Văn 10 Em hãy phân tích/làm rõ tư tưởng nhân nghĩa trong đoạn 1 của bài Đại cáo Bình Ngô

LLunaa

Học sinh chăm học
Thành viên
15 Tháng mười một 2018
383
294
76
Ninh Thuận
-_-

Phạm Văn Tuân

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng hai 2022
66
39
11
Hà Nội
Chào em, em tham khảo gợi ý:
-
Trước hết, tác giả khẳng định nhân nghĩa là một nguyên lí có tính chất phổ biến, mặc nhiên thừa nhận thời bấy giờ:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Nguyên lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi nêu ở đây là một tiền đề có tính chất tiên nghiệm, bởi tiền đề này có nguồn gốc từ phạm trù nhân nghĩa của Nho giáo. Khổng Tử nói tới chữ “nhân”, Mạnh Tử nói tới chữ “nghĩa”. “Nhân nghĩa” được nhiều người giải thích; cách nói, cách hiểu đôi khi khác nhau nhưng nhìn chung mọi người đều thừa nhận “nhân nghĩa” là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí. “Nhân nghĩa” là “yên dân trừ bạo”, tức là tiêu trừ tham tàn bạo ngược, bảo vệ cuộc sống yên ổn của dân. Là một trí thức Nho giáo, “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi cũng bao hàm lẽ đó.
- Tuy nhiên lại phải nhấn mạnh, khi đưa tiền đề để tiên nghiệm, Nguyễn Trãi đã biết chắt lọc lấy cái hạt nhân cơ bản, tích cực:
Nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân
Điếu phạt chi sư, mạc tiên khử bạo.
Trong hai câu mở đầu, Nguyễn Trãi đã xác định mục đích, nội dung của việc làm nhân nghĩa: chủ yếu để yên dân, trước nhất là trừ bạo.
- Điều đáng nói hơn nữa là khi tuyên ngôn về nhân nghĩa, Nguyễn Trãi không những đã chắt lọc lấy cái hạt nhân cơ bản, tích cực của tư tưởng nhân nghĩa Nho giáo mà còn đem đến một nội dung mới, lấy ra từ thực tiễn dân tộc: nhân nghĩa phải gắn liền với chống xâm lược. Đặt trong hoàn cảnh Nguyễn Trãi viết “Đại cáo bình Ngô” thì người dân mà tác giả nói tới là người dân Đại Việt đang bị xâm lược, còn kẻ bạo tàn chính là giặc Minh cướp nước. Nhân nghĩa là chống xâm lược, chống xâm lược là nhân nghĩa. Nội dung này trong quan niệm Khổng Mạnh và Nho gia Trung Quốc hầu như không có. Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược, Nguyễn Trãi đã bóc trần luận điệu nhân nghĩa xảo trá của địch, đã phân định rạch ròi ta là chính nghĩa, giặc xâm lược là phi nghĩa: “Nước mày nhân việc nhà Hồ trái đạo, mượn cái tiếng thương dân đánh kẻ có tội, thật ra là làm việc bạo tàn, lấn cướp đất nước ta, bóc lột nhân dân ta… Nhân nghĩa mà như thế ư?” (Thư số 8 - Gửi Phương Chính).
 
Top Bottom