Đức tính giản dị của Bác Hồ!

M

mihiro

3

321zaq

Ngữ văn

1) Một số ví dụ biểu hiện đức tính giản dị của Bác Hồ trong thơ văn là:
Là người rất am hiểu văn hoá và ngôn ngữ các nước phương Tây và phương Đông nhưng Bác không ưa dùng các câu chữ cầu kì, khó hiểu khi viết những tác phẩm tyuên truyền động viên quần chúng nhân dân hiểu và tham gia tích cực và kháng chiến cách mạng. Chẳng hạn Bác khuyên thanh niên:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Bác chúc Tết nhân dân năm 1968
Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập,vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào
Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào
Bắc Nam xum họp xuân nào vui hơn
Trong "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" ( 1946 ) Bác mở đầu bằng những lời rất giản dị:
"Chúng ta đã nhân nhượng, nhưng càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới. Vì chúng quyết tâm xâm chiếm nước ta một lần nữa."
Bác có rất nhiều tác phẩm kiệt xuất nhưng khi hướng tới nhân dân đa số còn ít chữ nghĩa thì Bác viết rất dễ hiểu, rất giản dị
2) Đức tính giản dị là đơn giản một cách tự nhiên trong cách sống, trong việc diễn đạt câu từ dễ hiểu, không rắc rối
Giản dị là nét đẹp của một nhân cách lớn. Nó biểu hiện đức tính khiêm tốn mà vĩ đại. Chúng ta phải luôn rèn luyện cho mình lối sống và cách viết giản dị. Đó là sự rèn luyện về nhân cách
Phải bền bỉ và phải có ý thức cao chúng ta mới đạt được sự giản dị. Chỉ có giản dị chúng ta mới hoà đồng và khiến mọi ngượi nể phục
 
T

tuyetroimuahe_vtn

một câu chuyện nhỏ về đức tính giản dị của bác hồ
Chiếc thắt lưng của Bác

Thời kỳ đó là tháng 6-1954. Sau chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu, Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tới Genève để đàm phán. Hội nghị kéo dài được gần một tháng thì các bên tạm nghỉ để về nước báo cáo lập trường các bên cho chính phủ mình. Trên đường về Việt Nam các bạn Trung Quốc đã mời phái đoàn Việt Nam nghỉ lại Trung Quốc. Phái đoàn Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu.
Hôm đó, Bác nghỉ tạm tại nhà nghỉ Đảng bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Quảng Tây. Sáng, Bác Hồ đi họp, ở nhà, một cán bộ của bạn đi kiểm tra phòng Bác xem các nhân viên phục vụ phòng có chu đáo không. Sau khi xem xét một lượt, anh ta thấy trên sàn nhà một mảnh vải đã cũ, dài khoảng 80cm, rộng khoảng 10cm, màu vàng đã bạc. Đoán rằng đây là dây gói tài liệu rớt ra sau khi cầm tài liệu đi, anh ta bỏ mảnh vải vào thùng đựng giấy rác.
Bác đi họp về, hỏi: “Thắt lưng của tôi đâu? Tôi thường để sau ghế tựa nên bị rơi xuống đất”. Lúc này mọi người mới vỡ lẽ vội đi tìm và đưa lại cho Bác.
Một chiếc thắt lưng bằng da, bằng dây dù... cũng không đắt hơn một miếng vải là bao. Nhưng vấn đề ở đây: Cái quí báu trong nhân cách của Bác là tính cách luôn hy sinh, cái riêng bao giờ cũng là tối thiểu, cái dành cho sự nghiệp chung bao giờ cũng được ưu tiên tối đa. Phẩm chất trong sáng thể hiện thường trực trong những cử chỉ của Bác, dù nhỏ nhất. Thời điểm đó, sau chiến dịch Điện Biên Phủ, thắt lưng chiến lợi phẩm thu được rất nhiều, nhưng Bác vẫn chỉ tiếp tục dùng chiếc thắt lưng quen thuộc cũ kỹ của mình.
 
T

thanhdathht

Lối sống dản dị của Bác Hồ
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, dù ở bất kỳ cương vị nào, từ một người phụ bếp trên con tàu “Amiran Latouche Tre ville” lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Đó cũng chính là điểm nổi bật trong phong cách, đạo đức của Người.
Theo lời kể của những người từng được sống gần Bác hoặc qua những tư liệu còn lưu trữ được, chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày Bác đều hết sức tiết kiệm. Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá 3 món và thường là các món dân tộc như: tương cà, dưa, cá kho... Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi “nẫu”, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà” là: Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng này...
Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của Bác. Thậm chí liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp đãi khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác cũng chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách.
Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Hơn nữa, Bác luôn nghĩ đến người khác, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người này, sẻ cho người kia rồi sau cùng mới đến phần mình và phần Bác thường là ít nhất.
Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước ngoài; chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa lạnh và một vài bộ quần áo gụ Bác mặc làm việc mùa hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”.
Về chỗ ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng. Sau này vì bí mật nên Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết kiệm nguyên vật liệu. Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác ở Phủ Toàn quyền Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ của người thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17-5-1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc qua đời.
Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông...”.
Như vậy, nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là tiết kiệm mà mang ý nghĩa rất cao đẹp. Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kiệt xỉ, không lãng phí, phô trương. Noi gương Người, học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người, thiết nghĩ mỗi cán bộ, đảng viên cần rèn luyện, tu dưỡng mình theo Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị (khóa X). Điều này tưởng dễ nhưng lại rất khó. Dễ vì nếp sống của Bác rất bình thường, đơn giản nếu quyết tâm thì ai cũng làm được. Còn khó vì nếu không có tâm trong sáng, không có chí hướng, có lý tưởng, không có lòng yêu thương con người thực sự thì không thể làm được. Ngày nay, xã hội phát triển, mức sống đã cao hơn trước rất nhiều nên chúng ta đang dần được ăn ngon mặc đẹp. Song là cán bộ, đảng viên - “người đầy tớ” của dân, chúng ta phải biết hy sinh lợi ích, tham vọng của cá nhân mình để phấn đấu xây dựng một đất nước mạnh giàu theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn.
 
R

rupy1112

Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của ngưới Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bũa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.
 
D

dai_ca_duc_2212

cung nhau thao luan ve tho nha ca nuoc

Ngỡ chim Lạc bay về trên những tán trò xanh
Gió xao động một vòm trời cổ tích
Mưa nhè nhẹ đủ cho người thanh lịch
Bước lên đền không phải dùng ô
Tác Giả : NGUYỄN HUNG HẢI
Người tuyển chọn : LAN NGỌC
Tìm toàn bài Gửi câu thơ cho bạn bè


Bao lứa đôi như ta có mặt lúc không giờ
Trên Nghĩa Lĩnh đầu trần không ướt tóc
Đã nghìn năm những thân trò thẳng tắp
Đứng như người đứng trước lư hương...
Tác Giả : NGUYỄN HƯNG HẢI
Người tuyển chọn : LAN NGỌC
Tìm toàn bài Gửi câu thơ cho bạn bè


Vừa vịn trúc bước lên
Đã thấy thông đứng đợi
Qua ngàn bậc non thiêng
Gió xuân ào ạt thổi
Tác Giả : ĐỖ PHÚ NHUẬN
Người tuyển chọn : NGUYỄN XUÂN
Tìm toàn bài Gửi câu thơ cho bạn bè


Cây hòa giữa đại ngàn
Lung linh màu huyền thoại
Thấp thoáng dưới bóng tùng
Tiếng người xưa vọng mãi...
Tác Giả : ĐỖ PHÚ NHUÂN
Người tuyển chọn : NGUYỄN XUÂN
Tìm toàn bài Gửi câu thơ cho bạn bè


Em cầm trong tay tất cả nhân gian
Từ tướng sỹ đến anh tốt hoẻn
Trầm tỉnh lắng cuộc đời/trăm nghìn chuyển biến
Thế của mình em đứng ở đâu đây?
Tác Giả : HOÀNG CẦM
Người tuyển chọn : TRẦN LÝ
Tìm toàn bài Gửi câu thơ cho bạn bè


Mà mắt em tia sáng rọi bàn tay
Đưa cuộc sống đến chân trời sự thật
Mừng cuộc chơi/tôi không mừng ai giải nhất
Tôi chọn những đôi cao thủ chỉ đánh hòa
Để xóa dần hận thù/không còn địa võng thiên la
Tác Giả : HOÀNG CẦM
Người tuyển chọn : TRẦN LÝ
Tìm toàn bài Gửi câu thơ cho bạn bè


Cái buổi ban đầu lưu luyến ấy
Ngàn năm chưa dễ đã ai quên!
...Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé
Em tôi ơi tình nghĩa có gì đâu
Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu
Thưở ân ái mong manh như nắng lụa....
Tác Giả : HỒ DZẾNH-NS HOÀNG THANH TÂM phổ nhạc
Người tuyển chọn : PHẠM THẮNG
Tìm toàn bài Gửi câu thơ cho bạn bè


...Tôi sẽ trách cố nhiên rất nhẹ
Nếu trót đi em hãu gắng quay về
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề
Đời chỉ đẹp khi còn dang dở
Tác Giả : HỒ DZẾNH-NS HOÀNG THANH TÂM phổ nhạc
Người tuyển chọn : PHẠM THẮNG
Tìm toàn bài Gửi câu thơ cho bạn bè


Thơ viết đừng xong thuyền trôi đừng đỗ
Cho nghìn sau...lơ lững...với nghìn xưa
Tác Giả : HỒ DZẾNH-NS HOÀNG THANH TÂM phổ nhạc
Người tuyển chọn : PHẠM THẮNG
Tìm toàn bài Gửi câu thơ cho bạn bè


Anh cho em mùa xuân,trẻ nô đùa khắp trời
Niềm yêu đời phơi phới
Bàn tay thơm sữa ngọt dãi đất hiền chim hót
Mái nhà xinh kề nhau...
Tác Giả : KIM TUẤN-NGUYỄN HIỀN Phổ nhạc
Người tuyển chọn : CAO KIM
Tìm toàn bài Gửi câu thơ cho bạn bè


Anh cho em mùa xuân,đường hoa và phố nhỏ
Nhạc chan hòa đây đó
Tình yêu non nước này bài thơ còn xao xuyến
Rung nắng vàng ban mai
Tác Giả : KIM TUẤN-NGUYỄN HIỀN Phổ nhạc
Người tuyển chọn : CAO KIM
Tìm toàn bài Gửi câu thơ cho bạn bè


Mùa xuân đến đạp xe trên phố,tóc xỏa vai mềm
Mùa xuân hát nụ hoa nở trên môi hồng
Mùa xuân rất hiền,lặng yên ngồi nghe tôi hát
Và tôi biết rằng nói yêu em là điều khó khăn...
Tác Giả : NS THANH TÙNG
Người tuyển chọn : NGUYỄN SINH
Tìm toàn bài Gửi câu thơ cho bạn bè


Mùa xuân vẫn còn đang ở lại
Mùa xuân rất hiền,lặng yên ngồi nghe tôi hát
Còn em lặng yên ngồi nghe lời tỏ tình của mùa xuân
Tác Giả : NS THJANH TUNG
Người tuyển chọn : NGUYỄN SINH
Tìm toàn bài Gửi câu thơ cho bạn bè


Giọt mưa nào rơi thật êm thật êm trên phố phường
Mùa hương nào thơm thật thơm trong gió thoảng
Và em đợi anh đợi anh như đã hẹn
Nghe trong mưa đêm mùa xuân lặng lẽ sang
Tác Giả : NS DƯƠNG THỤ
Người tuyển chọn : LÊ LAM
Tìm toàn bài Gửi câu thơ cho bạn bè


...Kìa tiếng chim rộn hót xa vời
Cánh hoa đào bổng như cười,báo tin mùa xuân về
Bóng đêm mùa cũ đâu rồi
Với em chỉ thấy xanh ngời,lá hoa của mùa xuân tươi...
Tác Giả : NS DƯƠNG THỤ
Người tuyển chọn : LÊ LAM
Tìm toàn bài Gửi câu thơ cho bạn bè


....Và chúng ta lại đón giao thừa
Phút giây lặng lẽ mong chờ,lắng nhe mùa xuân về
Phút mong chờ ấy tuyệt vời
Chan chứa niềm tin yêu...
Tác Giả : NS DƯƠNG THỤ
Người tuyển chọn : LÊ LAM
Tìm toàn bài Gửi câu thơ cho bạn bè


Nằm khểnh trong mây nỏn
Chạnh lòng thương cõi người
Thánh Thần hay Tiên Phật
Cũng chỉ bằng ta thôi.
Tác Giả : TRẦN ĐĂNG KHOA
Người tuyển chọn : MAI TÂM
Tìm toàn bài Gửi câu thơ cho bạn bè


Giọt thơm giọt đắng nâng kỳ cạn
Thơ rót say tràn tuổi mấy mươi
Mái xanh trao lại đàn con trẻ
Đầu bạc trông theo nhạn cuối trời...
Tác Giả : ĐIỀN NGỌC PHÁCH
Người tuyển chọn : MAI TÂM
Tìm toàn bài Gửi câu thơ cho bạn bè


Anh thức nhìn em trong trí nhớ
Đường xa dằng dặc biết làm sao
Đành biến đường xa thành tấm lụa
Đợi bọc em vào trong chiêm bao
Tác Giả : ĐỖ TRUNG LAI
Người tuyển chọn : MAI TÂM
Tìm toàn bài Gửi câu thơ cho bạn bè
 
Q

quanghnams

hay nhung toi nghi nen ke them ve nhung minh chung cho su gian di cua bac trong loi noi, quan he va cach giao tiep
 
P

phines

“ Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà
Giọng của Người không phải sấm trên cao
Thấm từng tiếng, ấm vào lòng mong ước
Nơi Bác ở: sàn mây vách gió
Sáng nghe chim rừng hót sau nhà”

Người thường bỏ lại đĩa thịt gà mà ăn hết mấy quả cà xứ Nghệ
Tránh nói to mà đi rất nhẹ trong vườn

“Máy chữ thôi reo, nhớ ngón đàn
Thong dong chiếc gậy gác trên bàn
Còn đôi dép cũ mòn quai gót
Bác vẫn thường đi giữa thế gian”
 
C

conangdoncoi

Một số ví dụ để chứng minh sự giản dị trong thơ văn của Bác:
- Cuộc sống Bác Hồ trong những ngày kháng chiến :
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháu bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
(Cảnh Pắc Bó)

-Bác khuyên thanh niên:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.

-Bác gửi cho thiếu nhi:
Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương.

*Qua bài văn này em hiểu được đức tính giản dị của Bác Hồ.Đó là đạo đức "trong sáng , thanh bạch , tuyệt đẹp " .Bài "Đức tính giản dị của Bác H"là bài học quý báo đối với tuổi học sinh chúng ta cả về tư tưởng , cuộc sống ;cả về ý nghĩa của văn chương.
(*):M_nhoc2_16:Chúc may mắn
 
C

cobekieuky_lovely95

cái này là đức tính giản dị của bác hồ chứ có phải hỏi giản dị là gì đâu
 
C

cobekieuky_lovely95

1) Một số ví dụ biểu hiện đức tính giản dị của Bác Hồ trong thơ văn là:
Là người rất am hiểu văn hoá và ngôn ngữ các nước phương Tây và phương Đông nhưng Bác không ưa dùng các câu chữ cầu kì, khó hiểu khi viết những tác phẩm tyuên truyền động viên quần chúng nhân dân hiểu và tham gia tích cực và kháng chiến cách mạng. Chẳng hạn Bác khuyên thanh niên:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Bác chúc Tết nhân dân năm 1968
Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập,vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào
Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào
Bắc Nam xum họp xuân nào vui hơn
Trong "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" ( 1946 ) Bác mở đầu bằng những lời rất giản dị:
"Chúng ta đã nhân nhượng, nhưng càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới. Vì chúng quyết tâm xâm chiếm nước ta một lần nữa."
Bác có rất nhiều tác phẩm kiệt xuất nhưng khi hướng tới nhân dân đa số còn ít chữ nghĩa thì Bác viết rất dễ hiểu, rất giản dị
2) Đức tính giản dị là đơn giản một cách tự nhiên trong cách sống, trong việc diễn đạt câu từ dễ hiểu, không rắc rối
Giản dị là nét đẹp của một nhân cách lớn. Nó biểu hiện đức tính khiêm tốn mà vĩ đại. Chúng ta phải luôn rèn luyện cho mình lối sống và cách viết giản dị. Đó là sự rèn luyện về nhân cách
Phải bền bỉ và phải có ý thức cao chúng ta mới đạt được sự giản dị. Chỉ có giản dị chúng ta mới hoà đồng và khiến mọi ngượi nể phục
cái này là đức tính giản dị của bác hồ chứ có phải hỏi giản dị là gì đâu
 
H

hkhkhkhkhk

giúp em bài cảm nghĩ về sự giản dị của bác hồ với!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
M

miruh

hheeelllppp mmmmeeee!!!!@!

Qua bài văn đưc tính giản dị của bác hồ,em hiểu thế nào là đức tính giản dịvaf ý nghĩa của nó trong cuộc sống??????????//[help me quickly ho nhe!!!!!!!!!thanks]
 
Top Bottom