(6.1)Câu 1: Ở nấm, các phiến mỏng chứa rất nhiều bào tử nằm ở:
A. Trên mũ nấm.
B. Trên sợi nấm.
C. Dưới sợi nấm.
D. Dưới mũ nấm
----->ý A đúng
vì trên mũ nấm có nhiều đương sợi nhỏ nên chứa nhiều bào tử
(7.1)Câu 2
Trong những đặc điểm sau, đặc điểm nào chung cho cả ếch và thằn lằn.
A. Chỉ có 5 ngón.
B. Mắt có mí cử động.
C. Da khô, có vảy sừng bao bọc.
D. Màng nhĩ nằm trong hốc nhỏ bên đầu
----->ý B đúng
ý A sai vì con ếch có 4 ngón mà thằn lằn có 5 ngón
.còn ý C là "da khô, có vảy sừng" là sai vì
con ếch----> da ướt ---->không có vảy sừng
con thằn lằn---> da khô---->........
y D " màng nhĩ nằm trong hốc nhỏ bên đầu" là không đúng vì con ếch co 2 màng nhĩ tròn to ở 2 bên kế gần vị trí mắt chứ không phải là ở hốc nhỏ bên đầu
(8.1) Câu 3:
Thời gian sống của tinh trùng trong cơ quan sinh dục nữ là:
A. 3 - 4 ngày.
B. 7 ngày.
C. 1 - 2 ngày.
D. 5 - 6 ngày.
-----> ý C đúng
(9.1) Câu 4:
Trong chu kỳ TB , kỳ nào chiếm thời gian nhiều nhất ?
1. Kỳ trung gian .
2. Kỳ đầu
3. Kỳ sau
4. Kỳ cuối
---->ý (1) đúng
vì kì trung gian là thời kì sinh trưởng và chiếm thời gian lớn của chu kì tế bào và được chia làm các pha nhỏ đó là pha G1, pha S và pha G2.
pha G1 diễn ra sự gia tăng của tế bào chất, hình thành thêm các bào quan như ti thể, ribôxôm.... tổng hợp các ARN và prôtêin, phân hóa về cấu trúc và chức năng của tế bào. Còn tổng hợp các chất cần thiết cho sinh trưởng để tế bào đạt kích thước nhất định.
pha S diễn ra sự sao chép ADN và nhân đôi nhiễm sắc thể. Nhiễm sắc thể kép gồm 2 nhiễm sắc tử đình với nhau ở tâm động.
pha G2 thì tổng hợp nốt prôtêin còn thiếu có vai trò đối với sự hình thành thoi phân bào.
Còn lại là kì đầu, kì sau, kì cuối không chiếm thời gian dài nhất vì các kì này thuộc quá trình nguyên phân trong chu kì tế bào.
(9.9) Câu 5:
Bộ NST của một loài SV 2n=24 . Số lượng NST ở thể tam bội là :
1. 12
2. 36
3. 25
4. 48
------>ý (2) đúng
(10.1) Câu 6:
Cấp tổ chức cơ bản của hệ sống là :
1. Quần thể -loài
2. Hệ sinh thái – sinh quyển
3. Tế bào
4. Cơ thể
------>ý (3) đúng
vì trong mỗi tế bào đều có các đặc tính khác nhau, nhưng trong đó thì khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi được xem là đặc tính quyết định nhất, nó đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của hệ thống. Tế bào là đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống, nó còn có các dầu hiêu đặc trưng của sự sống như sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng di truyền, biến dị.... .Tất cả vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, thực vật cũng như động vật đều có cấu tạo tế bào. Các hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào dù là thể đơn bào hay đa bào.
Tế bào được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử, bào quan, tạo nên 3 thành phần cơ bản là màng sinh chất, tế bào và nhân, nhưng các đại phân tử và bào quan chỉ thực hiên được chức năng sống trong mối tương tác lẫn nhau trong tổ chức tế bào toàn vẹn.
(10.10) Câu 7:
Phân tử ARN tồn tại lâu nhất trong TB là :
1. tARN
2. rARN
3. mARN, tARN
4. mARN, rARN
------->ý (2) đúng
vì phân tử rARN có đến 70-80% liên kết hidro trong phân tử ( trong tARN số liên kết hidro là 30-40%) , lại liên kết với protein để tạo nên riboxom nên thời gian tồn tại là rất lớn, có thể đến vài thế hệ tế bào, cho nên nó là ARN có thời gian tồn tại lâu nhất.
(11.5) CÂu 8:
Khối lượng các chất hữu cơ của thực vật phần lớn được hình thành từ nguyên liệu nào ?
A. Các chất khoáng
B. H20 và C02
C. 02
D. Nitơ
----> ý B đúng
vì các chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố C, H, O nên khối lượng các chất hữu cơ của thực vật phần lớn được hình thành từ H_2O và CO_2 (nhờ quá trình quang hợp)
(11.9)Câu9:
Tại sao máu vận chuyển trong hệ tuần hoàn chỉ theo một chiều nhất định ?
A. Do sức hút của tim lớn
B. Do cấu tạo hoàn thiện của tim
C. Nhờ các van tim
D. Nhờ tính đàn hồi của thành mạch máu
-----> ý C đúng
vì van tim ngăn cho mắu dồn ngược lại vào buồng tim 1 khi đã đuợc đưa đi
(12.12)CÂu 10 :
Sự chuyển hóa các chất trong hệ sinh thái tuân theo quy luật:
A. Sinh thái cơ bản, hình tháp sinh thái.
B. Hình tháp sinh thái, bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
C. Hình tháp sinh thái, ngẫu nhiên.
D. Bảo toàn chuyển và hóa năng lượng, sinh thái cơ bản
------> ý D đúng