Ngày thi của chúng ta đến đây là kết thúc nhé.
Hẹn các bạn vào 20h Chủ Nhật ngày 21/9.
Cám ơn tất cả các bạn đã tham gia thi đấu nhiệt tình, kết quả sẽ được tổng hợp vào tối này mai 20/9!!
Good night!
Câu 1: Có 5 dung dịch mất nhãn, mỗi dung dịch chứa 1 trong các chất sau: MgCl2, FeCl2, BaCl2, FeCl3, AlCl3. chỉ dùng thêm 1 dung dịch khác để làm thuốc thử, hãy nhận ra từng dung dịch đó, Viết Các PTHH Câu 2: Dẫn 2,24 l khí CO2(đktc) vào 300ml dung dịch NaOH 0,5M. Tính khối lượng muối thu được Câu 3: Hòa tan hoàn toàn m gam kim loại M bằng dung dịch HCl dư thu được V lít H2 (đktc). Mặt khác hòa tan m gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được muối nitrat của M, nước và cũng V lít khí NO duy nhất (đktc)
a) So sánh hóa trị của M trong muối clorua và trong muối nitrat.
b) Hỏi M là kim loại nào? Biết rằng khối lượng muối nitrat tạo thành gấp 1,905 lần khối lượng muối clorua Câu 4: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: (chú ý: theo trình bày các bạn cần vẽ lại sơ đồ và điền tên chất, tuy nhiên các bạn chỉ cần viết PTHH xảy ra ví dụ: A + B → ….. viết ra và sau đó quy ước số thứ tự trong phương trình là (1), (2),…. )
Lưu ý: Thời gian làm bài là 45 phút. Sẽ không tính điểm ai nhanh trước mà tính điểm trình bày, độ chính xác. Điểm cho mỗi câu là 5 điểm. Chúc các bạn làm bài tốt.
Câu 1:
Trích mỗi hóa chất một ít, thử lần lượt với dung dịch NaOH dư:
- Trường hợp nào xuất hiện kết tủa trắng, không tan, hóa chất ban đầu cần nhận biết là MgCl2. PTHH:
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl
- Trường hợp nào xuất hiện kết tủa trắng xanh, hóa nâu đỏ trong không khí => hóa chất ban đầu là FeCl2:
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
- Xuất hiện kết tủa nâu đỏ => hóa chất ban đầu là FeCl3:
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
- Trường hợp xuất hiện kết tủa trắng keo, tan dần trong dung dịch NaOH dư là AlCl3:
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
- Hóa chất không phản ứng là BaCl2
Câu 2:
nCO2 = 0,1 (mol)
nNaOH = 0,15 (mol)
Xét tỉ lệ: nNaOH/nCO2 = 1,5=> Tạo muối axit và muối trung hòa
Gọi x, y lần lượt là số mol Na2CO3 và NaHCO3 được tạo thành x, y >0)
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
CO2 + NaOH → NaHCO3
Ta có hệ phương trình:
x + y = 0,1; 2x + y = 0,15
=> x = 0,05 (mol); y = 0,05 (mol)
=> mNa2CO3 = 5,3 (g)
mNaHCO3 = 4,2 (g)
=> m(Muối) = mNa2CO3 + mNaHCO3 = 5,3 + 4,2 = 9,5 (g)
Câu 3:
a) Gọi n và m là hóa trị của kim loại M khi hòa tan trong HCl và trong HNO3, ta có các (n, m nguyên dương) PTHH sau:
2M + 2nHCl → 2MCln + nH2 (1)
3M + 4mHNO3 → 3M(NO3)m + mNO + 2mH2O (2)
Gọi số mol của M là a ta có: (a > 0)
- Theo PTHH (1): nH2 = na/2 (mol)
- Theo PTHH (2); nNO = ma/3 (mol)
Vì số mol H2 tạo ra bằng số mol NO nên: na/2 = ma/3 hay m = 1,5n
b) Vì số mol 2 muối tạo thành là như nhau (đều bằng a mol) nên theo bài ra ta có:
M + 62m = 1,905.(M + 35,5n)
Thay m = 1,5n vào biểu thức trên ta được M = 28n
=> n = 2 thì M = 56 (Fe) (TMĐK)
Vậy M là Fe