Sử 11 Duy tân Minh Trị

Thùylinh06

Học sinh
Thành viên
3 Tháng năm 2022
80
31
26
17
Hà Tĩnh
Tại sao nói cuộc Duy tân Minh trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản?
LeeThanh LamCảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Mình xin phép được nhắc lại câu hỏi của bạn: Tại sao nói cuộc Duy tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản ? Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
Cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản bởi vì tính chất của một cuộc cách mạng tư sản bảo gồm
- Mục đích: lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản.
- Động lực cách mạng: đông đảo quần chúng nhân dân
- Kết quả, ý nghĩa: nền thống trị của giai cấp tư sản được thiết lập, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ
- Cuộc Duy Tân Minh Trị tuy không lật đổ hoàn toàn sự thống trị của giai cấp phong kiến, nhưng đã xóa bỏ những tàn dư của giai cấp phong kiến, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản phát triển.
- Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản từ một nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
=> Như vậy, Cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản

Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Bên cạnh đó, bạn có thể xem lại kiến thức cơ bản của bài học: cuộc Duy tân Minh Trị
Chúc bạn ngày mới tốt lành!
 

Nguyễn Thị Thu Hiền 13042006

Cựu TMod Sử
Thành viên
11 Tháng hai 2022
470
1
382
66
18
Hà Tĩnh
Tại sao nói cuộc Duy tân Minh trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản?
LeeThanh Lam
Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Mình xin phép được nhắc lại câu hỏi của bạn: Tại sao nói cuộc Duy Tân Minh Trị manh tính chất của một cuộc cách mang tư sản. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
Mở bài:
giới thiệu qua về tình hình đấy nước nhất bản,và cuộc Duy Tân Minh Trị để làm sáng tỏ tính chất của 1 cuộc cách mạng tư sản
Thân bài: từ những ý trên=>vào vấn đề câu hỏi,làm sáng tỏ
- Mục đích: lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản.
- Động lực cách mạng: đông đảo quần chúng nhân dân.
- Kết quả, ý nghĩa: nền thống trị của giai cấp tư sản được thiết lập, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.
-Cuộc Duy Tân Minh Trị tuy không lật đổ hoàn toàn sự thống trị của giai cấp phong kiến, nhưng đã xóa bỏ những tàn dư của giai cấp phong kiến, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
-Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản từ một nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Kết bài:khẳng định lại vấn đề
Như vậy, Cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản.
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Bên cạnh đó, bạn có thể xem lại kiến thức cơ bản của bài học: (Dẫn link bài ôn có liên quan, cái này tìm trong khu vực Tổng ôn kiến thức nhé!)
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
 
Last edited:

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
758
166
Lào Cai
Lào Cai
Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Mình xin phép được nhắc lại câu hỏi của bạn: Tại sao nói cuộc Duy Tân Minh Trị manh tính chất của một cuộc cách mang tư sản. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé:
Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Mặc dù nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có địa vị tối cao, song quyền hành thực tế nằm trong tay Sôgun (Tướng quân) ở phủ Chúa – Mạc phủ. Từ năm 1603, dòng họ Tô-ky-ga-oa nắm chức vụ Tướng quân. Vì thế, thời kì này ở Nhật Bản gọi là thời kì Mạc phủ Tô-ku-ga-oa.
Sau hơn 200 năm thống trị của dòng họ Tô-ku-ga-oa, chế độ phong kiến Nhật Bản đã rơi vào tình trạng bế tắc, suy thoái, không đáp ứng được những yêu cầu phát triển xã hội, không đủ sức chống lại sự xâm nhập của các nước đế quốc Âu – Mĩ. Bên cạnh đó Nhật phải kí kết với các nước phương Tây những hiệp ước bất bình đẳng gây mất lòng dân. Trước tình hình này, một cuộc cải cách đã diễn ra đó là cải cách Duy tân Minh Trị do Thiên Hoàng Minh Trị chủ trì. Duy tân Minh Trị được diễn ra với mục đích lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển song lãnh đạo là giai cấp tư sản được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân dẫn tới kết quả nền thống trị của giai cấp tư sản được thiết lập, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên Duy Tân Minh Trị tuy không lật đổ hoàn toàn sự thống trị của giai cấp phong kiến nhưng đã xóa bỏ những tàn dư của giai cấp phong kiến, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản từ một nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
-> Từ đây ta nhận rõ Duy Tân Minh Trị có đặc điểm của một cuộc cách mạng tư sản thêm vào đó Nhật Bản từ một nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Vì vậy cuộc Duy Tân Minh Trị manh tính chất của một cuộc cách mang tư sản
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Bên cạnh đó, bạn có thể xem lại kiến thức cơ bản của bài học: (Dẫn link bài ôn có liên quan, cái này tìm trong khu vực Tổng ôn kiến thức nhé!)

Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-kien-thuc-co-ban-den-nang-cao-tat-ca-cac-mon.827998/
 
Top Bottom