đột biến cùng thảo luận nhá ^^

H

hoasakura

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

tớ làm bài bên moon.vn thấy có một câu thế này
trong các dạng đột biến sau đột biến nào ở ADN không làm thay đổi cấu trúc protein đc tổng hợp
đáp án của moon là thay thế mã bộ ba = mã bộ ba khác qui định aa cùng loại hoặc đột biến mất mã kết thúc.

tớ thấy rằng đáp án này là chưa chính xác ở chỗ đột biến mất mã kết thúc

để protein đc tổng hợp ra ko thay đổi thì:
1. mã bộ ba kết thúc này phải nằm ở cuối gen

2hoặc sau mã bộ ba kết thúc phải là các mã bộ ba không mã hóa aa( ở đây tớ nói tắt vì dĩ nhiên phải qua quá trình phiên mã >> dịch mã)

3hoặc sau nó là mã mở đầu cho một protein khác.

nhưng trường hợp : nếu như mã bộ ba kết thúc năm ở giữa ADN và sau nó là một hoặc một vài mã bộ ba có mã hóa aa thì đương nhiên cuất trúc của mARN thay đổi >> cấu trúc Của Protein cũng tây đổi
>> đề thiếu chính xác ???
trên đây là những suy nghĩ của tớ, mọi ngươi xem có zì chỉ bảo giúp vì thật sự tớ cũng còn lơ mơ về lý thuyết :(. cảm ơn nhiều:d
 
C

cukhoaithui

Chủ ý của tui!

Tui không biết những đáp án nào đc đưa ra trong câu hỏi trên nhưng với đáp án bạn đưa ra cùng nhận xét của bạn về ĐB mất bộ 3 kết thúc thì tui đông ý với bạn là đáp án đó chưa chính xác.Tuy nhiên có chỗ chưa hoàn tòan "cùng phe" với bạn :D.
để protein đc tổng hợp ra ko thay đổi thì:
1. mã bộ ba kết thúc này phải nằm ở cuối gen
----->Đồng ý nhưng thêm đk là bộ 3 KT đó bị thay thế bằng 1 bộ 3 KT khác (vd : ATT-->ATX)

2hoặc sau mã bộ ba kết thúc phải là các mã bộ ba không mã hóa aa( ở đây tớ nói tắt vì dĩ nhiên phải qua quá trình phiên mã >> dịch mã)
3hoặc sau nó là mã mở đầu cho một protein khác.
nhưng trường hợp : nếu như mã bộ ba kết thúc năm ở giữa ADN và sau nó là một hoặc một vài mã bộ ba có mã hóa aa thì đương nhiên cuất trúc của mARN thay đổi >> cấu trúc Của Protein cũng tây đổi
------->Tui không nói 3 ý trên là đúng hay sai,chỉ nói là cả 3 ý này đều có chung 1 điểm là công nhận rằng 1 phân tử mARN đc tổng hợp ngoài cấu trúc theo thứ tự bộ 3 mở đầu,các bộ 3 mã hoá các aa,bộ 3 KT thì còn chứa các bộ 3 khác có thể mã hoá hoặc không mã hoá aa nằm ngoài cấu trúc theo thứ tự đó.Và như vậy bạn cũng mặc nhiên thừa nhận việc tổng hợp pt mARN có thể đc tổng hợp bởi cả phân tử ADN :confused:Điều này giống với ý kiến cho rằng nếu bộ 3 KT bị thay thế bởi 1 bộ 3 mã hóa 1 aa khác hoặc bằng 1 bộ 3 mở đầu chẳng hạn thì quá trình tổng hợp phân tử protein tương ứng đó hoặc là sẽ không KT hoặc là sẽ mở đầu quá trình tổng hợp 1 pt protein mới khác (do riboxôm tiếp xúc với bộ 3 mở đầu mà lẽ ra đó phải là bộ 3 KT)---->Phân tử protein bị ĐB sẽ quá dài hoặc sẽ là sự nối liền của 2 phân tử protein.
Nhưng theo kiến thức đã học thì chỉ có 1 đoạn phân tử ADN tham gia quá trình tổng hợp mARN tương ứng,và như vậy theo tui thì đoạn phân tử ADN nếu không bị ĐB thì sẽ có cấu trúc bình thường theo thứ tự là bộ 3 mã gốc mở đầu TAX,các bộ 3 mã hóa aa,1 trong 3 bộ 3 KT (ATT,ATX,AXT)---->1 phân tử mARN bình thường sẽ luôn có cấu trúc theo thứ tự tương ứng là bộ 3 mở đầu AUG,các bộ 3 mã hoá aa,1 trong 3 bộ 3 KT (UAA,UAG,UGA):) .Như vậy những biến đổi về câu trúc của pt mARN hay pt protein tương ứng đều là do sự biến đổi cấu trúc của các bộ 3 mã gốc trên đoạn pt ADN tương ứng với chúng.Điều này hoàn toàn phù hợp với kiến thức rất tổng quát mà ta đã đc học như sau "trình tự các nu trên pt ADN qui định trình tự các ribonu trên pt mARN tương ứng,trình tự các ribonu qui định trình tự các aa trên pt protein tương ứng..." :)
Do kiến thức Sinh về các quá trình tổng hợp ADN,ARN,protein ta đc học tòan là lý thuyết,không đc xem qua các đoạn phim thí nghiệm trên thực tế nên đa số thường chỉ tự hình dung ra theo khả năng hiểu bài của mỗi người--->thường không hoàn tòan chính xác:mad:Đó cũng là thực trạng của chương trình phổ thông nước ta,qua nặng về lý thuyết =((.
Đó là những ý kiến chủ quan của tui,các bạn có thể tham khảo và góp thêm ý kiến :)
P/S : Tóm lại tui cũng không đồng ý là đáp án do moon đưa ra là đúng,nếu có thể bạn hãy đưa ra hết các đáp án của câu đó để mọi người xem thử.Có 1 điều lưu ý là,bất cứ kiến thức từ nguồn thông tin nào cũng có thể có sai sót,ngay cả những nguồn rất uy tín như báo Tuổi Trẻ,hay hocmai.vn này cũng có (tui đã gặp và post 1 trường hợp trong box Sinh phần ĐH cao đẳng).Nhưng những sai sót đó có lẽ chỉ là lỗi kỷ thuật,không phải lỗi kiến thức:D.Người học có kiến thức và tinh thần độc lập sẽ không bao giờ quá tin vào sách hay bất cứ nguồn nào,dựa trên hiểu biết của mình và những nguồn khác tổng hợp lại sẽ có thể khẳng định kiến thức nào là chính xác :).
 
C

cukhoaithui

Có 1 điều tui chưa hiểu là khi ĐB làm phân tử mARN mất bộ 3 KT hay thay thế bộ 3 KT bằng 1 bộ 3 khác không phải bộ 3 KT hay mở đầu thì quá trình tổng hợp phân tử protein tương ứng sẽ diễn ra thế nào.Không còn bộ 3 KT để báo hiệu KT kết thúc sự tổng hợp chuỗi polipeptit(là chức năng duy nhất mà ta đc biết của các bộ 3 KT) thì làm sao cơ thể nhận biết để ngừng quá trình đó lại.Và nếu không ngừng lại,tức là riboxôm vẫn tiếp tục trượt thì tới khi trượt qua hết bộ 3 mã hóa aa cuối cùng trên mARN bị ĐB đó thì cái gì sẽ diễn ra tiếp theo???Không còn bộ 3 nào trên mARN bị ĐB để riboxôm trươt nữa,nhưng quá trình tổng hợp cũng không ngừng lại vì không có bộ 3 KT để báo hiệu KT,vậy thì thế nào đây???Nếu giả thuyết trong trường hợp đó quá trình vẫn sẽ tự ngừng lại vì không còn bộ 3 nào trên mARN bị ĐB để riboxôm trượt nữa,vậy thì các bộ 3 KT đc tạo ra để làm gì khi không có chúng thì quá trình tổng hợp vẫn có thể tự ngừng lại???
Học chay (tòan là lý thuyết,không có tiếp cận thực tế) thiệt là quá khổ he @@
 
H

hoasakura

Trích:
để protein đc tổng hợp ra ko thay đổi thì:
1. mã bộ ba kết thúc này phải nằm ở cuối gen
----->Đồng ý nhưng thêm đk là bộ 3 KT đó bị thay thế bằng 1 bộ 3 KT khác (vd : ATT-->ATX)
ở ý hai tớ đã có ĐK này rồi vì trong bảng mã di truyền có ba mã bộ ba không mã hóa acid amin (mã kết thúc)
nếu bộ 3 KT bị thay thế bởi 1 bộ 3 mã hóa 1 aa khác hoặc bằng 1 bộ 3 mở đầu chẳng hạn thì quá trình tổng hợp phân tử protein tương ứng đó hoặc là sẽ không KT hoặc là sẽ mở đầu quá trình tổng hợp 1 pt protein mới khác (do riboxôm tiếp xúc với bộ 3 mở đầu mà lẽ ra đó phải là bộ 3 KT)---->Phân tử protein bị ĐB sẽ quá dài hoặc sẽ là sự nối liền của 2 phân tử protein.
nếu bộ 3 KT bị thay thế bởi 1 bộ 3 mã hóa 1 aa khác >>Phân tử protein bị ĐB sẽ quá dài( đồng ý với bạn :D
nhưng nếu như riboxom gặp mã bộ ba mở đầu thì quá trình tổng hợp protein vẫn tiếp tục diễn ra kết thúc quá trình tổng hợp thì ta vẫn thu đc 2 protein chứ không phải là một protein bị đột biến , vì theo cơ chế thì kết thúc quá trình dịch mã aa metionin (ở sv nhân thực) hoặc fmet(ở sv nhân sơ) sẽ tự tách ra khỏi chuỗi polipeptit như vậy ta sẽ thu đc hai protein bình thường chứ ko phải một phân tử protein đc nối liền từ hai phân tử
.
Có 1 điều tui chưa hiểu là khi ĐB làm phân tử mARN mất bộ 3 KT hay thay thế bộ 3 KT bằng 1 bộ 3 khác không phải bộ 3 KT hay mở đầu thì quá trình tổng hợp phân tử protein tương ứng sẽ diễn ra thế nào
theo tớ có hai trường hợp xảy ra
th1; nếu sau mã bộ ba kt của mARN là mã bộ không mã hoá acid amin khác thì quá trình tổng hợp protein sẽ bị ngừng lại
Th2: nếu sau mã KT là một hoặc một vài mã bộ ba có mã hóa aa thì protein sẽ tiếp tục đc tổng hợp đến khi gặp mã kết thúc của mARN sau(tức là ở đấy có sự nối liền hai mARN)>> protein bị đB

các bộ 3 KT đc tạo ra để làm gì khi không có chúng thì quá trình tổng hợp vẫn có thể tự ngừng lại???
các mã bộ ba kết thúc đc tạo ra để đảm bảo sự tổng hợp potein diễn ra một cách ổn định, hạn chế sự đột biến vì trên một phân tử ADN có nhiều đoạn mỗi đoạn lại mang thông tin mã hóa môt protein, và nếu như cần tổng hợp một protein có mã kết thúc nằm giữa ADN mà lại không có mã kết thúc hoặc mã mở đầu cho protein khác thì protein tổng hợp ra sẽ bị đột biến dài hơn so với ban đầu >> không thu đc protein mong muốn ^^
đó là những suy nghĩ của tớ nếu có zì không đúng mong bạn thông cảm.Cũng cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận vấn đề này :D
 
C

cukhoaithui

nếu bộ 3 KT bị thay thế bởi 1 bộ 3 mã hóa 1 aa khác >>Phân tử protein bị ĐB sẽ quá dài( đồng ý với bạn
nhưng nếu như riboxom gặp mã bộ ba mở đầu thì quá trình tổng hợp protein vẫn tiếp tục diễn ra kết thúc quá trình tổng hợp thì ta vẫn thu đc 2 protein chứ không phải là một protein bị đột biến
---->Có lẽ bạn đọc chưa kỹ bài tui viết,hoặc do tui viết quá rắc rối rườm rà nên bạn khó hiểu ý tui nóib-(.Cái ý tui trích dẫn ở trên là muốn nói rằng đó là điều tui đang nghi vấn,1 câu hỏi phản biện,chứ không phải đó là ý của tui:),nên việc bạn...đồng ý là hẳn nhiên vì từ bài đầu bạn đã quan niệm là như zậy mà :D.
Tui nói lại cho bạn hiểu ý của tui he.
Ý tui là:
+Mỗi phân tử mARN có 1 độ dài nhất định ứng với số aa trên pt protein mà nó có nhiệm vụ phải tổng hợp.Nếu bạn OK thì xem tiếp theo nè:).
+Mỗi phân tử mARN không bị ĐB đc tổng hợp luôn có 1 cấu trúc như sau : bắt đầu bằng bộ 3 mở đầu AUG,tiếp theo là 1 dãy các bộ 3 mã hoá các aa,cuối cùng kết thúc phân tử mARN đó là một trong 3 bộ 3 KT (UAA,UGA,UAG).Nếu OK thì xem tiếp :)
+Nếu pt mARN đó bị ĐB,ĐB ở đây thực chất là ý nói đoạn ADN tổng hợp nên mARN đó bị ĐB,kéo theo pt mARN đó ĐB theo.Chứ thực tế không có chuyện xảy ra ĐB trên phân tử mARN sau khi nó đã đc tổng hợp.Nếu bạn hiểu và OK thì xem tiếp :)
+Nếu pt mARN đó bị ĐB thay thế bộ 3 kết thúc ( bộ 3 này nằm ở cuối pt mARN,sau nó không còn bộ 3 nào hết) bằng 1 bộ 3 khác.Có 2 trường hợp :
i)Bị thay thế bằng 1 bộ 3 khác bộ 3 KT và mở đầu ==>quá trình tổng hợp protein tương ứng vẫn diễn ra (tui đồng ý,tất nhiên) và aa đc mã hóa bởi bộ 3 bị thay thế đó vẫn đc tổng hợp bình thường (tất nhiên ). Nhưng sau đó thì sao??? Bạn lưu ý là khi đó không có bộ 3 KT nữa và riboxom cũng đã trượt đến bộ 3 cuối cùng trên mARN bị ĐB đó rồi he. Nếu zậy làm sao có hiện tượng pt protein sẽ quá dài đc??Vì quá trình này đâu có KT đâu,mất bộ 3 KT rồi làm sao KT quá trình đc đây??? Nếu bạn nói ,quá trình vẫn tự KT đc nên tạo ra pt protein quá dài---->Tui OK vì việc quá trình tổng hợp protein có thể tự KT mà không cần bộ 3 KT báo hiệu là kiến thức tui chưa đc biết :D

ii)Bị thay thế bằng 1 bộ 3 mở đầu. Theo như bạn nói thì quá trình tổng hợp vẫn sẽ diễn ra,đúng ko?:D Nhưng nếu như vậy trên pt mARN đó sẽ có đến 2 bộ 3 mở đầu (2 bộ 3 này nằm ở 2 đầu của mARN bị ĐB) và không có bộ 3 KT nào.Theo trình tự thì riboxom sẽ tiếp xúc mARN ở bộ 3 mở đầu theo chiều 5'-->3',quá trình tổng hợp bình thường đến khi riboxom tiếp xúc bộ 3 mở đâu ở...cuối mạch poliribonucleotit của mARN (đồng ý với bạn) .Nhưng sau đó thì sao??Một pt protein mới lại đc tổng hợp tiếp tục??Nhưng sau bộ 3 mở đầu đó đâu có bộ 3 nào nữa đâu??? Phân tử protein mới đó đc tổng hợp sẽ có cấu trúc thế nào khi mà nó chẳng có aa nào vì cuối cùng thi aa mở đầu cũng sẽ bị cắt rời ra ?? Đó là chưa kể quá trình tổng hợp pt protein đầu tiên vẫn chưa KT @-)

---------->Đây là vấn đề phức tạp với những người chỉ đc học các cơ chế DT ở cấp độ phân tử (tự sao,sao mã,giải mã) qua đơn thuần lý thuyết như chúng ta.Chỉ có thể dựa vào kiến thức cơ bản cộng với suy đoán của cá nhân.HI vọng bạn hiểu ý tui nói nảy giờ :D Những câu hỏi tui đặt ra không phải là "đánh đố" bạn hay bất cứ ai,chúng đơn giản chỉ là những thắc mắc của bản thân tui,đồng thời nó cũng nói lên rằng "nếu bạn hay bạn nào có cùng ý kiến với bạn về vấn đề này có thể giải đáp đc thì tui sẽ đồng ý với các bạn về vấn đề này" :).Còn ý tui thế nào về vấn đề này thì cứ xem lại các bài tui post sẽ rõ,chỉ là còn 1 số vướng mắc thôi@-).Hi vọng nhận đc sự góp ý của các bạn:).

Th2: nếu sau mã KT là một hoặc một vài mã bộ ba có mã hóa aa thì protein sẽ tiếp tục đc tổng hợp đến khi gặp mã kết thúc của mARN sau(tức là ở đấy có sự nối liền hai mARN)>> protein bị đB
----->Từ những gì tui đã nói ở trên kia thì rõ ràng tui không đồng ý với bạn về việc bạn cho rằng "có sự nối liền 2 mARN" :D

các mã bộ ba kết thúc đc tạo ra để đảm bảo sự tổng hợp potein diễn ra một cách ổn định, hạn chế sự đột biến vì trên một phân tử ADN có nhiều đoạn mỗi đoạn lại mang thông tin mã hóa môt protein
--------->hoàn tòan đồng ý :)

vì theo cơ chế thì kết thúc quá trình dịch mã aa metionin (ở sv nhân thực) hoặc fmet(ở sv nhân sơ) sẽ tự tách ra khỏi chuỗi polipeptit
----->Theo tui biết thì các aa mở đầu sẽ bị cắt rời ra khỏi pt protein vừa mới tổng hợp bằng 1 loại enzim đặc hiệu để tao pt protein hoàn chỉnh,không phải là chúng tự tách ra như bạn nói---->không đồng ý :D


------->Đây chỉ là những ý kiến tranh luận giữa những người học Sinh học với nhau,hoàn toàn không mang 1 mục đích cá nhân tiêu cực nào hết,nên hi vọng bạn hiểu cho tui nếu có lúc nào đó "hăng quá" tui dùng từ không đc chính xác he:D.
 
Last edited by a moderator:
H

hoasakura

nhưng suy nghĩ của bạn đã giúp mình hiểu thêm về vấn đề và đặt ra những suy đoán( như bạn nói với trình độ của học sinh THPT thì những kiến thức đc cung cấp ở trường là không nhiều :) )
Nếu bạn nói ,quá trình vẫn tự KT đc nên tạo ra pt protein quá dài---->Tui OK vì việc quá trình tổng hợp protein có thể tự KT mà không cần bộ 3 KT báo hiệu là kiến thức tui chưa đc biết
>> thực ra đây chỉ la suy đoán của mình thui ^^! nhưng mình nghĩ quá trình có thể dừng lại đc bởi có thể khi riboxom trượt đến bộ ba cuối cùng không phải là mã kết thúc thì aa vẫn đc tổng hợp, riboxom lại tiếp tục trượt nhưng vì ko còn mã bộ ba nữa nên nó đã bị trượt ra khỏi mARN>>đến đây thì quá trình kết thúc ( đây chỉ là suy đoán :D)

Bị thay thế bằng 1 bộ 3 mở đầu. Theo như bạn nói thì quá trình tổng hợp vẫn sẽ diễn ra,đúng ko? Nhưng nếu như vậy trên pt mARN đó sẽ có đến 2 bộ 3 mở đầu (2 bộ 3 này nằm ở 2 đầu của mARN bị ĐB) và không có bộ 3 KT nào.Theo trình tự thì riboxom sẽ tiếp xúc mARN ở bộ 3 mở đầu theo chiều 5'-->3',quá trình tổng hợp bình thường đến khi riboxom tiếp xúc bộ 3 mở đâu ở...cuối mạch poliribonucleotit của mARN (đồng ý với bạn) .Nhưng sau đó thì sao??Một pt protein mới lại đc tổng hợp tiếp tục??(đúng nếu như đặt trong trường hợp mã kết thúc nằm ở giữa gen và sau nó còn một đoạn mang thông tin mã hóa aa khác-điều này mình đã dặt giải thuyết ở bài trên)
Nhưng sau bộ 3 mở đầu đó đâu có bộ 3 nào nữa đâu??? Phân tử protein mới đó đc tổng hợp sẽ có cấu trúc thế nào khi mà nó chẳng có aa nào vì cuối cùng thi aa mở đầu cũng sẽ bị cắt rời ra ?? ( trong trường hợp này thì protein mới sẽ không tồn tại ( vì theo như bạn nói nó ko có aa):D
Đó là chưa kể quá trình tổng hợp pt protein đầu tiên vẫn chưa KT ( lúc này aa mã mở đầu ngay sau protein đó sẽ bị cắt ra và như vậy protein vẫn đc tổng hợp)
trên đây là nhưng suy đoán của tớ mong các bạn cho ý kiến ^^!
 
Y

youngyoung0

mọi người tranh luận sôi nỏi vậy cho mình bon chen tí :
khi học phần liên quan đến gen , ADN , ARN , polypeptit ...minh co 1 chut kinh nghiệm muốn chi sẻ vơi các bạn

Nắm vững tất cả các khái niệm:
1vì sao không gọi sao mã mà là phiên mã ?
+phiên là chuyen ki tu nay thanh ki tu khac
ví dụ :
theo chuong trình nước ngoài : người ta phiên đúng theo kí tự đầu của baze( là hợp chất dị vòng) ví dụ A-----> T , G---->C(Cytosine)
theo chuong trinh viet nam : G----->X

+sao (copy): giống như copy 1 tập tin
....
quá trình tổng hợp là tổng hợp 2 quá trình : phiên mã và giải mã
2Nắm được lịch sử (nguồn gốc)
quá trình hình thành khái niệm gen được hoàn thiện qua từng thời đại
gen _ hạt( thời Mendel)
gen_protein
gen_chuỗi polypeptit
gen_ đoạn ADN ( được xay dựng dựa trên mô hình cấu trúc ADN của F_W)
.và theo mình để học tốt tất cả các phần thuộc chương di truyền học phân tử , cần phải liên tưởng , so sánh , ..
chúc các bạn thành công ^!^
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

Sau khi tham khảo một số sách nâng cao về Sinh,tui đã hiểu thêm đc một số ý về cơ chế DT ở cấp độ phân tử,xin nêu ra đây để bạn nào muốn hiểu rõ hơn về vấn đề này có thể tham khảo thêm :).
1.+ Đối với sinh vật nhân sơ (nhân chưa có màng nhân bao ngoài) thì quá trình tổng hợp mARN và proteincó thể đc thực hiện cùng lúc với nhau.
+ Phân tử mARN của nó có thể chứa thông tin của nhiều gen nối tiếp nhau.
+ Chỉ có 1 loại ARN-polymeraza tổng hợp tất cả các loại ARN.
------->Nếu gen ở SV nhân sơ bị ĐB thay thế hoặc làm mất bộ 3 KT thì sẽ có trường hợp pt protein tổng hợp sẽ quá dài :D
2. + Đối với SV nhân thực quá trình phiên mã và dịch mã từ thông tin DT của cùng 1 gen không thể cùng diễn ra (phải là phiên mã,rồi mới đến dịch mã) vì có màng nhân hoàn chỉnh phân cách nhân với tế bào chất bên ngoài.
+ Mỗi phân tử mARN chỉ chứa thông tin của 1 gen :).
+ Enzym ARN-polymeraza II chịu trách nhiệm tổng hợp mARN,còn 2 loại enzym ARN-polymeraza khác tổng hợp rARN và các loại ARN khác.
+ Do gen của SV nhân thực có tính gián đoạn(xen giữa những đoạn exon chứa thông tin DT đc mã hoá là những đoạn intron không chứa mã DT),nên mARN của SV nhân thực phải trãi qua giai đoạn "chế biến",tức là phải trải qua quá trình cắt các đoạn intron ra và nối các đoạn exon lại để tạo phân tử mARN trưởng thành (quá trình splicing).
+ Phía đầu 5' của pt mARN có gắn thêm "chóp" là chất 7-methyl-guanylate tạo liên kết 5'P-5'P.Phía đuôi 3' của pt mARN có thêm đuôi poly-Adenin là 1 đoạn poly adenin gồm khoảng 100 đến 200 adenin (AAAAAAA...)
-------->Chỉ có ADN(gen) mới bị ĐB làm thay đổi cấu trúc,từ đó các phân tử ARN và protein tương ứng mới bị biến đổi cấu trúc theo,không có chuyện pt mARN hay protein đã đc tổng hợp rồi bị ĐB @-).
Đây là những kiến thức khá sâu về cơ chế DT ở cấp độ phân tử,tui nêu ra ở đây để bạn nào có ý muốn hiểu sâu hơn những gì đc học trong SGK đc hiểu hơn,và qua đó sẽ giúp phần nào hình dung đc rõ hơn những gì xảy ra trong các cơ chế đó.Tránh những "hiểu lầm đáng tiếc" có thể xảy ra b-(.
Về những vấn đề mà tui thắc mắc và tranh luận với bạn hoasakura ở trên thì phần nào tui cũng hiểu rõ hơn,nhưng vẫn còn một vài ý chưa đc sáng tỏ do chúng không đc đề cập đến dù là ở những sách chuyên sâu hơn =(( .Tuy nhiên nhu cầu của chúng ta trước mắt học tốt kiến thức trong chương trình để thi tốt ĐH nên những cái nêu trên đã là quá đủ cho việc đó.Bạn nào muốn hiểu rõ hơn hãy đợi sau khi lên ĐH sẽ có điều kiện tiếp cận những kiến thức chuyên sâu hơn về vấn đề này (nếu lúc đó bạn vẫn muốn tìm hiểu) :D.Hi vọng giúp đc cho những người cần giúp :).
 
Last edited by a moderator:
U

uoc_mo_tot_bac

Có lẽ các bạn học rất giỏi văn, mình đọc lòi mắt ra mà chả hiểu gì hết.
Mình chỉ có dăm ba câu ý kiến nhu sau:

+) ADN chúa rất nhiều gen, chia làm 3 loại: gen điều hoà, gen vận hành và gen cấu trúc.
+) Xét môt nhóm gen cấu trúc trên ADN, mõi gen cấu trúc gôm 3 vùng: vùng điều hoà( chúa mã bô ba mở đầu), vùng mã hoá, vùng kết thúc( chúa mã bô ba kết thúc)
+) Nếu phiên mã diễn ra bình thường thì 1 gen cấu trúc chỉ tạo ra 1 ARN.
+) Nếu mất mã kết thúc, phiên mã vẫn xảy ra, tạo ra ARN dài hơn( chúa nhiều mã mở đầu). ARN dịch mã tạo prôtêin( chúa nhiều aa mở đầu), sau đó prôtêin tách các aa mở đầu tạo ra các prôtêin bình thường nhu khi ko có đột biến.
+) Theo mình thì mã bô ba kết thúc chỉ có ý nghĩa là quy định 1 gen cấu trúc chỉ tạo ra được 1 ARN thôi.
+) Còn sau nhóm gen cấu trúc đó đương nhiên là các gen ko phải gen cấu trúc, ta ko xét.
 
Top Bottom