em mới học xong lớp 10 nhưng kiến thức chưa chắc

P

phanvan4

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

em mới học xong lớp 10 nhưng kiến thức chưa chắc mong anh chị các bạn giúp dỡ em chỉ cho em cách làm mấy bài tập sau( em không cần đáp số cụ thể mà em cần hướng làm)
câu 1: hỗn hợp M gồm 2 kim loại X, Y CÓ HÓA TRỊ KHÔNG ĐỔI oxi hóa hoàn toàn 6,3 gam M trong ôxi dư thu được 11,1 gam hỗn hợp hai oxít mặt khác nếu lấy 12,6 gam M hòa tan hết trong dung dịch HCl thì thu được V lít H2(ĐKTC) giá trị của V là?
câu 2: Hòa tan hỗn hợp Mg và Cu bằng 200ml dung dịch HCl thu được 3.36l khí và còn lại m gam kim loại không tan.Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại đó thu được 1,25m + a gam oxit trong đó a> 0 nồng độ mol/ lít củadd HCl là ?
câu 3: cho 0,18 gam một đơn chất R tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được khí A ( bết sản phẩm khử của S+6 là SÒ duy nhất) thu toàn bộ khí A vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện 5,1 gam kết tủa. Nếu cho 0,18 gam R tác dụng vớidd HNO3 đặc nóng dư thì thể tích khí thu được đktc là bao nhiêu biết sản phẩm khử của N+5 là NÒ duy nhất?
câu 4: : Chia m gam hỗn hợp X gồm FeS và CuS thành hai phần bằng nhau. Cho phần 1 phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,24 lít khí (đktc). Hoà tan hết phần 2 trong dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra 15,68 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của m là
 
H

hocmai.hoahoc

Gợi ý làm bài:

câu 1:
- Áp dụng bảo toàn khối lượng với thí nghiệm thứ nhất => mO2=> nO2 => số mol e mà O2 nhận (=4*nO2).
- Giả sử ở thí nghiệm 2 chỉ lấy 6,3 gam hỗn hợp kim loại như thí nghiệm 1. Do kim loại có hóa trị không đổi nên số mol e mà kim loại nhường trong 2 thí nghiệm là như nhau => Số mol e nhận ở 2 thí nghiệm là như nhau => n e do H2 nhận = n e do O2 nhận => nH2.
- Tuy nhiên khối lượng của hỗn hợp kim loại ở thí nghiệm 2 gấp 2 lần khối lượng kim loại ở thí nghiệm 1 => n e do H2 nhận =2*n e do O2 nhận = 8*nO2
=> nH2=n e do H2 nhận/2 = 4*nO2 .
câu 2: Em xem lại đề bài xem bài còn hỏi thêm hay cho thêm dữ kiện nào nữa không? vì nếu chỉ tính Cm của HCl thì từ dữ kiện "3.36l khí " áp dụng bảo toàn nguyên tố H là ra được rồi.
câu 3:
n CaSO3 = 0,0425 mol => n SO2= 0,0425 mol => n e SO2 nhận là 0,085 mol.
Do cùng lượng kim loại R phản ứng với các axit có tính oxi hóa mạnh => n e nhường trong 2 thí nghiệm là như nhau => n e do S+6 và n e do N+5 nhận là như nhau = 2*nSO2 => n NO=2*nSO2/3 => V NO.
Áp dụng bảo toàn e => n R= 0,085/n ( với n là hóa trị của R) => 0,085*R/n=0,18 .
 
P

phanvan4

em chân thành cảm ơn
à còn về đề bài thì đúng là chỉ có như vậy thôi không còn dữ kiện khác ạ:D
thế nên :D:rolleyes:chác là sẽ có cách almf nào đó khác nữa mà
 
S

shibakaovy

câu 2: Hòa tan hỗn hợp Mg và Cu bằng 200ml dung dịch HCl thu được 3.36l khí và còn lại m gam kim loại không tan.Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại đó thu được 1,25m + a gam oxit trong đó a> 0 nồng độ mol/ lít củadd HCl là ?

Kim loại còn dư là Cu và có thể có Mg

Nếu m g kim loại chỉ có Cu --> oxit thu được có khối lượng 80.m:64=1,25m < 1,25m+a
Vậy kim loại dư có cả Mg --> HCl phản ứng hết $--> n_{HCl}=2n_{H_2}=0,3 (mol)$
 
W

whitetigerbaekho

Câu 4
FeS = a mol, CuS = b mol ( trong 1 phần)
giả hệ a = 0,1 ( chỉ có FeS pu HCl thôi)
9a + 8 b = 2,1 =>> a= o,1 , b = 0,15 =>.
m= m(FeS) + m(CuS) = 2 x (0,1.88+0,15.96) =46,4
 
B

buongtay02061997

câu 3

câu 3 ko fai làm như vậy nk.0,18 g ko fai kua kim loai ma la cua cacbon.............
 
Top Bottom