Em cần tham khảo gấp !!!!!

N

ngoanlam

N

ngoanlam

Mọi người ơi giúp em cái mai thy học kì rồi :((.Chỉ cần đề 1 thui cũng được :(:)((
 
2

251192

mình sẽ làm cho bạn 1 dàn bài chung phân tích 2 đề trên,dựa vào đó chắc chắn bạn làm đc,ok
Lập dàn ý:
MB:ai cũng mong muốn mình có 1 mái ấm gia đình,đó không có gì là xa lạ,khó hiểu nhưng với Bác Hồ khiến tôi khá bất ngờ,suốt đời vì nước,vì dân,không1 chút riêng tư,bài "chiều tối" có lẽ đã hé mở cho chúng ta nhìn thấy 1 thoáng ước mơ thầm kín về 1 mái ấm gia đình,1 chỗ dừng chân trên con đường dài xa vạn dặm.
TB:"chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không"
+bức tranh thiên nhiên tươi đẹp
-không gian rộng lớn cao xa,thoáng đãng nhưng gợn buồn ở sự trống vắng,lẻ loi.
-đây là những chi tiết quen thuộc trong thơ ca tạo ra cho bài thơ mang 1 màu sắc cổ điển
-bức tranh cảnh vật mang nét đặc trưng của thơ cổ ướt lệ,tượng trưng nhưng vẫn rất gần gũi hoà hợp với nhân vật trữ tinh,cánh chim mỏi mệt sau 1 ngày kiếm ăn hay chính là sự mỏi mệt của người tù sau 1 ngày đầy ải,chòm mây lẻ loi hay chính là nỗi cô đơn của người tù nơi đất khách quê người,cảnh vật đc bao phủ bởi tâm trạng của nhân vật trữ tình,ngươif tù như tìm thấy sự đồng cảm,sẻ chia từ thiên nhiên.
"cô em xóm núi xay ngô tối
xay hết,lò than đã rực hồng"
+ấm áp,vui vẻ
-hình tượng thơ đã có sự chuyển đọng của thiên nhiên chuyển sang cuộc sống con người,tâm trạng nhà thơ đang buồn cũng trở nên vui tươi,dường như nhà thơ đã quên hẳn nỗi buồn của riêng mình để hoà nhập vào niềm vui của mọi người.
-hình ảnh cô gái không phair thoáng qua để trang điểm cho bức tranh mà là trọng tâm của bức tranh,cũng không phải cô gái khuê các,lãng mạn mà là người lao động,cái đẹp trong cuộc sống đã đi vào trong thơ 1 cách tự nhiên tạo nên 1 vẻ đẹp khoẻ khoắn,sinh đọng,bếp lửa rực hồng gợi nên 1 gd ấm áp,sum họp,nó là vẻ đẹp của cuộc sống,đồng thời cũng là niềm khao khát mái ấm gd.
-chuyển động tjme = bút pháp liên tưởng rất đặc trưng của thơ Đường:dùng cái sáng đẻ tả cái tối.Chỉ khi bóng tối đã bao trùm thì bếp lửa mới rực hồng.
-bản dịch thêm vào chữ "tối" không sai nhưng làm mất đi cái ý vị cuar thơ Đường.
KB: (tự làm nhé bạn,tuỳ theo đề của bạn mà kết,sườn bài chung là như vậy)
 
N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong

Chất cổ điển và hiện đại trong : " Chiều tối " .

*Một trong những đặc trưng cơ bản của phong cách thơ nghệ thuật HCM là sự hoà hợp rất tự nhiên giữa màu sắc cổ điển và tinh thần thời đại .Nét phong cách này thường thể hiện rõ nét nhất trong các bài thơ viết về thiên nhiên _ một đề tài chủ yếu của cổ thi và HCM đã từng có nhận xét : " Cổ thi thiên ái thiên nhiên mĩ " *Bài Chiều tối cũng như nhiều bài thơ khác của HCM , thường có một vẻ đẹp cổ điển rất gần gũi với thơ Đường , thơ Tống .Các bài thơ thường viết về thiên nhiên : mây, núi, trăng ,hoa,..., với lối chấm phá , toát ra cái hồn của cảnh và tâm tình của tác giả .Nó có thi đề rất cổ điển và cảnh trong thơ cũng có những nét tiêu biểu của thơ xưa viết về cảnh chiều .
*Nhưng nếu trong thơ xưa , cảnh thường tĩnh , thì trong thơ HCM , cảnh thường vận động , chuyển biến theo 1 hướng thốngnhất : Hướng về sự sống , ánh sáng và tương lai .Nhân vật trữ tình trong thơ xưa ẩn đi , chìm đi giữa thiên nhiên , nhưng trong thơ HCM lại thường hiện ra ở giữa tâm cảnh bài thơ , chiếm vị trí chủ thể trên nền bức tranh .Và cái tôi của tác giả thường ẩn nhẹ nhàng , tinh tế , mang phong thái ung dung , thanh thản tương tự các hiền triết , tao nhân nghìn xưa ...
*Nhưng những vần thơ của Bác vẫn hài hoà tinh thần thời đại , hình ảnh thơ không tĩnh mà vận động từ thiên nhiên hướng vào cuộc sống con người, từ bóng tối tới ánh sáng ; cảm xúc trong thơ không ảo não , mệt mỏi mà luôn bình tĩnh , lắng sâu , dần dần chuyển sang niềm vui , niềm lạc quan , tin tưởng và khát vọng .Chính vì thế mà những vần thơ HCM có màu sắc cổ điển nhưng ko phải cổ thi mà là thơ hiện đại
*Hai câu thơ đầu chính là một bức tranh chiều đầy chất cổ điển:
*Bài thơ Chiều tối đậm đà màu sắc cổ điển , trước hết nó được thể hiện ở cách sử dụng những hình ảnh ước lệ trong thơ cổ :
"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không "​
*Cảnh chiều trong thơ cổ thường là thế . Chỉ có 1 cánh chim chiều , 1 đám mây lẻ loi , đó là hai hình ảnh quen thuộc thường xuất hiện trong thơ chiều xưa nay .Cho nên đó chỉ là hai hình ảnh của không gian mà đã mang theo ý nghĩa của thời gian .Trong 2 câu thơ ko hề có chữ chiều , mà cảnh chiều đã hiện ra .Bút pháp chấm phá chỉ vơi vài nét vẽ : bầu trời , cánh chim , chòm mây đã lột tả được cái hồn của cảnh chiều nơi rừng núi .Nghệ thuật đối lập giữa cái vô hạn là bầu trời với cái hữu hạn là cánh chim , chòm mây đã làm hiện lên 1 vẻ đẹp tĩnh lặng , mênh mông của bầu trời chiều .Cánh chim chiều trong thơ ca truyền thống thể hiện thời gian trôi chảy , thời gian vận động , phảng phất sắc màu triết học của chủ nghĩa hư vô .Còn trong thơ HCM , cánh chim chiều mang một nét tả thực .Một nét buồn trong sự kết hợp chặt chẽ với chuyển động của chòm mây cô đơn , lẻ loi trên bầu trời gợi nỗi niềm bâng khuâng xa vắng nhưng ấm áp của không gian và lòng người trong cảnh chiều hôm . Cảnh đẹp và thoáng qua , gợi nhớ một nỗi buồn .Mỗi chi tiết của cảnh đều nhuốm màu tâm trạng .Cánh chim mỏi tìm về tổ ấm , còn người tù mệt mỏi sau một ngày đường mà vẫn chưa tìm được chỗ dừng chân .Chòm mây lẻ loi trôi lững lờ trên tầng không , còn người tù thì cô đơn , trống vắng trong 1 buổi chiều nơi đất khách quê người .Hai câu thơ đạt mức vi diệu của lối tả cảnh ngụ tình ....
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom