Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
THEO LÝ THUYẾT SGK
1. Khái niệm đột biến và quan niệm SGK
Đột biến là những biến đổi trong thông tin di truyền của sinh vật.
Chúng ta vẫn thường xem xét đột biến là nhân tố tiến hóa ngẫu nhiên và vô hướng. Nhưng điều này có thật sự chính xác? Đột biến có thực sự xảy ra ngẫu nhiên hay không? Hãy cùng mình đi tìm hiểu nhé!
2. Thí nghiệm chứng minh đột biến là ngẫu nhiên
Hiện tượng kháng kháng sinh ở sinh vật đã từng nảy ra 2 luồng ý kiến trái chiều:
a. Đột biến gen xảy ra do đáp ứng từ kháng sinh. (do tác động từ bên ngoài - tức là đột biến có hướng)
b. Gen kháng kháng sinh là đột biến đã tồn tại sẵn một cách ngẫu nhiên dù có hay không chất kháng sinh.
Thí nghiệm của Salvador Luria và Max Delbruck năm 1943 chứng minh nguồn gốc tồn tại của gen kháng kháng sinh.
- Họ giả thuyết rằng:
+ Nếu chất kháng sinh là nhân tố trực tiếp dẫn đến đột biến gen thì sau khi tác động kháng sinh, các đĩa vi khuẩn sẽ mọc số khuẩn lạc như nhau (khuẩn lạc mọc được là khuẩn lạc chứa gen kháng kháng sinh).
+ Nếu đột biến gen kháng kháng sinh xảy ra ngẫu nhiên ngay cả khi kháng sinh chưa xuất hiện thì các đĩa vi khuẩn sẽ mọc số khuẩn lạc khác nhau. Đột biến càng xuất hiện sớm thì vi khuẩn sẽ truyền đột biến đó cho đời sau và ngược lại.
Kết quả là hầu hết các đĩa nuôi cấy vi khuẩn có ngẫu nhiên số lượng khuẩn lạc chứa đột biến gen kháng kháng sinh. Từ đó các nhà khoa học kết luận gen kháng đã xuất hiện ngẫu nhiên nhờ đột biến trước khi môi trường được bổ sung kháng sinh. Kháng sinh ở đây là nhân tố chọn lọc giết những khuẩn lạc không có gen đột biến và chỉ cho thể đột biến kháng kháng sinh sống sót.
Nhưng không có gì là tuyệt đối, các bạn cùng đón xem phần 2 để xem diễn biến tiếp theo của cuộc tranh cãi này nhé!
a. Đột biến gen xảy ra do đáp ứng từ kháng sinh. (do tác động từ bên ngoài - tức là đột biến có hướng)
b. Gen kháng kháng sinh là đột biến đã tồn tại sẵn một cách ngẫu nhiên dù có hay không chất kháng sinh.
Thí nghiệm của Salvador Luria và Max Delbruck năm 1943 chứng minh nguồn gốc tồn tại của gen kháng kháng sinh.
- Họ giả thuyết rằng:
+ Nếu chất kháng sinh là nhân tố trực tiếp dẫn đến đột biến gen thì sau khi tác động kháng sinh, các đĩa vi khuẩn sẽ mọc số khuẩn lạc như nhau (khuẩn lạc mọc được là khuẩn lạc chứa gen kháng kháng sinh).
+ Nếu đột biến gen kháng kháng sinh xảy ra ngẫu nhiên ngay cả khi kháng sinh chưa xuất hiện thì các đĩa vi khuẩn sẽ mọc số khuẩn lạc khác nhau. Đột biến càng xuất hiện sớm thì vi khuẩn sẽ truyền đột biến đó cho đời sau và ngược lại.
Kết quả là hầu hết các đĩa nuôi cấy vi khuẩn có ngẫu nhiên số lượng khuẩn lạc chứa đột biến gen kháng kháng sinh. Từ đó các nhà khoa học kết luận gen kháng đã xuất hiện ngẫu nhiên nhờ đột biến trước khi môi trường được bổ sung kháng sinh. Kháng sinh ở đây là nhân tố chọn lọc giết những khuẩn lạc không có gen đột biến và chỉ cho thể đột biến kháng kháng sinh sống sót.
Nhưng không có gì là tuyệt đối, các bạn cùng đón xem phần 2 để xem diễn biến tiếp theo của cuộc tranh cãi này nhé!
Last edited: