Em cần rất gấp ạ

B

bacho.1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thầy ơi giúp em với
Câu 21 mã đề đề hoá khối b năm 2007
Cho 2 kim loại Na và Al gọi là X. Cho m gam X vào nước thu được V lít khí (dktc ) .Nếu cho m gam trên vào NaOH dư thì thu được 1,75 V lít khí ở dktc thành phần phần trăm khối lượng Na trong hỗn hợp trên là
A 39,87 %
B77,31 %
c49,87 %
D 29,87 %
Cams ơn thầy trước luôn nhé !
 
H

hocmai.hoahoc

Ta nhận thấy lượng khí ở thí nghiệm a ít hơn lượng khí ở thí nghiệm 2 => Al ở thí nghiệm 1 còn dư. Gọi số mol Na và Al lần lượt là x và y. Để bài toán trở nên đơn giản ta chọn V ứng với 1 mol. Ta có phương trình
Thí nghiệm 1: Al dư
Na + H2O → NaOH + 1/2H2
x-----------------x----------x/2
Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + 3/2H2
x---------------x-----------------------3x/2
=> x = 0,5 mol
Tương tự đối với thí nghiệm 2. Chú ý là Al hết
=> x/2 + 3y/2 = 1,75 => y = 1 mol
=> %mNa = 29.87%
 
B

bacho.1

Cho em hỏi cái này với ; Đây là khóa luyện thi DH đảm bảo mà sao em thấy ko được yên tâm cho lắm hình như học mãi còn thiếu rất nhiều vấn đề mà em cảm thấy cũng rất cần thiết mà thi đại học năm nào cũng thấy có ít nhất một bài cần áp dụng
VD như phương pháp đồ thị trong việc giải hóa em ko thấy có trong đề cương vậy trên học mãi không có sao ạ . Hay những vấn đề liên quan đến lí thuyết trọng tâm còn thiêu thì phải. Em biêt do thời lượng có hạn chế nhưng ít nhất cũng phải nói đến chứ ạ
Hay như một chuyên đề nữa ở lớp 11 là phản ứng hidro hóa các anken ankin mà trong đó các dạng bài như tính hiệu suất ... không thấy được đề cập
Mong thầy giải đáp giúp em với ạ . Và nếu như còn thiếu thầy có thể up các chuyên đề này lên để em và các bạn có dịp được học hỏi
Cám ơn thầy
 
H

hocmai.hoahoc

Chào em! Kiến thức hóa học rất rộng mỗi người lại có những cách chia thành nhiều chuyên đề khác nhau. Nhìn chung khóa đảm bảo đã bao trùm 90-95% kiến thức hóa học dùng đề thi đại học còn việc vận dụng chúng như thế nào còn tùy thuộc vào các em. VD: Phương pháp đồ thi em nói chẳng qua cũng là một phương pháp giải các dạng toán CO2 + kiềm hoặc Al3+ + OH- ......Thay vì dùng đồ thị mình có thể dùng định luật bảo toàn nguyên tố thậm trí còn có thể viết phương trình và giải trực tiếp
Bài toán hidro hóa anken là nằm trong tính chất của anken.....
Quan trọng nhất khi em tham gia các khóa học không phải là học những gì thầy giáo dạy và chép lại mà là hiểu bản chất các vấn đề và các cách tư duy của người thầy để vận dụng giải quyết tất cả các dạng toán khác nhau. Nếu em còn bất kỳ băn khoăn gì thầy hoàn toàn có thể chia sẻ và giải đáp giúp em!
Chúc em học tốt
 
B

bacho.1

Thầy ơi !
Hôm qua ở lớp em học tới điện phân khó quá, thầy có thể cho em một số bài và VD luôn về cách giải đặc trưng không , phần này cả trên lớp lẫn trên học mãi đều chưa dạy mà sao có nhiều bài quá vậy thầy . Mong thầy giúp em với ạ
Cám ơn thầy !
 
H

hocmai.hoahoc

Muốn học tốt điện phân em cần nắm vứng bản chất và viết được các phương trình điện phân
Điện phân chủ yếu phức tạp là điện phân dung dịch
Tạ catot: Các ion dương sau Al3+ bị điện phân: Cu2+. Fe2+.....
Tại anot các ion âm ko có O bị điện phận: Cl-..
Ta có một mẹo nhỏ đề nhớ các phương trình điện phân như sau: Giải sử một chất là AB
TH1: AB đều bị điện phân
AB --> A+ B2
VD: CuCl2 --> Cu +Cl2
TH2: A có B không khi đó H2O sẽ điện phân thay và tương ứng với B là O => Tạo thành O2
AB + H2O --> A + O2 + HB
VD: CuSO4 + H2O --> Cu + 1/2O2 + H2SO4
TH3: A không B có khí đó H2O điện phân thay và tương ứng với A là H2
AB + H2O --> O2 + B2 + AOH
VD: NaCl + H2O --> NaOH + Cl2 + H2
TH4: A và B đều không điện phân khi đó là điện phân H2O
Sau khí đã viết chính xác phương trình điện phân để giải các bài tập em cần hiểu thêm về định luật F
n = It/96500*e
Ở đây nên chọn e cho đúng: Với kim loại: e là hóa trị của nó
Với O2 ta chọn e = 4
Cl2 ta chọn e = 2
H2=> e = 2
Bài tập điện phân khá nhiều dạng nếu là điện phân dung dịch gồm 1 chất tan thì kiến thức trên là khá đủ để em làm bài tập
Nhưng nếu là điện phân hỗn hợp và điện phân chéo em cần dùng thêm các kiết thức sau:
- Định luật bảo toàn e: Số mol e ở hai điện cực luôn như nhau
- Công thức tính số mol e theo định luật F
ne = It/96500
- Nắm vững bản chất tại các điện cực
Điện phân là phần khá phức tạp. Một hai câu không thể nói hết được em cần học kỹ bài thầy giáo giảng và làm nhiều bài tập. Phần nào không hiểu có thể hỏi thầy. Chúc em học tốt
 
Last edited by a moderator:
B

bacho.1

Em thắc mắc bài này thầy ơi
Bài tập về nhôm của thầy Sơn ạ
ở bài số 20 ý em được hệ phương trình sau mà khi ấn máy tình kết quả âm thầy ạ .Thầy xem em sai ở đâu nhé
PT
10H+ +2NO3- +8e -----------------NH4NO3 +H2O
8x------------------x
4H+ +4NO3- +3e ------------------NO + H2O +3NO3- (Al(NO3)3)
3y------------------y------------------3y hay ----y
Al----------Al3+ +3e
0,08 0,24
em thu được hệ sau
8x + 3y =0,24
80x + 213y =17,76
nhưng hệ này có một nghiệm âm là sao ạ
Mong thầy chỉ cho em chỗ sai với . Cám ơn thầy ạ !
 
B

bacho.1

Cho em hỏi thêm cái này với
2,8 gam hỗn hợp MgCO3 và BaCO3 trong đó MgCO3 chiếm a % về khối lượng tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được X .Hấp thụ hoàn toàn X vào Ca(OH)2 1M có thể tích 0,2 lít
tính a để thu được lượng kết tủa Max , Min
Cám ơn thầy luôn ạ
 
H

hocmai.hoahoc

Bài 20. Em xem lại các phương trình ion của em nhé!
Hướng dẫn:
Số mol Al là 0,08 mol => Số mol Al(NO3)3 là 0,08 mol => mAl(NO3)3 = 17,04 gam => Trong X còn có NH4NO3 với số mol là 0,009 mol
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có
ne = 3nAl = 8nNH4NO3 + 3nNO => nNO = 0,056 mol => V= 1,2544 lít
Bài 2. Khối lượng kết tủa lớn nhất khi Ca(OH)2 vừa đủ phản ứng với CO2 chỉ tạo ra CaCO3
Từ đó em tính được a
Kết tủa nhỏ nhất là tạo ra muối Ca(HCO3)2
 
B

bacho.1

Thầy giúp em thêm bài này nhé
Ở bài tập về nhà của thầy Sơn (kim loại kiềm kim loại kiềm thổ câu số 7)
Sơ đồ chuyển hóa Mg ------- A ---------MgO
tai sao em chọn là C (1,2,3 ) là sai hả thầy ? theo em được biết thì MgCO3 cũng cho ra MgO mà còn MgNO3 nữa thầy giải đáp giúp em nhé
Còn câu này nữa ạ Câu số 13 ạ
Có 4 dung dịch Ba(OH)2 Na2CO3 ...
Sao em chỉ thấy có 4 chất tạo được kết tủa thôi ạ ,mong thầy giải đáp giúp em với
Câu số 24 cũng bài này
Em chỉ thấy có mỗi cách viét phương trình và lập tỉ lệ để tính toán nhưng khi bấm giờ em thấy mất gần 20 phút vậy thầy có cách nào giải nhanh ko ạ
Vậy thôi ạ khi nào làm thêm bài khó ở đâu em sẽ hỏi thầy tiếp ạ .Cám ơn thầy
 
B

bacho.1

nhân tiện thầy giúp em luôn bài này nữa
Hỗn hợp X gồm Fe ,Cu có tỉ lệ khối lượng mcu :mfe =7:3 .Lấy m gam X cho phản ứng hoàn toàn với 44,1 gam HNO3 trong dung dịch thu được 0,75m gam chất rắn , dung dịch Y và 5,6 lít khí Z gồm NO2 , NO ( dktc) giá tri cua m là
A 40,5 B 50,0 C 50,2 D 50,4
thầy giải sớm giúp em nhé
Cám ơn thầy
 
H

hocmai.hoahoc

Chào em!
Mấy hôm nay thầy bị ốm hôm nay mới online được thầy trả lời em như sau
Mg -> MgCO3 trong chương trình không có phản ứng này
Tương tự 1 cũng vậy
Mg không tạo ra được Mg(OH)2 mà nó tạo ra MgO
Câu 13: Có 4 dung dịch: Ba(OH)2, Na2CO3, NaHCO3 và NaHSO4.
Ba(OH)2 + Na2CO3 --> 1
Ba(OH)2 + NaHCO3 --> 2
Ba(OH)2 + NaHSO4 --> 3
Na2CO3 + NaHSO4 --> 4
NaHCO3 + NaHSO4 --> 5
 
H

hocmai.hoahoc

Bài Fe và Cu em làm như sau:
TH1: Chất rắn gồm Fe dư và Cu => Dung dịch gồm Fe(NO3)2
Áp dụng bảo toàn nguyên tố N => Fe(NO3)2
=> Kết quả => TH này nhiều khả năng vô lý
TH2: Chất rắn gồm Cu => Dung dịch gồm 2 muối
Từ đó em làm nốt nhé
 
Top Bottom