Vật lí [Event] THÔNG BÁO KẾT QUẢ VÒNG 1 - CUỘC THI VẬT LÍ THẬT THÚ VỊ

Dương Minh Nhựt

Cựu Phó nhóm Vật lí
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
2,299
4,069
546
25
Cần Thơ
Đại Học Cần Thơ
BTC chấm bài theo hình thức tự luận nhé mọi người nên BTC thấy mọi người đúng được ý nào thi BTC sẽ cho điểm. Nếu có thắc mắc hoặc khiếu nại liên hệ topic giải đáp nhé mọi người
 

Nguyễn Hương Trà

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
18 Tháng tư 2017
3,551
3,764
621
22
Du học sinh
Foreign Trade University
BTC chấm bài theo hình thức tự luận nhé mọi người nên BTC thấy mọi người đúng được ý nào thi BTC sẽ cho điểm. Nếu có thắc mắc hoặc khiếu nại liên hệ topic giải đáp nhé mọi người
phải cho đáp án thì bọn em mới thắc mắc được chứ ạ
 
  • Like
Reactions: Vũ Lan Anh

Linh Junpeikuraki

Học sinh gương mẫu
Thành viên
29 Tháng sáu 2018
1,992
2,111
321
Thái Bình
THPT
Hello các bạn, BTC xin đưa ra điểm số của các team như sau:

Team 1:
Câu 1: 0 điểm
Câu 2: 10 điểm
Câu 3: 8 điểm
=> Tổng 18 điểm
Team 2:
Câu 1: 10 điểm
Câu 2: 10 điểm
Câu 3: 9 điểm
=> Tổng 29 điểm
Team 3:
Câu 1: 0 điểm
Câu 2: 5 điểm
Câu 3: 5 điểm
=> Tổng 10 điểm
Team 4:
Câu 1: 10 điểm
Câu 2: 4 điểm
Câu 3: 3 điểm
=> Tổng 17 điểm
Team 5:
Câu 1: 9 điểm
Câu 2: 5 điểm
Câu 3: 8 điểm
=> Tổng 22 điểm
Team 6:
Câu 1: 0 điểm
Câu 2: 5 điểm
Câu 3: 9 điểm
=> Tổng 14 điểm
Team 7:
Câu 1: 9 điểm
Câu 2: 5 điểm
Câu 3: 0 điểm
=> Tổng 14 điểm
Team 8:
Câu 1: 8 điểm
Câu 2: 9 điểm
Câu 3: 10 điểm
=> Tổng 27 điểm
Team 9:
Câu 1: 10 điểm
Câu 2: 10 điểm
Câu 3: 8 điểm
=> Tổng 28 điểm
Team 10:
Câu 1: 5điểm
Câu 2: 10 điểm
Câu 3: 10 điểm
=> Tổng 25 điểm
Team 11:
Câu 1: 10 điểm
Câu 2: 10 điểm
Câu 3: 9 điểm
=> Tổng 29 điểm
Vinh danh team 2
@fsdfsdf @Trai Họ Nguyễn @Thiên Mộc Tôn @nguyễn Thành Nghĩa
 

Vũ Lan Anh

Học sinh gương mẫu
Thành viên
9 Tháng sáu 2018
1,330
2,521
331
Thái Nguyên
FBI-CIA
BTC chấm bài theo hình thức tự luận nhé mọi người nên BTC thấy mọi người đúng được ý nào thi BTC sẽ cho điểm. Nếu có thắc mắc hoặc khiếu nại liên hệ topic giải đáp nhé mọi người
Anh cho bọn em xem đáp án đi ạ!!
 
  • Like
Reactions: Dương Minh Nhựt

Dương Minh Nhựt

Cựu Phó nhóm Vật lí
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
2,299
4,069
546
25
Cần Thơ
Đại Học Cần Thơ
CHỦ ĐỀ: ĐÁP ÁN BÀI TEST
Đề 01: 1/ tại sao mặt trời có thể chiếu sáng cho trái đất mà nó không thể chiếu sáng cho các vì sao bị bao trùm bởi màu đen đặc quánh?
Câu trả lời
Ban ngày trái đất sáng rực rỡ là bởi các phân tử trong không khí và bụi có thể khúc xạ hoặc phản xạ ánh sáng mặt trời. Còn mặt trăng và các vì sao khác thì không có bầu khí quyển như vậy nên vẫn luôn bị tối.
2/Các ngôi sao trên trời thường có màu sắc khác nhau, vì sao vậy ?
Câu trả lời
Vì màu sắc của các sao khác nhau chứng tỏ bề mặt của chúng có nhiệt độ khác nhau. A'nh sáng nhìn có màu trắng nhưng thực ra gồm 7 màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Nhiệt độ của các sao càng cao thì thành phần màu lam trong ánh sáng của các sao càng nhiều và ta nhìn các sao đó có màu xanh lam. Nếu các sao có nhiệt độ càng thấp thì thành phần màu đỏ trong ánh sáng của chúng càng nhiều và ta nhìn chúng có màu đỏ.
3/Dấu chân của Neil Armstrong có in trên Mặt trăng mãi mãi hay không?
Câu trả lời
Không giống như trên Trái đất, Mặt trăng không bị gió hoặc nước xói mòn do thiếu không khí và nước trên bề mặt. Tuy nhiên, gió từ Mặt trời - một dòng các hạt tích điện tích - sẽ thay gió thường làm điều đó. Có nghĩa, dấu chân ấy sẽ biến mất theo thời gian.
Nhưng hiện tượng ấy sẽ không xảy ra một sớm một chiều. Dấu chân của Armstrong trên Mặt trăng sẽ tồn tại trong ít nhất 100 triệu năm tới cho đến khi các khối đá bị ăn mòn
Đề 02:
Câu 1: Hành tinh nào quay nhanh nhất trong hệ mặt trời?
Câu trả lời: Sao Mộc
Câu 2: Trong loạt phim Chiến tranh giữa các vì sao, máy bay chiến đấu TIE được đẩy bằng động cơ ion. Tuy những phi thuyền đó là giả tưởng, song động cơ ion thực sự đang hoạt động trên một vài tàu không gian ngày nay. Bạn hãy phân biệt đó là thực tế hay viễn tưởng và giải thích tại sao?
Câu trả lời:
Đúng
Đẩy tàu bằng ion từ lâu đã được đề cập đến trong nhiều tiểu thuyết viễn tưởng, nhưng trong những năm gần đây, người ta đã thử nghiệm thành công một số phi thuyền không người lái theo công nghệ này, như chiếc Deep Space 1 của NASA
Câu 3: Tại sao các nhà khoa học có thể để vệ tinh nhân tạo vận hành trên một quỹ đạo định trước?
Câu trả lời: Vấn đề then chốt là phải tính toán thật chính xác tốc độ và phương hướng của vệ tinh nhân tạo khi nó tách khỏi tên lửa và bắt đầu đi vào quỹ đạo. Tốc độ thông thường của vệ tinh nhân tạo khi đi vào quỹ đạo cần đạt từ 8-11 km/giây. Trong phạm vi này, tốc độ càng nhỏ quỹ đạo càng gần với hình tròn, tốc độ càng lớn quỹ đạo càng bẹt. Tốc độ lớn hay nhỏ quyết định chủ yếu do lực phóng và cấp số của tên lửa đẩy vệ tinh nhân tạo, lực phóng càng lớn, cấp số càng nhiều thì tốc độ càng lớn. Hướng bay của vệ tinh khi vào quỹ đạo chính là hướng bay khi tên lửa tách khỏi vệ tinh. Con người có thể khống chế được phương hướng bay của vệ tinh thông qua các tín hiệu điều khiển vô tuyến điện.
Như vậy con người có thể hoàn toàn điều khiển vệ tinh nhân tạo bay vào quỹ đạo định trước.
Muốn đưa vệ tinh vận hành trong quỹ đạo định trước là một vấn đề rất phức tạp. Mọi tính toán kể từ khi phóng tên lửa đến khi vào quỹ đạo định trước phải được nghiên cứu rất chạt chẽ tỉ mỉ. Ví dụ muốn đưa vệ tinh vào quỹ đạo có độ cao 250km nếu yêu cầu sai số không quá 10 km, thì tốc độ khi vào quỹ đạo chỉ được sai số dưới 2/10.000, sai số về góc độ phải dưới 2° (một vòng tròn là 360°). Nhưng loại vệ tinh có động cơ điều khiển theo mệnh lệnh từ Trái đất thì có thể thay đổi quỹ đạo cũ chuyển sang quỹ đạo mới. Loại vệ tinh này có tác dụng rất quan trọng trong quá trình ứng dụng khoa học kỹ thuật.

Bộ đề 03:
Câu 1: Hành tinh nào nhẹ nhất trong Hệ Mặt Trời?
Câu trả lời: Sao thổ
Câu 2: Không có lực hấp dẫn trong vũ trụ. Bạn hãy phân biệt đó là thực tế hay viễn tưởng và giải thích tại sao?
câu trả lời:
Giả tưởng
Nếu trong vũ trụ quả thực không có lực hấp dẫn, mặt trăng sẽ trôi ra xa khỏi trái đất, và toàn bộ hệ mặt trời của chúng ta sẽ giạt đi tứ phía. Quả thực lực hấp dẫn giảm dần theo khoảng cách, nhưng nó không bao giờ biến mất hoàn toàn, dù cho bạn có đi trong vũ trụ xa đến mấy. Các nhà du hành dường như trải qua cảm giác "không trọng lượng" vì họ luôn ở trong tình trạng rơi tự do xung quanh trái đất.
Câu 3: Vào thời điểm ngày 8 tháng 3 năm 1976 một trận mưa sao băng hiếm thấy đã rơi ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Theo ý kiến của các bạn hãy giải thích vì sao có mưa sao băng rơi?
Câu trả lời: Ban đêm ta thường thấy những ngôi sao băng lướt qua trên bầu trời, sản sinh hiện tượng sao băng này đa số đều là những sao có độ lớn rất nhỏ. Sao băng khi va chạm với không khí, bị ma sát nên bốc cháy, tạo thành than. Nếu sao băng tương đối lớn không cháy hết thì bộ phận còn lại sẽ rơi xuống gần mặt đất rồi vỡ ra, những mảnh đá to nhỏ rơi trên mặt đất trở thành vẫn thạch. Nếu vẫn thạch rơi tương đối nhiều thì gọi là mưa sao băng.
Ngày 8 tháng 3 năm 1976 một trận mưa sao băng hiếm thấy đã rơi ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc.
Khoảng ba giờ chiều hôm đó một ngôi sao khối lượng khoảng mấy tấn rơi xuống bầu trời của tỉnh Cát Lâm với tốc độ rất nhanh. Vì tầng không khí dày đặc nên ngôi sao bốc cháy, phát sáng hình thành một quả cầu lửa to. Quả cầu lửa rất nhanh phân thành hai, từ đông sang tây và gây ra một tiếng nổ rất lớn. Tiếng dội chưa dứt thì các vẫn thạch rơi xuống rào rào giống như một trận mưa.
Trận mưa sao băng ở Cát Lâm trên thế giới rất hiếm thấy. Đó là trận mưa có diện phân bố rộng, số lượng nhiều nhất và chất lượng lớn nhất xưa nay chưa từng gặp.
Khu vực mưa sao băng kéo dài từ đông sang tây 70 km, chiều rộng nam bắc 8 km, diện tích khoảng 500 km2.
Trong mấy ngày những người nghiên cứu sao băng đã thu thập được hơn 1000 mẩu có khối lượng lớn hơn 500 g, còn những mảnh nhỏ nát vụn thì nhiều vô số.
Lần mưa sao băng này tổng khối lượng có thể đạt trên 2.600 kg. Trong đó những mẩu lớn nhất là những vẫn thạch lớn xưa nay trên thế giới chưa hề thu được, nó đạt tới 1.770 kg. Mẫu vẫn thạch này rơi ở huyện Vĩnh Cát, thôn Hoa Bì.


Bộ đề 04:
1/ Mỗi giây có khoảng 4.800 Ngôi Sao được sinh ra.Bạn hãy phân biệt đó là thực tế hay viễn tưởng và giải thích tại sao?
Câu trả lời
Thực tế
Trong thiên hà tổng khối lượng các ngôi sao hình thành trong một năm tương đương với khoảng 3 khối lượng mặt trời (đơn vị khối lượng dùng trong thiên văn học để xác định khối lượng của các ngôi sao hay các thiên thể lớn).
Đơn vị khối lượng Mặt Trời chính bằng khối lượng của Mặt Trời và tương đương với nguồn vật liệu đủ để hình thành khoảng ba Mặt Trời mỗi năm. Điều đó có nghĩa là mỗi ngày có khoảng 150 tỷ hoặc 400 triệu ngôi sao được hình thành tương đương với 4.800 ngôi sao được sinh ra mỗi giây!
2/ Chúng ta được tạo nên từ các bụi của những ngôi sao.Bạn hãy phân biệt đó là thực tế hay viễn tưởng và giải thích tại sao?
Câu trả lời
Thực tế
Trái Đất ra đời từ tinh vân Mặt Trời. Tinh vân này gồm hydro và heli được tạo ra từ Vụ nổ lớn và những nguyên tố hóa học nặng hơn khác được tạo ra từ những ngôi sao đã chết.
Theo nhà nghiên cứu Carl Sagan thì:"Các nitơ trong DNA của chúng ta, lượng canxi trong răng của chúng ta, chất sắt trong máu của chúng ta, tất cả đều được làm từ bụi của những ngôi sao đã chết”.
3/ Vụ trụ có rất rất nhiều vi sao, và cũng có không ít hành tinh có thể phát ra ánh sáng giống như mặt trời. Vậy thì đáng ra ban đêm chúng ta phải thấy trời rất sáng vì những vì sao đó phản xạ ánh sáng đến Trái Đất, nhưng ta lại không thấy như vậy. Hãy giải thích tại sao?
Câu trả lời:
Do những thiên hà nằm cách xa ánh sáng từ các ngôi sao vốn bị hấp thụ bụi và khí giữa các thiên hà, chính xác hơn là lớp khí hydro ngăn giữa Trái Đất và thiên hà. Đồng thời sự mở rộng của vũ trụ trải dài theo sóng ánh sáng mà sẽ làm tăng bước sóng của chúng dẫn đến một sự thay đổi vào cuối màu đỏ của quang phổ. Và sự thật là ánh sáng màu đỏ không dễ dàng để nhìn thấy được.


Bộ đề 05:
Câu 1: Nhiệt độ của vùng không gian tối nhất ngoài vũ trụ la bao nhiêu?
Câu trả lời: -270 độ C
Câu 2: : Cơ sở của việc "chuyên chở tức thời qua không gian xa cách" (teleportation) - nổi tiếng trong loạt phim Star Trek - nghe qua chỉ là lý thuyết. Thực tế, các nhà khoa học đã "chuyển tức thời" trạng thái lượng tử của các nguyên tử đơn lẻ từ vị trí này sang vị trí khác. Bạn hãy phân biệt đó là thực tế hay viễn tưởng và giải thích tại sao?
câu trả lời:
Đúng
Ngay từ cuối thập kỷ 1990, các nhà khoa học đã chứng minh rằng họ có thể chuyển tức thời dữ liệu bằng các photon, nhưng các photon lại bị hấp thụ lên các bề mặt mà chúng va vào. Gần đây hơn, các nhà khoa học tại Đại học Innsbruck ở Áo và Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ, lần đầu tiên đã chuyên tức thông tin giữa các nguyên tử, sử dụng nguyên tắc vướng lượng tử.
Các chuyên gia cho biết công nghệ này cuối cùng có thể dẫn đến sự ra đời của máy tính lượng tử siêu tốc. Nhưng tin tức xấu, ít nhất với các fan của phim khoa học viễn tưởng, là các chuyên gia không dự đoán chúng ta có thể "cân đẩu vân" trong nháy mắt theo cách thức này.
Câu 3: Theo ý kiến của các bạn và kiến thức bạn biết thì hãy cho biết: vũ trụ rộng lớn như thế nào? Hãy giải thích?
Câu trả lời:
"Không có giới hạn" - câu trả lời nghe có vẻ hoang đường. Chúng ta hãy cùng nhau giải đáp từng vấn đề cụ thể.
Đối với con người, trái đất là vật thể khổng lồ. Thật vậy, bán kính trung bình của trái đất là 6.371 kilômet. Nhưng so với Mặt trời thì Trái đất chỉ là cậu bé tí hon. Nếu Mặt trời là một quả cầu rỗng thì nó có thể chứa được một triệu ba mươi vạn Trái đất. Tuy vậy Mặt trời mới chỉ là một thiên thể cỡ trung bình trong hệ Ngân hà. Trong hệ Ngân hà mênh mông có khoảng hơn 100 triệu thiên thể to bằng Mặt trời thậm chí lớn hơn Mặt trời.
Có thể bạn cho rằng không còn không gian nào lớn hơn hệ Ngân hà. Không phải vậy, các nhà thiên văn học dùng kính viễn vọng hiện đại nhất đã phát hiện ra hơn một tỉ hệ thống không gian như hệ Ngân hà gọi là "tinh hệ ngoài Ngân hà", đó là chưa kể những tinh hệ quá xa Trái đất mà con người chưa phát hiện ra. Tất cả những tinh hệ đều nằm trong một tập đoàn tinh hệ gọi là tổng tinh hệ.
Ngày nay cho dù các kính viễn vọng thiên văn lớn nhất đã nhìn thấy các tinh hệ cách xa Trái đất 10 tỉ năm ánh sáng, nhưng tầm nhìn đó vẫn chưa vượt quá phạm vi tổng tinh hệ.
Vậy tổng tinh hệ rộng lớn đến đâu? Hiện nay con người vẫn chưa biết giới hạn tận cùng của tổng tinh hệ, cũng như trung tâm của tổng tinh hệ ở chỗ nào. Trong tương lai, các nhà khoa học có thể tìm thấy giới hạn của tổng tinh hệ nhưng sẽ vẫn chưa tìm thấy được giới hạn của vũ trụ. Bởi vì bên ngoài tổng tinh hệ chắc chắn sẽ còn các thiên thể và các hệ thống thiên thể khác nữa vẫn chưa khám phá ra.
Vậy bạn có đồng ý rằng vũ trụ không có giới hạn không? Không những vậy, "tuổi" của vũ trụ cũng không có giới hạn. Vũ trụ không có ngày sinh và cũng không có ngày tận số.
Đương nhiên, bằng trí tuệ và lao động không ngừng, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, loài người sẽ từng bước vươn xa tầm mắt của mình vào không gian bao la của vũ trụ.

Bộ đề 06:
Câu 1: Nhiệt độ bề mặt của mặt trời là?
Câu trả lời: 6000 độ C
Câu 2: Chúng ta đã có bằng chứng chắc chắn rằng hệ mặt trời không phải là duy nhất. Chúng ta biết rằng có rất nhiều mặt trời khác với các hành tinh xung quanh. Bạn hãy phân biệt đó là thực tế hay viễn tưởng và giải thích tại sao?
câu trả lời:
Đúng
Các kính thiên văn và thiết bị dò tiên tiến đã giúp phát hiện ra hàng chục hệ hành tinh mới trong thập kỷ qua, trong đó có một vài hệ có chứa nhiều hành tinh. Một số hệ trong đó rất giống với thái dương hệ của chúng ta.
Câu 3: Khi vào ban đêm, chúng ta thường nhìn lên bầu trời và thấy đầy sao. Vậy có ai từng nghĩ trên trời có bao nhiêu sao?
Câu trả lời:
Các nhà thiên văn căn cứ vào vị trí khu vực của các vì sao trên trời và chia thành 88 chòm sao, đồng thời căn cứ vào cường độ ánh sáng của từng vì sao để chia thành các cấp: sao thật sáng là cấp 1, tiếp đó là cấp 2, cấp 3,... Mắt chúng ta nhìn thấy những vì sao mờ nhất đó là vì sao cấp 6.
Chỉ cần chúng ta kiên trì đếm hết các chòm sao, rồi một chòm nữa đồng thời ghi chép cấp bậc cả các vì sao trong mỗi nhóm thì chỉ trong vài buổi tối chúng ta có thể đếm hết được các vì sao trên trời mà chúng ta nhìn thấy. Thực ra tổng số sao trên trời mà mắt thường có thể nhìn thấy không nhiều như ta đoán. Ví dụ: sao cấp 1 chỉ có 20 ngôi, sao cấp 2 có 46 ngôi, sao cấp 3 có 134 ngôi, sao cấp 4 có 458 ngôi, sao cấp 5 có 1476 ngôi, sao cấp 6 có 4840 ngôi. Tổng số các ngôi sao từ cấp 1 đến cấp 6 chỉ có 6.974 ngôi, không nhiều bằng số hạt cơm trong một bát cơm.
Tuy vậy, một người trong cùng một thời gian chỉ có thể nhìn thấy nửa bầu trời, còn nửa bầu trời kia nằm phía dưới đường chân trời mà ta không nhìn thấy. Hơn nữa những vì sao ở gần đường chân trời do ảnh hưởng sức hút của tầng khí quyển Trái đất nên chúng ta không nhìn thấy. Bởi vậy, vào bất cứ thời điểm nào, một người trên Trái đất cũng chỉ có thể nhìn thấy khoảng 5000 vì sao trên bầu trời.
Nhưng nếu chúng ta quan sát bằng kính viễn vọng thì kết quả nhìn được sẽ khác hẳn. Dù chỉ quan sát bằng kính viễn vọng cỡ nhỏ nhất, chúng ta sẽ nhìn thấy khoảng 5 vạn vì sao. Nếu quan sát bằng kính viễn vọng lớn nhất và hiện đại nhất, chúng ta sẽ nhìn thấy khoảng trên một tỉ sao.
Thực ra số lượng sao trên bầu trời còn nhiều hơn nữa. Có những sao cáchù chúng ta quan sát bằng kính viễn vọng hiện đại nhất cũng không nhìn thấy. Một số tinh hệ vì cách Trái đất quá xa chỉ hiện ra trong kính viễn vọng lớn nhất một chấm sáng lò mờ, nhưng trong chấm sáng lờ mờ đó có chứa tới hàng tỉ sao lớn bé.
Vũ trụ là vô cùng tận. Những gì mà các nhà khoa học thiên văn nhìn thấy trong vũ trụ mới chỉ là một phần nhỏ bé của vũ trụ. Trong vũ trụ có bao nhiêu tinh hệ khổng lồ? Trong vũ trụ có tồn tại những thiên thể và hệ thống thiên thể mà con người chưa khám phá ra không? Đó là những câu hỏi mà các nhà thiên văn đến nay vẫn chưa giải đáp được.


bộ đề 07:
1/ Chúng ta sống được là nhờ nguồn nhiệt của Mặt Trời. Hãy giải thích tại sao Mặt Trời lại có thể phát ra một nguồn nhiệt không lồ như vậy trong hàng tỉ năm nay?
Câu trả lời: Sở dĩ Mặt Trời phát ra nguồn năng lượng khổng lồ như thế, đó là nhờ phản ứng hạt nhân nguyên tử của Mặt Trời. Mặt Trời vốn chứa rất nhiều nguyên tố hydro. Ở tâm Mặt Trời dưới điều kiện nhiệt độ cao (15 triệu °C) áp suất cao, các hạt nhân nguyên tử hydro tác dụng lẫn nhau kết hợp với nhân nguyên tử heli nên đồng thời phóng thích ra lượng ánh sáng và lượng nhiệt vô tận như thế.
2/ Chúng ta thường thấy có sao băng trên Tivi với ánh sáng phát ra rất đẹp chuyển động ngang qua Trái Đất. Hãy giải thích tại sao lại có hiện tượng sao băng?
Câu trả lời: Nguyên là khoảng không vũ trụ gần Trái Đất, ngoài các hành tinh ra còn có các vật chất giữa các ngôi sao. Những vật chất này chuyển động với tốc độ rất nhanh với quỹ đạo riêng của mình trong vũ trụ. Bản thân nó không phát sáng, khi va chạm với bầu khí quyển của Trái Đất, do các luồng thiên thạch có tốc độ rất lớn khi đi vào tầng khí quyển của Trái Đất với tốc độ cao như thế ma sát mạnh với không khí và bốc cháy, khiến cho không khí bị tác dụng nhiệt độ cao, các luồng thiên thạch sẽ phát sáng. Các luồng thiên thạch trong không khí không phải bỗng chốc cháy hết ngay mà là cháy dần trong quá trình chuyển động, như vậy sẽ hình thành cung sáng mà ta nhìn thấy.
3/ Hãy cho biết việc tìm kiếm người ngoài hành tinh là thực tế hay giải tưởng.
Câu trả lời: Giả tưởng. Đến nay vẫn chưa có ai thực sự chứng minh được rằng người ngoài hành tinh là có thật. Nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra những tín hiệu kỳ lạ truyền từ vũ trụ nhưng vẫn chưa giải mã được. Hơn nữa để đi được đến các hành tinh khác thì ít nhất phải đi với vận tốc ánh sáng, nhưng điều đó hầu như là không thể đối với công nghệ như hiện nay.

Bộ đề 08:

Câu 1: Sao Mộc có bao nhiêu vệ tinh?
Câu trả lời: 62
Câu 2: Một số sinh vật có thể sống sót trong vũ trụ vài năm, mà không cần bất cứ lớp bảo vệ nào. Bạn hãy phân biệt đó là thực tế hay viễn tưởng và giải thích tại sao?
câu trả lời:
Đúng
Một tập đoàn nhỏ loài vi khuẩn quen thuộc Streptococcus mitis đã đi "lậu vé" trong gần 3 năm trên con tàu Surveyor của NASA, một phi thuyền không người lái hạ cánh trên mặt trăng vào năm 1967. Phi đoàn của tàu Apollo 12 đã thu lại các sinh vật này và đưa chúng trở về trái đất trong điều kiện vô sinh. Thí nghiệm ngoài dự kiến này chứng tỏ rằng có những sinh vật nào đó có thể sống sót nhiều năm trong điều kiện tiếp xúc với bức xạ vũ trụ, tình trạng chân không vũ trụ, thời tiết băng giá, không dinh dưỡng, nước hoặc năng lượng. Một số nhà nghiên cứu cho rằng sự sống có thể đã du lịch từ sao Hoả tới trái đất trên một thiên thạch.
Câu 3: Chúng ta ngồi trên tàu xe đều dễ dàng nhận thấy tàu xe đang chuyển động. Nhưng tại sao chúng ta không hề cảm thấy Trái đất đang chuyển động mặc dù Trái đất chuyển động rất nhanh quanh Mặt trời mỗi giây đạt tới 30 km?
Câu trả lời: Chắc bạn đã có dịp thử nghiệm trong cuộc sống hàng ngày, khi chúng ta đi thuyền trên sông, ta thấy thuyền đi rất nhanh, cây cối và mọi vật trên hai bờ sông cứ vùn vụt trôi đi. Nhưng khi ta đi tàu thuỷ trên biển rộng đứng trên boong tầu, Trước mặt bạn là trời biển xanh biếc một màu. Chim hải âu bay theo tầu trông chúng như lơ lửng trên không trung. Lúc đó bạn sẽ có cảm giác tàu đi quá chậm mặc dù tốc độ tàu thuỷ cao hơn tốc độ thuyền trên sông. Vấn đề chính là ở chỗ đó. Nguyên do là do khi bạn đi thuyền trên sông, bạn cảm thấy cây cối hai bên bờ sông di chuyển nhưng thực ra chúng không di chuyển mà do thuyền di chuyển. Cây cối trên bờ di chuyển càng nhanh chứng tỏ thuyền đi rất nhanh. Khi bạn đi tàu thuỷ trên biển rộng, trời biển một màu, không có vật gì làm mốc để bạn cảm thấy tàu đang đi nhanh. Bởi vậy bạn cảm thấy tàu đi rất chậm chạp, thậm chí có lúc bạn có cảm giác như tàu đứng yên một chỗ
Trái đất như một chiếc "tàu khổng lồ" trong không gian. Nếu bên cạnh quỹ đạo của Trái đất cũng có những vật mốc như cây cối hai bên bờ sông, thì chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy Trái đất đang chuyển động. Nhưng tiếc thay gần sát quỹ đạo của Trái đất không có vật gì làm chuẩn, chỉ có những vì sao ở xa tít tắp, những vì sao đó có thể giúp chúng ta cảm nhận thấy một phần nào chuyển động của Trái đất. Tuy vậy do các vì sao cách Trái đất quá xa nên trong một thời gian ngắn mấy phút, mấy giây chúng ta rất khó cảm nhận thấy Trái đất đang chuyển dịch.
Còn về việc Trái đất tự quay quanh nó với vận tốc khá nhanh, chúng ta và mọi vật ở trên Trái đất cũng quay cùng tốc độ Trái đất, bởi vậy chúng ta không cảm nhận được Trái đất đang quay. Nhưng các bạn chớ quên rằng, hàng ngày chúng ta nhìn thấy Mặt trời, Mặt trăng và các vì sao mọc đàng đông và lặn đàng tây, đó chính là kết quả của việc Trái đất tự quay quanh mình nó.
Nếu vậy làm sao chứng minh được Trái đất tự quay quanh mình nó? Kể từ năm 1543 sau khi Copernic công bố công trình nghiên cứu khoa học "Bàn về sự chuyển động của các thiên thể", trong đó ông đưa ra khái niệm Trái đất tự quay quanh mình nó, nhiều thực nghiệm khoa học đã chứng minh được Trái đất tự quay.
Nếu bạn có dịp vào thăm Thiên văn quán ở Bắc kinh, bạn sẽ thấy giữa phòng trưng bày rộng lớn có treo một quả lắc rất nặng. Trước khi vào thăm các phòng trưng bày khác, bạn hãy để ý đến phương dao động của quả lắc đó. Sau khi thăm xong các phòng trưng bày trở ra, bạn sẽ thấy hướng quả lắc dao động thay đổ một góc nhỏ theo chiều kim đồng hồ. Thí nghiệm dơn giản này đủ để chứng minh Trái đất tự quay, bởi lẽ quả lắc luôn duy trì phương hướng dao động, nếu Trái đất đứng yên thì quả lắc đó sẽ dao động theo một hướng nhất định, nhưng bởi Trái đất tự quay khiến vị trí của người quan sát thay đổi mà (ta) không biết, bởi vậy ta cảm thấy hướng dao động của quả lắc đã không thay đổi.
Còn một số hiện tượng khác có thể chứng minh Trái đất tự quay quanh mình nó: Ví dụ ta đứng trên một tháp cao ném một vật gì đó xuống đất, vật đó sẽ rơi chếch về phía Đông, bởi lẽ khi vật đó ở trên tháp cao đã mang sẵn tốc độ chuyển động về phía Đông của Trái đất và do trên tháp cao cách xa trục Trái đất hơn so với mặt đất nên tốc độ chuyển động về phía đông cùng với Trái đất cũng nhanh hơn so với mặt đất. Ngoài ra trên Trái đất đang tồn tại hai luồng gió Đông Nam và gói Đông Bắc v.v... Những hiện tượng trên đều chứng minh rằng các vật thể chuyển động trên Trái đất đều bị ảnh hưởng lực tự quay của
Traí đất tự quay quanh một trục tưởng tượng, đường vòng tròn quanh Trái đất vuông góc thẳng đứng với trục Trái đất gọi là đường xích đạo. Đường xích đạo không song song với quỹ đạo của Trái đất quay quanh Mặt trời mà lệch 23°27'.
Muốn chứng minh Trái đất quay quanh Mặt trời, cứ cách một thời gian chúng ta lại quan sát bàu trời ban đêm vào một thời điểm nhất định, chúng ta sẽ phát hiện ra vị trí của một số sao có thay đổi: kỳ trước ta nhìn thấy chòm sao ở phía Tây thì kỳ này đã lặn rồi, kỳ này ta nhìn thấy chòm sao mới xuất hiện ở phía Đông nhưng kỳ trước không nhìn thấy. Sau đúng một năm quan sát như vậy, chúng ta sẽ thấy vị trí của các sao trên trời ngày này năm nay hoàn toàn khớp với vị trí của chúng ngày này năm ngoái. Điều đó chứng minh rằng Trái đất quay hết một vòng quanh Mặt trời vừa tròn một năm.


Bộ đề 09:
Câu 1: Vũ khí hạt nhân có thể phá hủy một tiểu hành tinh? Bạn nghĩ như thế nào về câu hỏi trên
Câu trả lời:
Ném bom hạt nhân vào một tiểu hành tinh không thể khiến nó bị bốc hơi như trên phim.
Đa phần tiểu hành tinh là một khối đá lớn nên một vụ nổ chỉ có thể đẩy nó ra xa hơn một chút. Điều này giống như bắn một viên đạn súng vào một viên đạn pháo vậy. Đó không phải là ý tưởng hay nếu bạn muốn cứu Trái Đất.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng nếu một cuộc tấn công hạt nhân được thiết kế thông minh và định hướng tốt có thể thổi bay một phần của tiểu hành tinh và đẩy nó ra xa khỏi quỹ đạo gây nguy hiểm với Trái Đất.

Câu 2: Đã tìm thấy những sinh vật có thể sống sót trong những vùng nước nóng tới 112 độ C. Bạn hãy phân biệt đó là thực tế hay viễn tưởng và giải thích tại sao?
Câu trả lời:
Đúng
Hơn 50 vi sinh vật ưa ấm đã được tìm thấy đang sống vô tư ở nhiệt độ cực cao trong những địa điểm như suối nước nóng ở Công viên quốc gia Yellowstone (Mỹ) và trên tường của các "ống khói" dưới đáy biển. Một số loài phân chia tốt nhất ở 105 độ C, và vẫn có thể sinh sản ở 112 độ. Các vi khuẩn cũng được tìm thấy dưới lớp băng gần các cực, trong hồ nước có tính kiềm cao, và dưới mặt đất sâu, ăn thức ăn là đá
Câu 3: Liệu con người có thể sống ở những hành tinh khác?
Câu trả lời: Có ít nhất 100 đến 200 triệu hành tinh trong dải ngân hà và người ta tin rằng vũ trụ có thể là nhà để hỗ trợ sự sống của các hành tinh khác. Những nhà vật lý học đã tìm ra một số hành tinh giống như Trái Đất có thể là nơi ở của con người, ví dụ như sao Gliese 581 d – một ngoại hành tinh (nằm ngoài hệ mặt trời) cách khoảng 20 năm ánh sáng từ chòm sao Thiên Xứng. Gliese 581g có khối lượng gấp 3-4 lần Trái Đất, hội đủ hai yếu tố quan trọng là nước và bầu khí quyển giúp duy trì sự sống trên hành tinh. Được tìm thấy vào năm 2007, các nhà khoa học vẫn đang tranh luận liệu rằng hành tinh này có thể hỗ trợ sự sống con người hay không bởi không chỉ đơn giản kết luận điều này dựa trên thành phần cấu tạo của nó.


Bộ đề 10:
Câu 1: Khi đi vào vũ trụ thì cơ thể bạn có trọng lượng không? Và hãy nêu lên những điều em biết về câu hỏi trên.
Câu trả lời: Đa số các nhà khoa học đồng ý rằng vũ trụ bắt đầu từ khoảng 100 km so với mặt đất. Đó là nơi bầu khí quyển của Trái Đất trở nên gần như không còn, tức là môi trường chân không.
Tuy nhiên, đi qua điểm này không tạo nên điều kì diệu là khiến bạn trở nên không trọng lượng. Nếu bạn đang ở trên một tên lửa đẩy, bạn sẽ cảm thấy trọng lực lớn hơn nhiều lần so với Trái Đất. Bạn sẽ chỉ có cảm giác không trọng lượng khi bắt đầu hạ cánh.
Lực hấp dẫn tồn tại ở mọi nơi trong vũ trụ. Bay quanh một hành tinh có nghĩa là vẫn phải chịu lực hấp dẫn của nó. Mặt trăng quay quanh Trái Đất, Trái Đất quay quanh mặt trời và hệ mặt trời quay quanh dải ngân hà, mọi thứ trong vũ trụ đều tác dụng lực hấp dẫn với nhau.
Nếu bạn ở vị trí cách 400 km so với Trái Đất, bạn sẽ phải di chuyển với tốc độ 27.743 km/giờ để được trải nghiệm cảm giác rơi tự do trong môi trường không trọng lượng. Đây cũng chính là tốc độ của trạm vũ trụ quốc tế ISS.
Câu 2: Chúng ta đã có bằng chứng rằng một vài dạng sống tồn tại ở ngoài trái đất, ít nhất ở dạng nguyên thuỷ.Bạn hãy phân biệt đó là thực tế hay viễn tưởng và giải thích tại sao?
Câu trả lời:
Giả tưởng
Dù cho nhiều nhà khoa học phỏng đoán rằng tồn tại sự sống ngoài trái đất, thì cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng cuối cùng về điều đó. Các chuyến bay trong tương lai tới Hoả tinh, mặt trăng Europa của sao Mộc và các kính thiên văn vũ trụ mới sẽ tìm kiếm câu trả lời cho nghi vấn dai dẳng này.
Câu 3: Vào năm 2012 người ta đã phát hiện ra thiên hà có hình chữ nhật rất hiếm gặp. Các bạn hãy cho biết: Vì sao có một thiên hà hình chữ nhật như vậy tồn tại?
Câu trả lời: Những dải ngân hà thường có dạng đĩa hoặc elip nhưng gần đây, vào năm 2012 người ta đã phát hiện ra thiên hà có hình chữ nhật rất hiếm gặp. Thiên hà này nằm cách Trái đất khoảng 70 triệu năm ánh sáng. Đã có rất nhiều những câu trả lời được đưa ra nhằm giải thích cho hình dạng kì lạ này. Một số thì cho rằng có thể thiên hà hình chữ nhật này được hình thành sau một vụ va chạm giữa hai thiên hà hình xoắn ốc. Nhưng gần đây, không có một bằng chứng cụ thể nào để khiến cho lời giải thích này được chấp nhận.

Bộ đề 11:
Câu 1: Các bạn hãy nêu 5 hành tinh kỳ lạ nhất vũ trụ?
Câu trả lời: Hành tinh có hai mặt trời, hành tinh có toàn bộ bề mặt là đại dương, hành tinh mưa đá, Hành tinh có mưa thủy tinh, Hành tinh có cơn mưa dầu mỏ.
Câu 2: Tatooine, hành tinh quê hương của Luke Skywalker trong phim Chiến tranh giữa các vì sao có hai mặt trời - điều được các nhà thiên văn gọi là hệ sao đôi. Các nhà khoa học gần đây đã khám phá ra rằng các hành tinh thực sự có thể hình thành trong những hệ sao như vậy.
Câu trả lời:
Đúng
Các hệ sao đôi rất phổ biến trong thiên hà Milky Way của chúng ta. Ngay cả những hệ thống 3 sao cũng tồn tại trong sự hài hoà về hấp dẫn. Trong số hơn 100 hành tinh mới được tìm thấy trong những năm gần đây, một số được tìm ra xung quanh các hệ sao đôi. Song than ôi! chưa ai tìm thấy một hành tinh có người ở giống như Tatooine.
Câu 3: Vụ nổ tia gamma mạnh và dữ dội nhất trong vũ trụ được ghi nhận lần đầu tiên vào những năm 1960. Theo em các nhà khoa học trên thế giới đã tìm ra được nguyên nhân gây ra vụ nổ đó chưa? Bạn hãy cho biết sơ lược về vụ nổ trên?
Vụ nổ tia gamma được biết đến như một vụ nổ mạnh với cường độ sáng nhất hành tinh. Trong chốc lát, nó đã thải ra một lượng nhiệt cực lớn làm sáng bừng cả bầu trời trong khi phải tận dụng hết cả phần thời gian còn lại, các ngôi sao mới có thể phát sáng như vậy. Vụ nổ tia gamma mạnh và dữ dội nhất trong vũ trụ được ghi nhận lần đầu tiên vào những năm 1960. Nguyên nhân gây ra những vụ nổ này cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn đối với giới khoa học. Một trong những sự phức tạp đối với việc nghiên cứu các vụ nổ này là bởi chúng chỉ có thể ghi nhận chúng ở một thiên hà xa xôi. Đã từng có một lý thuyết cho rằng thiên hà đang hoạt động này rực sáng nhờ năng lượng phát ra từ siêu hố đen, được bao quanh bởi một vành đai bụi và khí nóng nhưng nền công nghệ hiện đại thì vẫn không đủ khả năng chứng minh điều này.
 
  • Like
Reactions: phuongdaitt1

Hồ Nhi

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
17 Tháng mười 2017
3,900
6,233
691
19
Nghệ An
Trường THPT Quỳnh Lưu 1
Đúng
Ngay từ cuối thập kỷ 1990, các nhà khoa học đã chứng minh rằng họ có thể chuyển tức thời dữ liệu bằng các photon, nhưng các photon lại bị hấp thụ lên các bề mặt mà chúng va vào. Gần đây hơn, các nhà khoa học tại Đại học Innsbruck ở Áo và Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ, lần đầu tiên đã chuyên tức thông tin giữa các nguyên tử, sử dụng nguyên tắc vướng lượng tử.
Các chuyên gia cho biết công nghệ này cuối cùng có thể dẫn đến sự ra đời của máy tính lượng tử siêu tốc. Nhưng tin tức xấu, ít nhất với các fan của phim khoa học viễn tưởng, là các chuyên gia không dự đoán chúng ta có thể "cân đẩu vân" trong nháy mắt theo cách thức này.
Câu này mà làm theo em là đúng rồi nè chị @Nguyễn Hương Trà
 

Linh Junpeikuraki

Học sinh gương mẫu
Thành viên
29 Tháng sáu 2018
1,992
2,111
321
Thái Bình
THPT
CHỦ ĐỀ: ĐÁP ÁN BÀI TEST
Đề 01: 1/ tại sao mặt trời có thể chiếu sáng cho trái đất mà nó không thể chiếu sáng cho các vì sao bị bao trùm bởi màu đen đặc quánh?
Câu trả lời
Ban ngày trái đất sáng rực rỡ là bởi các phân tử trong không khí và bụi có thể khúc xạ hoặc phản xạ ánh sáng mặt trời. Còn mặt trăng và các vì sao khác thì không có bầu khí quyển như vậy nên vẫn luôn bị tối.
2/Các ngôi sao trên trời thường có màu sắc khác nhau, vì sao vậy ?
Câu trả lời
Vì màu sắc của các sao khác nhau chứng tỏ bề mặt của chúng có nhiệt độ khác nhau. A'nh sáng nhìn có màu trắng nhưng thực ra gồm 7 màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Nhiệt độ của các sao càng cao thì thành phần màu lam trong ánh sáng của các sao càng nhiều và ta nhìn các sao đó có màu xanh lam. Nếu các sao có nhiệt độ càng thấp thì thành phần màu đỏ trong ánh sáng của chúng càng nhiều và ta nhìn chúng có màu đỏ.
3/Dấu chân của Neil Armstrong có in trên Mặt trăng mãi mãi hay không?
Câu trả lời
Không giống như trên Trái đất, Mặt trăng không bị gió hoặc nước xói mòn do thiếu không khí và nước trên bề mặt. Tuy nhiên, gió từ Mặt trời - một dòng các hạt tích điện tích - sẽ thay gió thường làm điều đó. Có nghĩa, dấu chân ấy sẽ biến mất theo thời gian.
Nhưng hiện tượng ấy sẽ không xảy ra một sớm một chiều. Dấu chân của Armstrong trên Mặt trăng sẽ tồn tại trong ít nhất 100 triệu năm tới cho đến khi các khối đá bị ăn mòn
Đề 02:
Câu 1: Hành tinh nào quay nhanh nhất trong hệ mặt trời?
Câu trả lời: Sao Mộc
Câu 2: Trong loạt phim Chiến tranh giữa các vì sao, máy bay chiến đấu TIE được đẩy bằng động cơ ion. Tuy những phi thuyền đó là giả tưởng, song động cơ ion thực sự đang hoạt động trên một vài tàu không gian ngày nay. Bạn hãy phân biệt đó là thực tế hay viễn tưởng và giải thích tại sao?
Câu trả lời:
Đúng
Đẩy tàu bằng ion từ lâu đã được đề cập đến trong nhiều tiểu thuyết viễn tưởng, nhưng trong những năm gần đây, người ta đã thử nghiệm thành công một số phi thuyền không người lái theo công nghệ này, như chiếc Deep Space 1 của NASA
Câu 3: Tại sao các nhà khoa học có thể để vệ tinh nhân tạo vận hành trên một quỹ đạo định trước?
Câu trả lời: Vấn đề then chốt là phải tính toán thật chính xác tốc độ và phương hướng của vệ tinh nhân tạo khi nó tách khỏi tên lửa và bắt đầu đi vào quỹ đạo. Tốc độ thông thường của vệ tinh nhân tạo khi đi vào quỹ đạo cần đạt từ 8-11 km/giây. Trong phạm vi này, tốc độ càng nhỏ quỹ đạo càng gần với hình tròn, tốc độ càng lớn quỹ đạo càng bẹt. Tốc độ lớn hay nhỏ quyết định chủ yếu do lực phóng và cấp số của tên lửa đẩy vệ tinh nhân tạo, lực phóng càng lớn, cấp số càng nhiều thì tốc độ càng lớn. Hướng bay của vệ tinh khi vào quỹ đạo chính là hướng bay khi tên lửa tách khỏi vệ tinh. Con người có thể khống chế được phương hướng bay của vệ tinh thông qua các tín hiệu điều khiển vô tuyến điện.
Như vậy con người có thể hoàn toàn điều khiển vệ tinh nhân tạo bay vào quỹ đạo định trước.
Muốn đưa vệ tinh vận hành trong quỹ đạo định trước là một vấn đề rất phức tạp. Mọi tính toán kể từ khi phóng tên lửa đến khi vào quỹ đạo định trước phải được nghiên cứu rất chạt chẽ tỉ mỉ. Ví dụ muốn đưa vệ tinh vào quỹ đạo có độ cao 250km nếu yêu cầu sai số không quá 10 km, thì tốc độ khi vào quỹ đạo chỉ được sai số dưới 2/10.000, sai số về góc độ phải dưới 2° (một vòng tròn là 360°). Nhưng loại vệ tinh có động cơ điều khiển theo mệnh lệnh từ Trái đất thì có thể thay đổi quỹ đạo cũ chuyển sang quỹ đạo mới. Loại vệ tinh này có tác dụng rất quan trọng trong quá trình ứng dụng khoa học kỹ thuật.

Bộ đề 03:
Câu 1: Hành tinh nào nhẹ nhất trong Hệ Mặt Trời?
Câu trả lời: Sao thổ
Câu 2: Không có lực hấp dẫn trong vũ trụ. Bạn hãy phân biệt đó là thực tế hay viễn tưởng và giải thích tại sao?
câu trả lời:
Giả tưởng
Nếu trong vũ trụ quả thực không có lực hấp dẫn, mặt trăng sẽ trôi ra xa khỏi trái đất, và toàn bộ hệ mặt trời của chúng ta sẽ giạt đi tứ phía. Quả thực lực hấp dẫn giảm dần theo khoảng cách, nhưng nó không bao giờ biến mất hoàn toàn, dù cho bạn có đi trong vũ trụ xa đến mấy. Các nhà du hành dường như trải qua cảm giác "không trọng lượng" vì họ luôn ở trong tình trạng rơi tự do xung quanh trái đất.
Câu 3: Vào thời điểm ngày 8 tháng 3 năm 1976 một trận mưa sao băng hiếm thấy đã rơi ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Theo ý kiến của các bạn hãy giải thích vì sao có mưa sao băng rơi?
Câu trả lời: Ban đêm ta thường thấy những ngôi sao băng lướt qua trên bầu trời, sản sinh hiện tượng sao băng này đa số đều là những sao có độ lớn rất nhỏ. Sao băng khi va chạm với không khí, bị ma sát nên bốc cháy, tạo thành than. Nếu sao băng tương đối lớn không cháy hết thì bộ phận còn lại sẽ rơi xuống gần mặt đất rồi vỡ ra, những mảnh đá to nhỏ rơi trên mặt đất trở thành vẫn thạch. Nếu vẫn thạch rơi tương đối nhiều thì gọi là mưa sao băng.
Ngày 8 tháng 3 năm 1976 một trận mưa sao băng hiếm thấy đã rơi ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc.
Khoảng ba giờ chiều hôm đó một ngôi sao khối lượng khoảng mấy tấn rơi xuống bầu trời của tỉnh Cát Lâm với tốc độ rất nhanh. Vì tầng không khí dày đặc nên ngôi sao bốc cháy, phát sáng hình thành một quả cầu lửa to. Quả cầu lửa rất nhanh phân thành hai, từ đông sang tây và gây ra một tiếng nổ rất lớn. Tiếng dội chưa dứt thì các vẫn thạch rơi xuống rào rào giống như một trận mưa.
Trận mưa sao băng ở Cát Lâm trên thế giới rất hiếm thấy. Đó là trận mưa có diện phân bố rộng, số lượng nhiều nhất và chất lượng lớn nhất xưa nay chưa từng gặp.
Khu vực mưa sao băng kéo dài từ đông sang tây 70 km, chiều rộng nam bắc 8 km, diện tích khoảng 500 km2.
Trong mấy ngày những người nghiên cứu sao băng đã thu thập được hơn 1000 mẩu có khối lượng lớn hơn 500 g, còn những mảnh nhỏ nát vụn thì nhiều vô số.
Lần mưa sao băng này tổng khối lượng có thể đạt trên 2.600 kg. Trong đó những mẩu lớn nhất là những vẫn thạch lớn xưa nay trên thế giới chưa hề thu được, nó đạt tới 1.770 kg. Mẫu vẫn thạch này rơi ở huyện Vĩnh Cát, thôn Hoa Bì.


Bộ đề 04:
1/ Mỗi giây có khoảng 4.800 Ngôi Sao được sinh ra.Bạn hãy phân biệt đó là thực tế hay viễn tưởng và giải thích tại sao?
Câu trả lời
Thực tế
Trong thiên hà tổng khối lượng các ngôi sao hình thành trong một năm tương đương với khoảng 3 khối lượng mặt trời (đơn vị khối lượng dùng trong thiên văn học để xác định khối lượng của các ngôi sao hay các thiên thể lớn).
Đơn vị khối lượng Mặt Trời chính bằng khối lượng của Mặt Trời và tương đương với nguồn vật liệu đủ để hình thành khoảng ba Mặt Trời mỗi năm. Điều đó có nghĩa là mỗi ngày có khoảng 150 tỷ hoặc 400 triệu ngôi sao được hình thành tương đương với 4.800 ngôi sao được sinh ra mỗi giây!
2/ Chúng ta được tạo nên từ các bụi của những ngôi sao.Bạn hãy phân biệt đó là thực tế hay viễn tưởng và giải thích tại sao?
Câu trả lời
Thực tế
Trái Đất ra đời từ tinh vân Mặt Trời. Tinh vân này gồm hydro và heli được tạo ra từ Vụ nổ lớn và những nguyên tố hóa học nặng hơn khác được tạo ra từ những ngôi sao đã chết.
Theo nhà nghiên cứu Carl Sagan thì:"Các nitơ trong DNA của chúng ta, lượng canxi trong răng của chúng ta, chất sắt trong máu của chúng ta, tất cả đều được làm từ bụi của những ngôi sao đã chết”.
3/ Vụ trụ có rất rất nhiều vi sao, và cũng có không ít hành tinh có thể phát ra ánh sáng giống như mặt trời. Vậy thì đáng ra ban đêm chúng ta phải thấy trời rất sáng vì những vì sao đó phản xạ ánh sáng đến Trái Đất, nhưng ta lại không thấy như vậy. Hãy giải thích tại sao?
Câu trả lời:
Do những thiên hà nằm cách xa ánh sáng từ các ngôi sao vốn bị hấp thụ bụi và khí giữa các thiên hà, chính xác hơn là lớp khí hydro ngăn giữa Trái Đất và thiên hà. Đồng thời sự mở rộng của vũ trụ trải dài theo sóng ánh sáng mà sẽ làm tăng bước sóng của chúng dẫn đến một sự thay đổi vào cuối màu đỏ của quang phổ. Và sự thật là ánh sáng màu đỏ không dễ dàng để nhìn thấy được.


Bộ đề 05:
Câu 1: Nhiệt độ của vùng không gian tối nhất ngoài vũ trụ la bao nhiêu?
Câu trả lời: -270 độ C
Câu 2: : Cơ sở của việc "chuyên chở tức thời qua không gian xa cách" (teleportation) - nổi tiếng trong loạt phim Star Trek - nghe qua chỉ là lý thuyết. Thực tế, các nhà khoa học đã "chuyển tức thời" trạng thái lượng tử của các nguyên tử đơn lẻ từ vị trí này sang vị trí khác. Bạn hãy phân biệt đó là thực tế hay viễn tưởng và giải thích tại sao?
câu trả lời:
Đúng
Ngay từ cuối thập kỷ 1990, các nhà khoa học đã chứng minh rằng họ có thể chuyển tức thời dữ liệu bằng các photon, nhưng các photon lại bị hấp thụ lên các bề mặt mà chúng va vào. Gần đây hơn, các nhà khoa học tại Đại học Innsbruck ở Áo và Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ, lần đầu tiên đã chuyên tức thông tin giữa các nguyên tử, sử dụng nguyên tắc vướng lượng tử.
Các chuyên gia cho biết công nghệ này cuối cùng có thể dẫn đến sự ra đời của máy tính lượng tử siêu tốc. Nhưng tin tức xấu, ít nhất với các fan của phim khoa học viễn tưởng, là các chuyên gia không dự đoán chúng ta có thể "cân đẩu vân" trong nháy mắt theo cách thức này.
Câu 3: Theo ý kiến của các bạn và kiến thức bạn biết thì hãy cho biết: vũ trụ rộng lớn như thế nào? Hãy giải thích?
Câu trả lời:
"Không có giới hạn" - câu trả lời nghe có vẻ hoang đường. Chúng ta hãy cùng nhau giải đáp từng vấn đề cụ thể.
Đối với con người, trái đất là vật thể khổng lồ. Thật vậy, bán kính trung bình của trái đất là 6.371 kilômet. Nhưng so với Mặt trời thì Trái đất chỉ là cậu bé tí hon. Nếu Mặt trời là một quả cầu rỗng thì nó có thể chứa được một triệu ba mươi vạn Trái đất. Tuy vậy Mặt trời mới chỉ là một thiên thể cỡ trung bình trong hệ Ngân hà. Trong hệ Ngân hà mênh mông có khoảng hơn 100 triệu thiên thể to bằng Mặt trời thậm chí lớn hơn Mặt trời.
Có thể bạn cho rằng không còn không gian nào lớn hơn hệ Ngân hà. Không phải vậy, các nhà thiên văn học dùng kính viễn vọng hiện đại nhất đã phát hiện ra hơn một tỉ hệ thống không gian như hệ Ngân hà gọi là "tinh hệ ngoài Ngân hà", đó là chưa kể những tinh hệ quá xa Trái đất mà con người chưa phát hiện ra. Tất cả những tinh hệ đều nằm trong một tập đoàn tinh hệ gọi là tổng tinh hệ.
Ngày nay cho dù các kính viễn vọng thiên văn lớn nhất đã nhìn thấy các tinh hệ cách xa Trái đất 10 tỉ năm ánh sáng, nhưng tầm nhìn đó vẫn chưa vượt quá phạm vi tổng tinh hệ.
Vậy tổng tinh hệ rộng lớn đến đâu? Hiện nay con người vẫn chưa biết giới hạn tận cùng của tổng tinh hệ, cũng như trung tâm của tổng tinh hệ ở chỗ nào. Trong tương lai, các nhà khoa học có thể tìm thấy giới hạn của tổng tinh hệ nhưng sẽ vẫn chưa tìm thấy được giới hạn của vũ trụ. Bởi vì bên ngoài tổng tinh hệ chắc chắn sẽ còn các thiên thể và các hệ thống thiên thể khác nữa vẫn chưa khám phá ra.
Vậy bạn có đồng ý rằng vũ trụ không có giới hạn không? Không những vậy, "tuổi" của vũ trụ cũng không có giới hạn. Vũ trụ không có ngày sinh và cũng không có ngày tận số.
Đương nhiên, bằng trí tuệ và lao động không ngừng, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, loài người sẽ từng bước vươn xa tầm mắt của mình vào không gian bao la của vũ trụ.

Bộ đề 06:
Câu 1: Nhiệt độ bề mặt của mặt trời là?
Câu trả lời: 6000 độ C
Câu 2: Chúng ta đã có bằng chứng chắc chắn rằng hệ mặt trời không phải là duy nhất. Chúng ta biết rằng có rất nhiều mặt trời khác với các hành tinh xung quanh. Bạn hãy phân biệt đó là thực tế hay viễn tưởng và giải thích tại sao?
câu trả lời:
Đúng
Các kính thiên văn và thiết bị dò tiên tiến đã giúp phát hiện ra hàng chục hệ hành tinh mới trong thập kỷ qua, trong đó có một vài hệ có chứa nhiều hành tinh. Một số hệ trong đó rất giống với thái dương hệ của chúng ta.
Câu 3: Khi vào ban đêm, chúng ta thường nhìn lên bầu trời và thấy đầy sao. Vậy có ai từng nghĩ trên trời có bao nhiêu sao?
Câu trả lời:
Các nhà thiên văn căn cứ vào vị trí khu vực của các vì sao trên trời và chia thành 88 chòm sao, đồng thời căn cứ vào cường độ ánh sáng của từng vì sao để chia thành các cấp: sao thật sáng là cấp 1, tiếp đó là cấp 2, cấp 3,... Mắt chúng ta nhìn thấy những vì sao mờ nhất đó là vì sao cấp 6.
Chỉ cần chúng ta kiên trì đếm hết các chòm sao, rồi một chòm nữa đồng thời ghi chép cấp bậc cả các vì sao trong mỗi nhóm thì chỉ trong vài buổi tối chúng ta có thể đếm hết được các vì sao trên trời mà chúng ta nhìn thấy. Thực ra tổng số sao trên trời mà mắt thường có thể nhìn thấy không nhiều như ta đoán. Ví dụ: sao cấp 1 chỉ có 20 ngôi, sao cấp 2 có 46 ngôi, sao cấp 3 có 134 ngôi, sao cấp 4 có 458 ngôi, sao cấp 5 có 1476 ngôi, sao cấp 6 có 4840 ngôi. Tổng số các ngôi sao từ cấp 1 đến cấp 6 chỉ có 6.974 ngôi, không nhiều bằng số hạt cơm trong một bát cơm.
Tuy vậy, một người trong cùng một thời gian chỉ có thể nhìn thấy nửa bầu trời, còn nửa bầu trời kia nằm phía dưới đường chân trời mà ta không nhìn thấy. Hơn nữa những vì sao ở gần đường chân trời do ảnh hưởng sức hút của tầng khí quyển Trái đất nên chúng ta không nhìn thấy. Bởi vậy, vào bất cứ thời điểm nào, một người trên Trái đất cũng chỉ có thể nhìn thấy khoảng 5000 vì sao trên bầu trời.
Nhưng nếu chúng ta quan sát bằng kính viễn vọng thì kết quả nhìn được sẽ khác hẳn. Dù chỉ quan sát bằng kính viễn vọng cỡ nhỏ nhất, chúng ta sẽ nhìn thấy khoảng 5 vạn vì sao. Nếu quan sát bằng kính viễn vọng lớn nhất và hiện đại nhất, chúng ta sẽ nhìn thấy khoảng trên một tỉ sao.
Thực ra số lượng sao trên bầu trời còn nhiều hơn nữa. Có những sao cáchù chúng ta quan sát bằng kính viễn vọng hiện đại nhất cũng không nhìn thấy. Một số tinh hệ vì cách Trái đất quá xa chỉ hiện ra trong kính viễn vọng lớn nhất một chấm sáng lò mờ, nhưng trong chấm sáng lờ mờ đó có chứa tới hàng tỉ sao lớn bé.
Vũ trụ là vô cùng tận. Những gì mà các nhà khoa học thiên văn nhìn thấy trong vũ trụ mới chỉ là một phần nhỏ bé của vũ trụ. Trong vũ trụ có bao nhiêu tinh hệ khổng lồ? Trong vũ trụ có tồn tại những thiên thể và hệ thống thiên thể mà con người chưa khám phá ra không? Đó là những câu hỏi mà các nhà thiên văn đến nay vẫn chưa giải đáp được.


bộ đề 07:
1/ Chúng ta sống được là nhờ nguồn nhiệt của Mặt Trời. Hãy giải thích tại sao Mặt Trời lại có thể phát ra một nguồn nhiệt không lồ như vậy trong hàng tỉ năm nay?
Câu trả lời: Sở dĩ Mặt Trời phát ra nguồn năng lượng khổng lồ như thế, đó là nhờ phản ứng hạt nhân nguyên tử của Mặt Trời. Mặt Trời vốn chứa rất nhiều nguyên tố hydro. Ở tâm Mặt Trời dưới điều kiện nhiệt độ cao (15 triệu °C) áp suất cao, các hạt nhân nguyên tử hydro tác dụng lẫn nhau kết hợp với nhân nguyên tử heli nên đồng thời phóng thích ra lượng ánh sáng và lượng nhiệt vô tận như thế.
2/ Chúng ta thường thấy có sao băng trên Tivi với ánh sáng phát ra rất đẹp chuyển động ngang qua Trái Đất. Hãy giải thích tại sao lại có hiện tượng sao băng?
Câu trả lời: Nguyên là khoảng không vũ trụ gần Trái Đất, ngoài các hành tinh ra còn có các vật chất giữa các ngôi sao. Những vật chất này chuyển động với tốc độ rất nhanh với quỹ đạo riêng của mình trong vũ trụ. Bản thân nó không phát sáng, khi va chạm với bầu khí quyển của Trái Đất, do các luồng thiên thạch có tốc độ rất lớn khi đi vào tầng khí quyển của Trái Đất với tốc độ cao như thế ma sát mạnh với không khí và bốc cháy, khiến cho không khí bị tác dụng nhiệt độ cao, các luồng thiên thạch sẽ phát sáng. Các luồng thiên thạch trong không khí không phải bỗng chốc cháy hết ngay mà là cháy dần trong quá trình chuyển động, như vậy sẽ hình thành cung sáng mà ta nhìn thấy.
3/ Hãy cho biết việc tìm kiếm người ngoài hành tinh là thực tế hay giải tưởng.
Câu trả lời: Giả tưởng. Đến nay vẫn chưa có ai thực sự chứng minh được rằng người ngoài hành tinh là có thật. Nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra những tín hiệu kỳ lạ truyền từ vũ trụ nhưng vẫn chưa giải mã được. Hơn nữa để đi được đến các hành tinh khác thì ít nhất phải đi với vận tốc ánh sáng, nhưng điều đó hầu như là không thể đối với công nghệ như hiện nay.

Bộ đề 08:

Câu 1: Sao Mộc có bao nhiêu vệ tinh?
Câu trả lời: 62
Câu 2: Một số sinh vật có thể sống sót trong vũ trụ vài năm, mà không cần bất cứ lớp bảo vệ nào. Bạn hãy phân biệt đó là thực tế hay viễn tưởng và giải thích tại sao?
câu trả lời:
Đúng
Một tập đoàn nhỏ loài vi khuẩn quen thuộc Streptococcus mitis đã đi "lậu vé" trong gần 3 năm trên con tàu Surveyor của NASA, một phi thuyền không người lái hạ cánh trên mặt trăng vào năm 1967. Phi đoàn của tàu Apollo 12 đã thu lại các sinh vật này và đưa chúng trở về trái đất trong điều kiện vô sinh. Thí nghiệm ngoài dự kiến này chứng tỏ rằng có những sinh vật nào đó có thể sống sót nhiều năm trong điều kiện tiếp xúc với bức xạ vũ trụ, tình trạng chân không vũ trụ, thời tiết băng giá, không dinh dưỡng, nước hoặc năng lượng. Một số nhà nghiên cứu cho rằng sự sống có thể đã du lịch từ sao Hoả tới trái đất trên một thiên thạch.
Câu 3: Chúng ta ngồi trên tàu xe đều dễ dàng nhận thấy tàu xe đang chuyển động. Nhưng tại sao chúng ta không hề cảm thấy Trái đất đang chuyển động mặc dù Trái đất chuyển động rất nhanh quanh Mặt trời mỗi giây đạt tới 30 km?
Câu trả lời: Chắc bạn đã có dịp thử nghiệm trong cuộc sống hàng ngày, khi chúng ta đi thuyền trên sông, ta thấy thuyền đi rất nhanh, cây cối và mọi vật trên hai bờ sông cứ vùn vụt trôi đi. Nhưng khi ta đi tàu thuỷ trên biển rộng đứng trên boong tầu, Trước mặt bạn là trời biển xanh biếc một màu. Chim hải âu bay theo tầu trông chúng như lơ lửng trên không trung. Lúc đó bạn sẽ có cảm giác tàu đi quá chậm mặc dù tốc độ tàu thuỷ cao hơn tốc độ thuyền trên sông. Vấn đề chính là ở chỗ đó. Nguyên do là do khi bạn đi thuyền trên sông, bạn cảm thấy cây cối hai bên bờ sông di chuyển nhưng thực ra chúng không di chuyển mà do thuyền di chuyển. Cây cối trên bờ di chuyển càng nhanh chứng tỏ thuyền đi rất nhanh. Khi bạn đi tàu thuỷ trên biển rộng, trời biển một màu, không có vật gì làm mốc để bạn cảm thấy tàu đang đi nhanh. Bởi vậy bạn cảm thấy tàu đi rất chậm chạp, thậm chí có lúc bạn có cảm giác như tàu đứng yên một chỗ
Trái đất như một chiếc "tàu khổng lồ" trong không gian. Nếu bên cạnh quỹ đạo của Trái đất cũng có những vật mốc như cây cối hai bên bờ sông, thì chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy Trái đất đang chuyển động. Nhưng tiếc thay gần sát quỹ đạo của Trái đất không có vật gì làm chuẩn, chỉ có những vì sao ở xa tít tắp, những vì sao đó có thể giúp chúng ta cảm nhận thấy một phần nào chuyển động của Trái đất. Tuy vậy do các vì sao cách Trái đất quá xa nên trong một thời gian ngắn mấy phút, mấy giây chúng ta rất khó cảm nhận thấy Trái đất đang chuyển dịch.
Còn về việc Trái đất tự quay quanh nó với vận tốc khá nhanh, chúng ta và mọi vật ở trên Trái đất cũng quay cùng tốc độ Trái đất, bởi vậy chúng ta không cảm nhận được Trái đất đang quay. Nhưng các bạn chớ quên rằng, hàng ngày chúng ta nhìn thấy Mặt trời, Mặt trăng và các vì sao mọc đàng đông và lặn đàng tây, đó chính là kết quả của việc Trái đất tự quay quanh mình nó.
Nếu vậy làm sao chứng minh được Trái đất tự quay quanh mình nó? Kể từ năm 1543 sau khi Copernic công bố công trình nghiên cứu khoa học "Bàn về sự chuyển động của các thiên thể", trong đó ông đưa ra khái niệm Trái đất tự quay quanh mình nó, nhiều thực nghiệm khoa học đã chứng minh được Trái đất tự quay.
Nếu bạn có dịp vào thăm Thiên văn quán ở Bắc kinh, bạn sẽ thấy giữa phòng trưng bày rộng lớn có treo một quả lắc rất nặng. Trước khi vào thăm các phòng trưng bày khác, bạn hãy để ý đến phương dao động của quả lắc đó. Sau khi thăm xong các phòng trưng bày trở ra, bạn sẽ thấy hướng quả lắc dao động thay đổ một góc nhỏ theo chiều kim đồng hồ. Thí nghiệm dơn giản này đủ để chứng minh Trái đất tự quay, bởi lẽ quả lắc luôn duy trì phương hướng dao động, nếu Trái đất đứng yên thì quả lắc đó sẽ dao động theo một hướng nhất định, nhưng bởi Trái đất tự quay khiến vị trí của người quan sát thay đổi mà (ta) không biết, bởi vậy ta cảm thấy hướng dao động của quả lắc đã không thay đổi.
Còn một số hiện tượng khác có thể chứng minh Trái đất tự quay quanh mình nó: Ví dụ ta đứng trên một tháp cao ném một vật gì đó xuống đất, vật đó sẽ rơi chếch về phía Đông, bởi lẽ khi vật đó ở trên tháp cao đã mang sẵn tốc độ chuyển động về phía Đông của Trái đất và do trên tháp cao cách xa trục Trái đất hơn so với mặt đất nên tốc độ chuyển động về phía đông cùng với Trái đất cũng nhanh hơn so với mặt đất. Ngoài ra trên Trái đất đang tồn tại hai luồng gió Đông Nam và gói Đông Bắc v.v... Những hiện tượng trên đều chứng minh rằng các vật thể chuyển động trên Trái đất đều bị ảnh hưởng lực tự quay của
Traí đất tự quay quanh một trục tưởng tượng, đường vòng tròn quanh Trái đất vuông góc thẳng đứng với trục Trái đất gọi là đường xích đạo. Đường xích đạo không song song với quỹ đạo của Trái đất quay quanh Mặt trời mà lệch 23°27'.
Muốn chứng minh Trái đất quay quanh Mặt trời, cứ cách một thời gian chúng ta lại quan sát bàu trời ban đêm vào một thời điểm nhất định, chúng ta sẽ phát hiện ra vị trí của một số sao có thay đổi: kỳ trước ta nhìn thấy chòm sao ở phía Tây thì kỳ này đã lặn rồi, kỳ này ta nhìn thấy chòm sao mới xuất hiện ở phía Đông nhưng kỳ trước không nhìn thấy. Sau đúng một năm quan sát như vậy, chúng ta sẽ thấy vị trí của các sao trên trời ngày này năm nay hoàn toàn khớp với vị trí của chúng ngày này năm ngoái. Điều đó chứng minh rằng Trái đất quay hết một vòng quanh Mặt trời vừa tròn một năm.


Bộ đề 09:
Câu 1: Vũ khí hạt nhân có thể phá hủy một tiểu hành tinh? Bạn nghĩ như thế nào về câu hỏi trên
Câu trả lời:
Ném bom hạt nhân vào một tiểu hành tinh không thể khiến nó bị bốc hơi như trên phim.
Đa phần tiểu hành tinh là một khối đá lớn nên một vụ nổ chỉ có thể đẩy nó ra xa hơn một chút. Điều này giống như bắn một viên đạn súng vào một viên đạn pháo vậy. Đó không phải là ý tưởng hay nếu bạn muốn cứu Trái Đất.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng nếu một cuộc tấn công hạt nhân được thiết kế thông minh và định hướng tốt có thể thổi bay một phần của tiểu hành tinh và đẩy nó ra xa khỏi quỹ đạo gây nguy hiểm với Trái Đất.

Câu 2: Đã tìm thấy những sinh vật có thể sống sót trong những vùng nước nóng tới 112 độ C. Bạn hãy phân biệt đó là thực tế hay viễn tưởng và giải thích tại sao?
Câu trả lời:
Đúng
Hơn 50 vi sinh vật ưa ấm đã được tìm thấy đang sống vô tư ở nhiệt độ cực cao trong những địa điểm như suối nước nóng ở Công viên quốc gia Yellowstone (Mỹ) và trên tường của các "ống khói" dưới đáy biển. Một số loài phân chia tốt nhất ở 105 độ C, và vẫn có thể sinh sản ở 112 độ. Các vi khuẩn cũng được tìm thấy dưới lớp băng gần các cực, trong hồ nước có tính kiềm cao, và dưới mặt đất sâu, ăn thức ăn là đá
Câu 3: Liệu con người có thể sống ở những hành tinh khác?
Câu trả lời: Có ít nhất 100 đến 200 triệu hành tinh trong dải ngân hà và người ta tin rằng vũ trụ có thể là nhà để hỗ trợ sự sống của các hành tinh khác. Những nhà vật lý học đã tìm ra một số hành tinh giống như Trái Đất có thể là nơi ở của con người, ví dụ như sao Gliese 581 d – một ngoại hành tinh (nằm ngoài hệ mặt trời) cách khoảng 20 năm ánh sáng từ chòm sao Thiên Xứng. Gliese 581g có khối lượng gấp 3-4 lần Trái Đất, hội đủ hai yếu tố quan trọng là nước và bầu khí quyển giúp duy trì sự sống trên hành tinh. Được tìm thấy vào năm 2007, các nhà khoa học vẫn đang tranh luận liệu rằng hành tinh này có thể hỗ trợ sự sống con người hay không bởi không chỉ đơn giản kết luận điều này dựa trên thành phần cấu tạo của nó.


Bộ đề 10:
Câu 1: Khi đi vào vũ trụ thì cơ thể bạn có trọng lượng không? Và hãy nêu lên những điều em biết về câu hỏi trên.
Câu trả lời: Đa số các nhà khoa học đồng ý rằng vũ trụ bắt đầu từ khoảng 100 km so với mặt đất. Đó là nơi bầu khí quyển của Trái Đất trở nên gần như không còn, tức là môi trường chân không.
Tuy nhiên, đi qua điểm này không tạo nên điều kì diệu là khiến bạn trở nên không trọng lượng. Nếu bạn đang ở trên một tên lửa đẩy, bạn sẽ cảm thấy trọng lực lớn hơn nhiều lần so với Trái Đất. Bạn sẽ chỉ có cảm giác không trọng lượng khi bắt đầu hạ cánh.
Lực hấp dẫn tồn tại ở mọi nơi trong vũ trụ. Bay quanh một hành tinh có nghĩa là vẫn phải chịu lực hấp dẫn của nó. Mặt trăng quay quanh Trái Đất, Trái Đất quay quanh mặt trời và hệ mặt trời quay quanh dải ngân hà, mọi thứ trong vũ trụ đều tác dụng lực hấp dẫn với nhau.
Nếu bạn ở vị trí cách 400 km so với Trái Đất, bạn sẽ phải di chuyển với tốc độ 27.743 km/giờ để được trải nghiệm cảm giác rơi tự do trong môi trường không trọng lượng. Đây cũng chính là tốc độ của trạm vũ trụ quốc tế ISS.
Câu 2: Chúng ta đã có bằng chứng rằng một vài dạng sống tồn tại ở ngoài trái đất, ít nhất ở dạng nguyên thuỷ.Bạn hãy phân biệt đó là thực tế hay viễn tưởng và giải thích tại sao?
Câu trả lời:
Giả tưởng
Dù cho nhiều nhà khoa học phỏng đoán rằng tồn tại sự sống ngoài trái đất, thì cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng cuối cùng về điều đó. Các chuyến bay trong tương lai tới Hoả tinh, mặt trăng Europa của sao Mộc và các kính thiên văn vũ trụ mới sẽ tìm kiếm câu trả lời cho nghi vấn dai dẳng này.
Câu 3: Vào năm 2012 người ta đã phát hiện ra thiên hà có hình chữ nhật rất hiếm gặp. Các bạn hãy cho biết: Vì sao có một thiên hà hình chữ nhật như vậy tồn tại?
Câu trả lời: Những dải ngân hà thường có dạng đĩa hoặc elip nhưng gần đây, vào năm 2012 người ta đã phát hiện ra thiên hà có hình chữ nhật rất hiếm gặp. Thiên hà này nằm cách Trái đất khoảng 70 triệu năm ánh sáng. Đã có rất nhiều những câu trả lời được đưa ra nhằm giải thích cho hình dạng kì lạ này. Một số thì cho rằng có thể thiên hà hình chữ nhật này được hình thành sau một vụ va chạm giữa hai thiên hà hình xoắn ốc. Nhưng gần đây, không có một bằng chứng cụ thể nào để khiến cho lời giải thích này được chấp nhận.

Bộ đề 11:
Câu 1: Các bạn hãy nêu 5 hành tinh kỳ lạ nhất vũ trụ?
Câu trả lời: Hành tinh có hai mặt trời, hành tinh có toàn bộ bề mặt là đại dương, hành tinh mưa đá, Hành tinh có mưa thủy tinh, Hành tinh có cơn mưa dầu mỏ.
Câu 2: Tatooine, hành tinh quê hương của Luke Skywalker trong phim Chiến tranh giữa các vì sao có hai mặt trời - điều được các nhà thiên văn gọi là hệ sao đôi. Các nhà khoa học gần đây đã khám phá ra rằng các hành tinh thực sự có thể hình thành trong những hệ sao như vậy.
Câu trả lời:
Đúng
Các hệ sao đôi rất phổ biến trong thiên hà Milky Way của chúng ta. Ngay cả những hệ thống 3 sao cũng tồn tại trong sự hài hoà về hấp dẫn. Trong số hơn 100 hành tinh mới được tìm thấy trong những năm gần đây, một số được tìm ra xung quanh các hệ sao đôi. Song than ôi! chưa ai tìm thấy một hành tinh có người ở giống như Tatooine.
Câu 3: Vụ nổ tia gamma mạnh và dữ dội nhất trong vũ trụ được ghi nhận lần đầu tiên vào những năm 1960. Theo em các nhà khoa học trên thế giới đã tìm ra được nguyên nhân gây ra vụ nổ đó chưa? Bạn hãy cho biết sơ lược về vụ nổ trên?
Vụ nổ tia gamma được biết đến như một vụ nổ mạnh với cường độ sáng nhất hành tinh. Trong chốc lát, nó đã thải ra một lượng nhiệt cực lớn làm sáng bừng cả bầu trời trong khi phải tận dụng hết cả phần thời gian còn lại, các ngôi sao mới có thể phát sáng như vậy. Vụ nổ tia gamma mạnh và dữ dội nhất trong vũ trụ được ghi nhận lần đầu tiên vào những năm 1960. Nguyên nhân gây ra những vụ nổ này cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn đối với giới khoa học. Một trong những sự phức tạp đối với việc nghiên cứu các vụ nổ này là bởi chúng chỉ có thể ghi nhận chúng ở một thiên hà xa xôi. Đã từng có một lý thuyết cho rằng thiên hà đang hoạt động này rực sáng nhờ năng lượng phát ra từ siêu hố đen, được bao quanh bởi một vành đai bụi và khí nóng nhưng nền công nghệ hiện đại thì vẫn không đủ khả năng chứng minh điều này.
bao h có vòng 2 ạ
 
  • Like
Reactions: Dương Minh Nhựt
Top Bottom