã là điều không hay. Ít lâu sau con ngựa trở về lại dắt theo một con ngựa khác. Người ta đến mừng, ông bảo: Chưa chắc đã là điều hay. Quả nhiên, con trai ông tập phi ngựa bị ngã què chân. Người ta lại đến hỏi thăm, ông bảo: chưa chắc đã là điều bất hạnh. Một thời gian sau có chiến tranh, thanh niên trai tráng phải ra trận, riêng con ông được ở nhà vì què chân. Từ đấy điển tích "Con ngựa tái ông" chỉ họa phúc khôn lường, được không nên mừng, mất không nên lo.
Ngựa tái ông họa phúc biết về đâu.
(Huỳnh Thúc Kháng)

- Da ngựa bọc thây: Theo Hậu Hán thư Mã Viện đã trả lời Hán Quang Vũ: "Đại trượng phu nên chết ở nơi biên giới, chốn chiến trường, lấy da ngựa bọc thây mà chôn, chứ sao lại có thể nằm trên giường, trong tay bọn đàn bà, trẻ con mà được ư?" ý nói về chí khí của kẻ làm trai, như Chinh Phu ngâm có câu:
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao

- Ngựa Xích thố: Ngựa Xích thố là ngựa có sắc lông đỏ, tượng trưng cho ngựa qúy. Trong truyện "Tam quốc diễn nghĩa", có con ngựa xích thố nổi tiếng của Quan Công do Tào Tháo tặng, đã đưa Quan Công vượt qua năm cửa ải, chém sáu tướng. Ngựa Xích thố giỏi chiến trận và trung thành với chủ, chỉ có Quan Công và trước Quan Công là Lã Bố là dùng được nó thôi, khi Quan Công chết, Xích thố cũng buồn bã mà chết theo. Nó nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, đến nỗi hàng ngàn năm sau khi nó chết, cứ có con ngựa lông đỏ nào hay, người ta lại cho đó là con Xích thố.

- Ngựa trắng có cánh: Trong thần thoại Hy Lạp, hình ảnh con ngựa trắng có cánh và biết bay, tượng trưng cho cảm hứng trong sáng tạo và thi ca.

- Thẳng ruột ngựa: Khi nói về tính tình của một con người bộc trực, thẳng thắn, nghĩ sao nói vậy, không giấu giếm... người ta hay ví với câu "thẳng như ruột ngựa". Đó là do sự quan sát trực quan về cơ sở giải phẫu cơ quan tiêu hóa của ngựa mà người ta đã đi tới sự so sánh ví von đó. Ngựa là con vật hay ăn cỏ như trâu bò, nhưng dạ dày ngựa thuộc loại dạ dày đơn không có nhiều ngăn. Ruột ngựa rất dài, đặc biệt là đoạn nối ruột non với dạ dày còn gọi là manh tràng đoạn này dài tới một mét, thẳng và to. Ruột ngựa thẳng đã được xem là một đặc điểm đối chứng với tính chất cong mang ý nghĩa biểu thị tính tình của con người. Người thẳng ruột ngựa được xem là người tốt, mộc mạc, không lất léo, không có ác tâm.

- Kiếp ngựa trâu: Trong ý thức dân gian, ngựa và trâu thường được coi là biểu tượng của những thân phận thấp hèn, gắn liền với sự lao động cực nhọc (cho nên còn có cách nói khác: thân trâu ngựa). Vì vậy, kiếp ngựa trâu thường được dùng trong dân gian để chỉ thân phận nô lệ, bị áp bức.

- Lên xe xuống ngựa: Xe và ngựa là những phương tiện giao thông tân tiến của con người, thay thế cho sức đi bộ. Thành ngữ: lên xe xuống ngựa biểu tượng cho sự thay thế tân tiến đó và dần dần nó còn là biểu tượng cho sự xung mãn của từng tầng lớp trên khá giả, thường là tầng lớp thống trị chuyên "ăn trắng mặc trơn, lên xe xuống ngựa"

- Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ: Câu này còn có thể nói: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. "Tàu" ở đây là từ chỉ chuồng để nuôi ngựa.
Dân gian đã mượn vật nuôi là con ngựa - một con vật vốn thân thiết với người để nói lên một cách sâu sắc một vấn đề về đạo lý con người. "Một con ngựa đau" - Hàm ý chỉ sự hoạn nạn cửa một cá thể. "Cả tàu không ăn cỏ" biểu thị sự sẻ chia của đồng loại. Câu thành ngữ đã nêu truyền thống tương thân tương ái, chia sẻ hoạn nạn của cộng đồng con người một cách cụ thể và hết sức có hình ảnh.

- Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã: Câu tục ngữ có nguồn gốc Hán - Việt: ngưu = trâu, mã = ngựa, tầm = tìm. Nghĩa của nó là: trâu tìm trâu, ngựa tìm ngựa. Nhằm đúc kết một kinh nghiệm trong cuộc sống có giá trị như là một chân lý về quan hệ giữa người với người: người tốt sẽ tìm đến người tốt để làm bạn thân. Cũng như vậy kẻ xấu sẽ tìm gặp kẻ xấu để kết bè kéo cánh, cùng hội cùng thuyền với nhau.

- Vành móng ngựa: Vành móng ngựa là biểu tượng cho tòa án nói riêng và cho pháp luật nói chung. Do đó, khi nói trước vành móng ngựa cũng có nghĩa là trước tòa án, trước pháp luật.

Vậy vành móng ngựa có liên quan gì với tòa án, pháp luật? Số là, trước đây ở La Mã, nhà nước xử tội, trừng trị phạm nhân thường dùng ngựa để xé xác hoặc giày xéo lên thân thể của họ. Cách xử tội bằng voi giày ngựa xéo này thể hiện sự nghiêm minh và hà khắc của pháp luật. Về sau, người ta mới lấy vành móng ngựa để làm biểu tượng cho sự uy lực và nghiêm khắc của tòa án. Thành ra, trong các phiên tòa các bị cáo đều phải đứng vào vành móng ngựa dành riêng cho họ. Vành này được tạo dáng giống hình cái móng ngựa, do đó mới được gọi là vành móng ngựa. Thành ngữ trước vành móng ngựa, vì vậy dược hiểu là trước tòa án, trước pháp luật và chịu sự phán xử và trừng phạt của pháp luật.
 
D

depvazoi

Táo quân 2014

[YOUTUBE]uw3YKF0MfQg[/YOUTUBE]​

Cũng như những năm trước, Táo quân không thể thiếu vắng ba nhân vật chủ chốt là Ngọc Hoàng và Nam Tào - Bắc Đẩu với diễn xuất của Quốc Khánh - Xuân Bắc - Tự Long. Ngay trong đêm ghi hình đầu tiên (19/1) tại Cung Văn hóa hữu nghị Hà Nội, nhiều người đã trầm trồ khen ngợi nhân vật "cô Đẩu" của Công Lý được chăm chút kỹ lưỡng từ trang phục tới khâu make-up... nên xinh xắn, duyên dáng hơn hẳn những năm trước.

1390182856-taoquan2014-langsao-eva--1-.jpg


1390182856-taoquan2014-langsao-eva--2-.jpg

Một nhân vật cũng rất đáng chú ý trên thiên đình là Thiên Lôi mặt đen. Nếu năm ngoái, ca sĩ Minh Quân thể hiện rất thành công Thiên Lôi răng vổ thì năm nay, nhân vật này do diễn viên Tiến Minh đảm nhận. Ca khúc Nơi tình yêu bắt đầu của anh cũng được chế lời cho nhân vật Táo Giao thông và Y tế tung hứng khiến khán giả cười té ghế.

1390182985-taoquan2014-langsao-eva--3-.jpg

Trong Táo quân 2014 còn xuất hiện nhân vật Ngọc Hoàng giả. Bởi Ngọc Hoàng xịn đau họng tới mức nói không thành lời, hai cố vấn Nam Tào - Bắc Đẩu quyết định thuê thằng Tèo trông xe dưới hạ giới đóng thế. Chính bởi sự thay đổi này, Ngọc Hoàng có nhiều đất diễn hơn và Quốc Khánh trở thành... nhân vật chính sau hơn 10 năm gắn bó cùng chuỗi chương trình này.

1390182856-taoquan2014-langsao-eva--4-.jpg

Trong thời gian huấn luyện Ngọc Hoàng, "Ngọc Hoàng" Tèo còn suýt nữa bị dìm đầu vào thùng nước. Nam Tào còn lôi "con mắt kính" ra dọa. Những màn tung hứng của các diễn viên khiến người xem nhớ tới vụ bảo mẫu bạo hành trẻ gây xôn xao dư luận thời gian qua.

1390182856-taoquan2014-langsao-eva--5-.jpg

Vai Táo Kinh tế vẫn được đạo diễn Đỗ Thanh Hải giao cho diễn viên Quang Thắng. Màn xuất hiện của nhân vật này ấn tượng không thua kém các Táo khác với kiệu 4 người kiêng và các vũ công múa bụng rất sexy.

1390182856-taoquan2014-langsao-eva--6-.jpg

Cách ăn vận của Táo Kinh tế Quang Thắng khiến người xem liên tưởng ngay đến trai đẹp bị trục xuất Omar. Táo Kinh tế còn nhảy múa tưng bừng với các vũ công nhưng màn trình diễn này bị cắt nửa vời khiến Nam Tào - Bắc Đẩu chưng hửng. Hỏi ra mới biết, Kinh tế "chỉ được mời tới giao lưu, muốn múa tiếp thì đưa thêm tiền". Tình tiết này khiến cả ngàn khán giả có mặt trong khán phòng bật cười và nhớ tới những lùm xùm hài hước ở hậu trường của lần trai đẹp Omar tới Sài Gòn cách đây không lâu. Táo Kinh tế không chỉ đóng vai trai đẹp bị trục xuất mà còn nhận mình đẹp như Kim Tan.

1390182856-taoquan2014-langsao-eva--7-.jpg

Quang Thắng cùng nhân vật Táo Kinh tế nhắc khéo khán giả về vụ mua ụ nổi của cựu giám đốc Dương Chí Dũng hay các doanh nghiệp thua lỗ khiến hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề. Không dừng ở đó, Táo này cũng đá xoáy nam ca sĩ được bạn trai tặng xe 4 tỷ, nữ ca sĩ khỏa thân...Tự Long được phân công đảm nhận vai Táo Giao thông thay Chí Trung và anh đã làm tròn nhiệm vụ của mình. Xuất thân là diễn viên chèo, anh khéo léo khoe sở trường trong những màn hát opera rồi nhạc chế... khiến nhân vật Táo Giao thông càng ấn tượng hơn...

1390182856-taoquan2014-langsao-eva--8-.jpg

... Tuy nhiên, câu chuyện của Táo Giao thông năm nay không nhiều mà chỉ loay hoay với việc dựng cầu vượt để "phủ xanh ngã tư trống" và nhận lỗi.

1390182856-taoquan2014-langsao-eva--9-.jpg

Táo Y tế của Vân Dung là nhân vật trọng điểm của Táo quân 2014. Cô xuất hiện tiền hô hậu ủng với cả binh đoàn mang kim tiêm. Lo lắng Nam Tào - Bắc Đẩu sẽ "chặt chém" mình, Táo Y tế còn mặc giáp, mang khiên rất chỉn chu.

1390182856-taoquan2014-langsao-eva--10-.jpg

1390182856-taoquan2014-langsao-eva--11-.jpg


Bên cạnh việc đấu võ với Nam Tào, hát Y tế xinh nhái theo ca khúc Con bướm xuân cùng Bắc Đẩu, nhân vật Táo Y tế cũng nhắc lại hàng loạt sự kiện đáng tiếc như tiêm nhầm vắc-xin, nhân bản giấy xét nghiệm hay y đức của cán bộ trong ngành... Chuyện đưa phong bì cũng được ê-kíp thực hiện chương trình Táo quân xoáy sâu nhưng đây là chủ đề khá cũ và từng được khai thác ở những chương trình trước đây.

1390182856-taoquan2014-langsao-eva--12-.jpg

Y đức quá kém, Táo Y tế bị nhấc bổng lên cao và hoảng hốt van xin, thú tội. Nhưng ngần đó vẫn chưa đủ với một người dân bình thường như Tèo trông xe. Lợi dụng chiếc áo Ngọc Hoàng đang mặc, Tèo trông xe nhất định đòi sa thải Táo Y tế khiến Nam Tào - Bắc Đẩu xanh mặt lo lắng.

1390182856-taoquan2014-langsao-eva--13-.jpg

Táo quân 2014 còn có sự xuất hiện của Táo Điện lực, Văn hóa, Giáo dục... Nếu Điện lực phân trần chuyện tăng giá điện hay xả lũ bừa bãi khiến người dân điêu đứng thì Văn hóa và Giáo dục lại không có nhiều đất diễn như mọi năm. Thay vì vào chầu và thanh minh, phân tích, họ chỉ được báo cáo thoáng qua ở phần cuối chương trình khi Ngọc Hoàng chân chính tái xuất và chấn chỉnh mọi chuyện.
 
Top Bottom